“Chính Đề Việt Nam” (+) sau 60 ( sáu mươi ) năm, thu nhập đầu người của Việt Nam tuột 2600% ( hai ngàn sáu trăm ) so với Nhật Bản!

per-capita-income

“Chính Đề Việt Nam” liệt thu nhập đầu người của Việt Nam, Nhật, Ấn Độ và Tàu mỗi năm như sau:

Việt Nam: $USD 60.00 ( sáu mươi đô la Mỹ một năm )
Nhật: $USD 100.00 ( một trăm đô la Mỹ một năm )
Ấn Độ: $USD 57.00 ( năm mươi bảy đô la Mỹ một năm )
Tàu: $USD 27.00 ( hai mươi bảy đô la Mỹ một năm )

Và, “Chính Đề Việt Nam” cũng bình thêm rằng:

Mức thu nhập đầu người mỗi năm dưới $USD 100.00 được cho là chưa mở mang.
Từ $USD 100.00 đến $USD 300.00 mỗi năm là kém mở mang.
Từ $USD 300.00 đến $USD 500.00 mỗi năm là khá mở mang.
Từ $USD 500.00 đến $USD 800.00 mỗi năm là đã mở mang
$USD 800.00+ mỗi năm là mở mang đến cao độ chỉ có Mỹ, Anh, Thụy Sỹ và một vài nước Bắc Âu là đạt được.

“Chính Đề Việt Nam” được xuất bản năm 1965, do Nhà Xuất Bản Đồng Nai phát hành. Nên những số liệu có thể tạm xem là số liệu của những năm 1960.

Theo https://tradingeconomics.com/, thì vào năm 2016, mức thu nhập đầu người mỗi năm của các quốc gia đã liệt kê là:

Việt Nam: $USD 1,770.00 ( một ngàn bảy trăm bảy mươi đô la Mỹ )
Nhật: $USD 47,607.70 ( bốn mươi bảy ngàn sáu trăm bảy đô la Mỹ )
Ấn Độ: $USD 1,861.50 ( một ngàn tám trăm sau mươi một đô la Mỹ )
Tàu: $USD 6,894.5 ( sáu ngàn tám trăm chín mươi bốn đô la Mỹ )

Xem chi tiết cho mỗi quốc gia ở các trang sau:

Việt Nam: https://tradingeconomics.com/vietnam/gdp-per-capita
Nhật: https://tradingeconomics.com/japan/gdp-per-capita
Ấn Độ: https://tradingeconomics.com/india/gdp-per-capita
Tàu: https://tradingeconomics.com/china/gdp-per-capita

Trong bốn quốc gia, thời 1960s, Việt Nam Cộng Hòa chỉ thua có Nhật: và thua ở một tỷ lệ không quá kinh hãi. Sau 60 ( sáu mươi ) năm thì toàn cõi Việt Nam thua Nhật ở một tỷ lệ ngoài sức tưởng tượng:

1960s: 100.00 / 60.00 = 1.67
2016: 47607.70 / 1770.00 = 26.89

Tưởng cũng nên nói thêm, bàn về tiềm lực kinh tế của Nam Việt Nam, phần nông nghiệp, sách này chép:

– Mức sản xuất của Đồng Bằng Sông Cửu Long có thể tăng hai trăm phần trăm.

– Đất đai cao nguyên có thể trở thành những trại chăn nuôi gia súc.

– Thủy lực Đông Tây Nam Bộ chưa được khai thác đúng mức.

– Và nhiều tài sản khác mà Nam Việt Nam đã có được: trong đó có cả dãy bờ biển!

( Bây giờ thì tanh bành hết rồi! )

Và phân tích thiệt hơn: “Chính Đề Việt Nam” cũng kết luận: “thống nhất” là tự sát!

*
* *

(
Ấn Độ là một quốc gia khá buồn cười. Họ có khả năng nguyên tử ( tự lực ), có khả năng vệ tinh ( tự lực ), IT thì các chuyên gia của họ không thua thiên hạ v.v… Nhưng trong cái khối lượng dân số khổng lồ của họ các thành phần dân số ( geodemographic ) rất phức tạp: vẫn còn những thầy phù thủy trị đau ruột thừa bằng cách gọi thần linh về đuổi tà ma cô hồn các đảng đi chỗ khác… Các dân tộc thiểu số ở những vùng xa xôi hẻo lánh vẫn còn hái rau hái cỏ ăn với sữa / sửa lạc đà v.v…

Tuy sau 60 ( sáu mươi ) năm, thu nhập đầu người của Ấn Độ vẫn không tăng, nhưng nhìn chung về chính trị, xã hội, khoa học kỹ thuật thì Ấn Độ là một quốc gia đánh kính.

Larry Diamond, trong THE SPIRIT OF DEMOCRACY – The Struggle To Build Free Societies THROUGHOUT THE WORLD, Henry Holt and Company, LLC, New York, U.S.A., 2008 — đã gọi Ấn Độ là:

— Quốc gia đông dân có nền dân chủ vững mạnh vào bậc nhất Châu Á.
)


(+) “Chính Đề Việt Nam” — bản PDF, không phải là chính bản 1965.

26/01/2018.

“Chính Đề Việt Nam” ( + ) luận Truyền Thừa Lãnh Đạo

“Chính Đề Việt Nam” kết luận rằng sức mạnh của nước Anh, nước Mỹ mà chúng ta mục kích được ngày hôm nay là do họ đã duy trì được sự lãnh đạo không đứt đoạn của hơn 200 ( hai trăm ) năm: có nghĩa là chính quyền của họ không bị đứt đoạn, sự thay đổi chính quyền chỉ qua một cuộc bầu cử.

Một chính quyền mới của Anh Cát Lợi lên nắm quyền, thì tức khắc sau lưng là hậu thuẫn của 400 ( bốn trăm ) năm kinh nghiệm và văn khố làm hậu thuẫn. Sách kết luận “đó là một sức mạnh phi thường”!

— Sự truyền thừa lãnh đạo còn có nghĩa là những bí quyết kinh bang tế thế sẽ không bao giờ bị mai một, nó truyền từ đời này sang đời khác, đời sau có khi phát triển thêm, lợi hại hơn đời trước: do đó quốc gia càng ngày càng mạnh.

Liên hệ đến tình trạng Việt Nam, “Chính Đề Việt Nam” so sánh: thật là kinh khủng trong khi một nhà lãnh đạo Việt Nam không có bao nhiêu chiều dài lẫn dầy của văn khố làm hậu thuẫn, thì Anh Cát Lợi có 400 ( bốn trăm ) năm!

Về lãnh đạo, “Chính Đề Việt Nam” quan sát một nhà lãnh đạo giỏi, luôn luôn hành động theo một triết lý chính trị mà họ đã suy gẫm lâu ngày, trước khi mang ra hành động. Nếu đúc kết triết thuyết của họ không giải quyết được thực tế, thì người lãnh đạo phải thay đổi tư tưởng, hoặc là bị thay đổi.


(+) “Chính Đề Việt Nam” — bản PDF, không phải là chính bản 1965.’

*
* *

Đọc, không khỏi không ghĩ đến tình tình Việt Nam hiện tại và Nội Các của cụ Lệ Thần Trần Trọng Kim, 1945 — tập hợp của những “intellectual elites” đương thời:

Kiến thức của họ là kiến thức Hàn Lâm. Mà các vị ấy đã thất bại: vì đơn giản các vị không phải là người được đào tạo để lãnh đạo quốc gia!

“Intellectual elites” đẳng Hàn Lâm của thời 2018 hầu như là không có… ngụy cộng nó diệt sạch lâu rồi!

Lãnh đạo quốc gia — trong những gương mặt đấu tranh ở Việt Nam, thật sự chưa thấy được vị nào có tầm kinh bang tế thế?

Người ở hải ngoại ư? Lại càng không!

Người lãnh đạo Việt Nam hậu ngụy cộng, phải là người nằm gai nếm mật, chia xương sẻ máu trên Đất Việt Nam!

Họ phải là những người sống và chết trên Mảnh Đất đó!

*
* *

Truyền thừa lãnh đạo chúng ta cứ luôn bị gián đoạn từ hàng mấy trăm năm nay — nhà Nguyễn “thống nhất” đất nước chưa đến nữa thế kỷ, thì phải đối đầu với họa xâm lăng của Tây Phương.

Và nhà Nguyễn đã không giữ được nước!

Đừng trách các Vua Nguyễn và các vị tôi lương đống — sự yếu kém của các vị ấy chắc gì đã yếu kém hơn chúng ta ngày hôm nay?

Các vị ấy còn hơn hẳn chúng ta một bậc: Đạo Đức và Tinh Thần, dù trong thời Mạt Nho!

(
Đạo Đức và Tinh Thần —

Cụ Phan Thanh Giản đã tự sát vì làm mất đất!

Và tám chữ của ông: “Thất thân chi nữ, hà vĩ vi trinh” đã khiến tiến sỹ Phan Hiển Đạo cảm thấy nhục nhã, tự sát!
)

*
* *

Suy nghĩ vậy, nhưng chúng ta ngày hôm nay không phải là những kẻ vô “đạo”. Khó khăn hậu ngụy cộng phải tập trung sức lực giải quyết. Di sản thành công kháng cự lại sức đồng hóa mãnh liệt của khối người phương Bắc sẽ giúp dân tộc chúng ta phục hưng.

15/01/2017

Cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Châu Trinh trong “Chính Đề Việt Nam” (+)

Chủ trương của cụ Phan Bội Châu là đánh Pháp bằng vũ lực.

Cụ Phan Châu Trinh chủ trương hợp tác với để canh tân đất nước.

“Chính Đề Việt Nam” luận Tây Phương hóa qua hai cách nhìn: chủ động và thụ động.

Chủ động là trường hợp của Nga; và sau đó là trường hợp của Nhật.

Chủ động Tây Phương hóa diễn ra một cách có hệ thống và có tổ chức — kết quả cuối cùng là chế ngự được khoa học Tây Phương. Nghĩa là không còn đeo đuôi họ nữa, mà chủ động được sáng tạo và phát minh.

( Một điểm nữa, Tây Phương hóa không đánh mất dân tộc tính. )

Thụ động là trường hợp của Việt Nam: bắt chước cách ăn, cách mặc v.v… không phải Tây Phương hóa; đó chỉ là sự bắt chước vụng về, không dẫn đến đâu và có hại cho dân tộc.

Khi Nga và Nhật chủ động Tây Phương hóa, họ đang ở trong trạng thái độc lập, làm chủ được vận mệnh quốc gia của mình.

Dựa trên hai bài học lịch sử đó, “Chính Đề Việt Nam” kết luận: chủ trương của cụ Phan Châu Trinh trước sau gì cũng thất bại. Chủ trương của cụ Phan Bội Châu đúng đắn: độc lập tự chủ phải là điều kiện đầu tiên để canh tân đất nước.

*
* *

Cho nên thoát cộng là con đường duy nhất cho tương lai Việt Nam.


(+) “Chính Đề Việt Nam” — bản PDF, không phải là chính bản 1965.

07/01/2018

Lúng túng với cái “Độc Lập Tự Nhiên Có” 1945 qua Lăng Kính “Chính Đề Việt Nam” ( + )

“1945 Lạc Đường Vào Lịch Sử” của văn hào Nguyễn Mạnh Côn diễn tả cái tình trạng không sẵng sàng của các đảng phái quốc gia khi được người Nhật trao trả lại độc lập từ tay người Pháp.

Chương trình “Mạn Đàm Lịch Sử” của cựu Đại Sứ Bùi Diễm và kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa càng minh xác lại những gì văn hào Nguyễn Mạnh Côn đã viết.

— Cụ Trần Trọng Kim và các vị trí thức khác không có khả năng làm chính trị, không có khả năng quản lý một quốc gia độc lập!

Các vị từ Nguyễn Mạnh Côn, cho đến Đại Sứ Bùi Diễm, cụ Nguyễn Xuân Nghĩa không ai nhắc đến nội các nào của Cựu Hoàng Bảo Đại.

Tóm lại người quốc gia thiếu người có khả năng lãnh đạo.

Trong khi cộng sản thì được sự chống lưng từ quốc tế cộng sản: kinh nghiệm cướp chính quyền đã được hệ thống hóa.

*
* *

“Chính Đề Việt Nam” phân tích chính sách thực dân thành hai loại:

1. Của đế quốc Anh — di dân và khai thác.

2. Của thực dân Pháp, Hòa Lan, Bỉ v.v… chỉ chú trọng việc khai thác.

Di dân của thành là đưa người Anh sang ở vĩnh viễn. Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan là thí dụ. Mẫu quốc Anh Cát Lợi luôn hiện diện trên các thuộc địa này: quốc kỳ Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan có quốc kỳ của Mẫu Quốc ở trên đó.

Khai thác — là khai thác tài nguyên. Đế quốc Anh biết có ngày họ sẽ phải rút lui, trả lại tự do. Cho nên họ hoặch định những chính sách cho hàng mấy chục năm trong tương lai.

Xem như lưu lại chút tình cảm với thuộc địa — họ đã ra sức đào tạo những con người bản xứ khả dĩ có thể thay thế được họ khi họ ra đi.

Người Pháp thì hoàn toàn không. Họ không đào tạo những người bản xứ có thể thay thế họ và họ còn tìm cách nhận chìm những người bản xứ có khả năng lãnh đạo.

Việt Nam là thuộc địa của Pháp.

Phải chăng phân tích trên của “Chính Đề Việt Nam” ít nhiều lý giải được tình trạng lúng túng trước cái “Độc Lập Tự Nhiên Có” của 1945?


(+) “Chính Đề Việt Nam” — bản PDF, không phải là chính bản 1965.

24/12/2017

Hoàng Sa Nộ Khí Phú

Kha Tiệm Ly-Thái Quốc Tế

Hải Chiến Hoàng Sa 19/01/1974.
Hải Chiến Hoàng Sa 19/01/1974.

Ngựa cũ quen đường,
Đĩ già lậm nết.
Việc phế hưng mỗi thuở khác nhau,
Mộng bá chủ bao đời y hệt!

Ta thấy ngươi,

Từ Đông Chu bị họa Thất Hùng,
Đến Hậu Hán bị xiềng Tam Quốc.
Đất Trường An thây chất chập chùng,
Bờ Vô Định xương phơi chất ngất!

Đã biết,

Hễ gieo chinh chiến là kín đất đau thương,
Nếu động can qua thì mịt trời tang tóc.

Vậy mà sao,

Chẳng lo điều yên nước no dân,
Lại quen thói xua quân chiếm đất?

Như nước ta,

Một dải non sông, nam bắc chung giềng,
Trăm triệu anh em, trước sau như nhất.
Hoàng Liên, Tam Đảo, Hồng Hà, Cửu Long , là máu là xương,
Phú Quốc, Côn Sơn, Trường Sa, Hoàng Sa là da là thịt.
Máu xương đâu lẽ tách rời,
Thịt da dễ gì chia cắt?
Mà là liền tổ quốc phồn vinh,
Mà là khối giang sơn gấm vóc.
Người trăm triệu nhưng vốn một lòng,
Tim một trái dẫu nhiều sắc tộc!
Nữ nhi chẳng thiếu bậc anh hùng,
Niên thiếu cũng thừa người kiệt xuất.
Mười năm phục quốc, gươm Lê Lợi thép vẫn sáng ngời,
Ba lượt phá Nguyên, sông Bạch Đằng cọc còn nhọn hoắt.
Thùng! Thùng! Thùng! Liên hồi giục, trống Ngọc Hồi hực bước tiến quân.
Đánh! Đánh! Đánh! Luôn miệng thét, điện Diên Hồng, vang lời sát thát.
Ải Chi Lăng, Liễu Thăng chết còn lạc phách kinh hồn,
Sông Nhị Hà, Sĩ Nghị chạy còn đứng tim vỡ mật.
Thoáng thấy vó câu Thường Kiệt, Khâm Châu ngàn dặm, không còn bóng quỉ bóng ma,(1)
Chợt nghe tiếng sét Đống Đa, Quảng Đông toàn tỉnh chẳng tiếng con gà con vịt. (1)
Hùng khí dù dậy trời Nam,
Nghĩa nhân lại tràn đất Bắc:

Thương ngươi binh bại, tàn quân về còn cấp xe ngựa rình rang (2)
Trọng kẻ trung can, hổ tướng chết vẫn được khói hương chăm chút.(3)
Mạc Cửu đem quân lánh nạn, chúa ta vẫn mở dạ đón người,
Hoa kiều mượn đất ở nhờ, dân ta vẫn chia cơm xẻ thóc.
Phúc cùng hưởng khi mưa thuận gió hòa,
Họa cùng chia lúc sóng vùi gió dập.
Giúp các ngươi như kẻ một nhà,
Thương các ngươi như người chung bọc!

Thế mà nay,

Ngươi lại lấy oán trả ơn,
Ngươi lại lấy thù báo đức!
Ăn đàng sóng, nói đàng gió, y như đĩ thúi già mồm.
Lộn bề ngược, tráo bề xuôi, khác chi điếm già bịp bạc.

Kéo neo tuần hạm, ào ào đổ bộ Hoàng Sa,
Quay súng thần công, ầm ỉ tấn công Đá Bắc.
Chẳng chấp hải qui,
Chẳng theo công ước.
Quen nết xưa xấc láo, giở giọng hung tàn,
Lậm thói cũ nghênh ngang, chơi trò bạo ngược.

Nói cho ngươi biết; dân tộc ta:

Từng đánh bọn ngươi chỉ với ngọn giáo dài,
Từng đuổi bọn ngươi chỉ bằng thanh kiếm bạc.
Từng đánh Tây bằng ngọn tầm vông,
Từng đuổi Nhật với thanh mác vót!

Vì khát tự do mà uống nước đìa,
Vì đói độc lập mà ăn cơm vắt.
Sá chi tóc gội sa trường,
Đâu quản thây phơi trận mạc.

Hãy liệu bảo nhau,

Nhìn thây Gò Đống mà liệu thắng liệu thua,
Thấy cọc Bạch Đằng mà nghĩ sau nghĩ trước!
Đừng để Biển Đông như Đằng Giang máu nhuộm đỏ lòm,
Đừng để Hoàng Sa là Đống Đa xương phơi trắng xác!
Nếu ngươi dựa vào hỏa tiển, phi cơ,
Thì ta cũng có tuần dương, đại bác.
So vũ khí, thì kẻ nhược người cường,
Đọ trái tim, coi ai gang ai sắt?

Thư hãy xem tường,
Hoàng Sa hạ bút.

Kha Tiệm Ly-Thái Quốc Tế (*)

Chú thích:

  1. Sử ghi: Khi Lý Thường Kiệt đem quân qua Khâm Châu, Liêm Châu, cũng như khi quân Thanh bại trận Đống Đa chạy về, thì dân Tàu vùng biên giới kinh hoàng chạy theo. “Từ Nam Quan về bắc hàng trăm dặm vắng tanh, không thấy bóng con gà, con vịt”
  2. Sự kiện Lê Lợi cấp ngựa và lương thực cho tù binh quân Minh về nước
  3. Sự kiên dân ta lập miếu thờ Sầm Nghi Đống hạ tướng của Tôn Sĩ Nghị

Chú thích của người sưu tầm:

(*) Thi sĩ Kha Tiệm Ly tên thật là Thái Quốc Tế sinh năm 1946 tại Bến Tre. Hiện thi sĩ đang sống ở Mỹ Tho, Việt Nam.

Trước ngày 30/4/1975 thi sĩ Kha Tiệm Ly đã có nhiều bài thơ hay đăng trên các báo và được ngâm trên chương trình Thơ của Hồng Vân đài phát thanh Sài gòn.

Theo nhận xét thô thiển của cá nhân tôi, hiện nay thi sĩ Kha Tiệm Ly là một trong hai thi sĩ làm “Phú” hay nhất trong nước (người thứ hai là ông Hà Sĩ Phu).

Trần Văn Giang (Sưu Tầm)

Source: http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php?t=7312

Ăn Thịt Chó: chỉ có người Kinh. Người Mường, H’Mong thì Không!

Người Lạc Việt thờ chó. Đạo khuyển binh của Bà Triệu là cơn ác mộng của giặc Hán. Giặc Hán đô hộ và dẫn dắt người Bách Việt, đặc biệt là Lạc Việt vào “Văn Hóa Ăn Thịt Chó” hay “Văn Hóa Mộc Tồn”!

Giặc Hán cũng đã dẫn dắt người Lạc Việt vào việc thờ con Lân! Đuổi Nghê hay Chó ra khỏi tâm linh dòng Lạc Việt.

Đồng bào Mường, H’Mong không ăn thịt chó. Và còn thờ Con Chó Đá.

Người Lạc Việt thờ chó. Đạo khuyển binh của Bà Triệu là cơn ác mộng của giặc Hán. Giặc Hán đô hộ và dẫn dắt người Bách Việt, đặc biệt là Lạc Việt vào “Văn Hóa Ăn Thịt Chó” hay “Văn Hóa Mộc Tồn”!

Giặc Hán cũng đã dẫn dắt người Lạc Việt vào việc thờ con Lân! Đuổi Nghê hay Chó ra khỏi tâm linh dòng Lạc Việt.

Đồng bào Mường, H’Mong không ăn thịt chó. Và còn thờ Con Chó Đá.