“Chính Đề Việt Nam” liệt thu nhập đầu người của Việt Nam, Nhật, Ấn Độ và Tàu mỗi năm như sau:
Việt Nam: $USD 60.00 ( sáu mươi đô la Mỹ một năm )
Nhật: $USD 100.00 ( một trăm đô la Mỹ một năm )
Ấn Độ: $USD 57.00 ( năm mươi bảy đô la Mỹ một năm )
Tàu: $USD 27.00 ( hai mươi bảy đô la Mỹ một năm )
Và, “Chính Đề Việt Nam” cũng bình thêm rằng:
Mức thu nhập đầu người mỗi năm dưới $USD 100.00 được cho là chưa mở mang.
Từ $USD 100.00 đến $USD 300.00 mỗi năm là kém mở mang.
Từ $USD 300.00 đến $USD 500.00 mỗi năm là khá mở mang.
Từ $USD 500.00 đến $USD 800.00 mỗi năm là đã mở mang
$USD 800.00+ mỗi năm là mở mang đến cao độ chỉ có Mỹ, Anh, Thụy Sỹ và một vài nước Bắc Âu là đạt được.
“Chính Đề Việt Nam” được xuất bản năm 1965, do Nhà Xuất Bản Đồng Nai phát hành. Nên những số liệu có thể tạm xem là số liệu của những năm 1960.
Theo https://tradingeconomics.com/, thì vào năm 2016, mức thu nhập đầu người mỗi năm của các quốc gia đã liệt kê là:
Việt Nam: $USD 1,770.00 ( một ngàn bảy trăm bảy mươi đô la Mỹ )
Nhật: $USD 47,607.70 ( bốn mươi bảy ngàn sáu trăm bảy đô la Mỹ )
Ấn Độ: $USD 1,861.50 ( một ngàn tám trăm sau mươi một đô la Mỹ )
Tàu: $USD 6,894.5 ( sáu ngàn tám trăm chín mươi bốn đô la Mỹ )
Xem chi tiết cho mỗi quốc gia ở các trang sau:
Việt Nam: https://tradingeconomics.com/vietnam/gdp-per-capita
Nhật: https://tradingeconomics.com/japan/gdp-per-capita
Ấn Độ: https://tradingeconomics.com/india/gdp-per-capita
Tàu: https://tradingeconomics.com/china/gdp-per-capita
Trong bốn quốc gia, thời 1960s, Việt Nam Cộng Hòa chỉ thua có Nhật: và thua ở một tỷ lệ không quá kinh hãi. Sau 60 ( sáu mươi ) năm thì toàn cõi Việt Nam thua Nhật ở một tỷ lệ ngoài sức tưởng tượng:
1960s: 100.00 / 60.00 = 1.67
2016: 47607.70 / 1770.00 = 26.89
Tưởng cũng nên nói thêm, bàn về tiềm lực kinh tế của Nam Việt Nam, phần nông nghiệp, sách này chép:
– Mức sản xuất của Đồng Bằng Sông Cửu Long có thể tăng hai trăm phần trăm.
– Đất đai cao nguyên có thể trở thành những trại chăn nuôi gia súc.
– Thủy lực Đông Tây Nam Bộ chưa được khai thác đúng mức.
– Và nhiều tài sản khác mà Nam Việt Nam đã có được: trong đó có cả dãy bờ biển!
( Bây giờ thì tanh bành hết rồi! )
Và phân tích thiệt hơn: “Chính Đề Việt Nam” cũng kết luận: “thống nhất” là tự sát!
*
* *
(
Ấn Độ là một quốc gia khá buồn cười. Họ có khả năng nguyên tử ( tự lực ), có khả năng vệ tinh ( tự lực ), IT thì các chuyên gia của họ không thua thiên hạ v.v… Nhưng trong cái khối lượng dân số khổng lồ của họ các thành phần dân số ( geodemographic ) rất phức tạp: vẫn còn những thầy phù thủy trị đau ruột thừa bằng cách gọi thần linh về đuổi tà ma cô hồn các đảng đi chỗ khác… Các dân tộc thiểu số ở những vùng xa xôi hẻo lánh vẫn còn hái rau hái cỏ ăn với sữa / sửa lạc đà v.v…
Tuy sau 60 ( sáu mươi ) năm, thu nhập đầu người của Ấn Độ vẫn không tăng, nhưng nhìn chung về chính trị, xã hội, khoa học kỹ thuật thì Ấn Độ là một quốc gia đánh kính.
Larry Diamond, trong THE SPIRIT OF DEMOCRACY – The Struggle To Build Free Societies THROUGHOUT THE WORLD, Henry Holt and Company, LLC, New York, U.S.A., 2008 — đã gọi Ấn Độ là:
— Quốc gia đông dân có nền dân chủ vững mạnh vào bậc nhất Châu Á.
)
(+) “Chính Đề Việt Nam” — bản PDF, không phải là chính bản 1965.
26/01/2018.