Hiệp Ước Sơ Bộ 06/03/1946: Hồ Chí Minh rước Pháp trở lại Việt Nam!

Năm 1946, Hồ Chí Minh và nhà ngoại giao thực dân Jean Sainteny
Năm 1946, Hồ Chí Minh và nhà ngoại giao thực dân Jean Sainteny

“Chính Đề Việt Nam” [1] chỉ chép ngắn gọn, đại ý: Pháp đã tạo cơ hội cho cộng sản hoành hành ở Việt Nam, dẫn đến việc chia đôi đất nước năm 1954! ( Các ) tác giả không giải thích thêm, Pháp đã tạo cơ hội như thế nào.

“Thủ Đoạn Chính Trị” [2] vạch ra một trong những cơ hội mà Pháp đã tạo ra cho cộng sản — Hiệp Ước Sơ Bộ 06/03/1946 (1).

— Đối với thực dân Pháp, điểm then chốt là họ được ở lại tiếp tục cai trị Việt Nam vô thời hạn!

Thực dân Pháp đã thương lượng trước với Tưởng Giới Thạch. Và Thạch đã đồng ý rút quân dọn đường cho thực dân Pháp trở lại.

Lý do thực dân Pháp muốn trở lại Việt Nam và Đông Dương thì quá rõ ràng!

Câu hỏi là tại sao băng đảng cộng sản của Hồ C Minh lại chấp nhận Hiệp Ước Sơ Bộ bán nước này?

Đọc “Thủ Đoạn Chính Trị” chúng ta mới thấy rõ cái lý do kinh tởm của Hiệp Ước này:

— Băng đảng cộng sản của Hồ C Minh cần thực dân Pháp trở lại Việt Nam để chúng hợp thức hóa “chính nghĩa” của chúng qua chiêu bài: kháng thực giành độc lập. ( Và một nguyên nhân phụ khác, theo thiển ý cá nhân, chúng cần một tình hình chính trị hỗn loạn với sự hiện diện của thực dân Pháp để thanh toán các Đảng Phái chính trị mang Tinh Thần Dân Tộc lúc đó. )


Chú Thích:

(1) Toàn nội dung Hiệp Ước Sơ Bộ 06/03/1946, trích từ “Một Cơn Gió Bụi” [3]:

Bản hiệp ước sơ bộ có ba khoản:

Khoản thứ nhất: “Chính phủ nước Pháp nhận nước Việt Nam Cộng Hòa là một nước tự do có Chính Phủ có Quốc Hội, có quân đội và có tài chính, dự vào liên bang Ðông Dương và Liên Hiệp Pháp. Về việc hợp nhất ba kỳ thì chính phủ Pháp cam đoan thừa nhận sự quyết định của dân chúng sau cuộc trưng cầu ý kiến“.

Khoản thứ hai: “Chính phủ Việt Nam phải lấy tình thân thiện mà đón tiếp quân đội Pháp chiếu theo những thỏa hiệp Quốc Tế, vào thay những quân Pháp đã đóng trong nước. Có bản phụ ước đính theo hiệp ước này định rõ cái thể cách về việc luân chuyển quân đội ấy.

Khoản thứ ba: “Sau khi hai bên đã ký tên rồi, thì phải thi hành ngay những điều đã định trong tờ Hiệp Ước này và mỗi bên phải tìm các phương tiện để đình hết thảy cuộc xung đột ở các nơi, quân đội hai bên ở đâu cứ đóng ở đấy và phải gây ra một không khí hòa hảo để mở cuộc thương thuyết theo tình thân thiện và chân thật. Cuộc thương thuyết ấy sẽ bàn về:

a/ – Việc ngoại giao của nước Việt Nam với các nước ngoại quốc.

b/ – Quyền Pháp tương lai của Ðông Dương

c/ – Những quyền lợi kinh tế và văn hóa của Pháp ở Việt Nam.

Về mặt quân sự thì có bản phụ ước sau này, cùng ký một ngày với bản hiệp ước sơ bộ vừa nói trên:

1/ – Quân đội thay thế quân đội Trung Hoa (tức là từ vĩ tuyến 16 trở ra) gồm có:

a/ – 10.000 quân Việt Nam có sĩ quan Việt Nam chỉ huy, để tùy tư lệnh Pháp sử dụng, nhưng vẫn thuộc quyền Chính Phủ Việt Nam.

b/ – 15.000 quân Pháp, kể cả quân Pháp hiện đang đóng trong xứ từ phía Bắc vĩ tuyến 16 trở ra. Quân đội ấy quê quán ở nước Pháp, trừ quân sang canh giữ tù binh Nhật Bản không kể.

c/ – Hết thảy những quân đội ấy thuộc dưới quyền chỉ huy của Pháp, có đại biểu Việt Nam tham dự, sự hành, sự đóng trại và cách dùng những quân đội ấy sẽ định sau, khi quân Pháp đã đổ bộ, ở hội đồng của Tham mưu bộ Pháp và Việt.

Các ủy ban Pháp và Việt sẽ đặt trong các giai cấp để giữ cái tinh thần về sự hợp tác thân thiện trong sự liên lạc giữa quân Pháp và Việt.

2/ – Những toán quân đội của Pháp đi lại luân chuyển chia làm ba hạng:

a/ – Những toán quân canh giữ tù binh Nhật Bản. Những toán quân ấy hạn không quá sáu tháng sẽ rút về, khi tù binh đã đem đi hết.

b/ – Những toán quân có phận sự phải hợp tác với quân Việt Nam để giữ trật tự và an ninh trong lãnh thổ Việt Nam. Hạng quân này cứ mỗi năm triệt hồi 1% (một phần trăm) và thay bằng quân Việt Nam, hạn trong năm năm không còn quân Pháp thuộc hạng này đóng tại Việt Nam nữa.

c/ – Những toán quân phải giữ những nơi căn cứ ở Việt Nam thì đóng ở đấy, chỗ đồn trại phải định giới hạn rõ ràng.

3/ – Chính phủ Pháp cam đoan không dùng lính Nhật Bản về việc binh bị.

Ký tên: Sainteny-Salan, Võ Nguyên Giáp.


Tham Khảo:

[1] — Được cho là của Tùng Phong Ngô Đình Nhu, Chính Đề Việt Nam, bản PDF không phải bản gốc của nhà Xuất Bản Đồng Nai, Nam Việt Nam, 1968. Xem http://huongduongtxd.com/chinhdevietnam.pdf

[2] — Vũ Tài Lục, Thủ Đoạn Chính Trị, VIỆT CHIẾN Xuất Bản, Saigon, Nam Việt Nam, 1970. Xem https://letungchau.blogspot.com.au/2009/04/thu-oan-chinh-tri-bien-khao-vu-tai-luc.html

[3] — Lệ Thần Trần Trọng Kim, Một Cơn Gió Bụi, viết xong tại Nam Vang, Cambodia 01/05/1949. Không rõ nhà xuất bản. Bản PDF của sách được xuất bản: http://www.tusachtiengviet.com/images/file/JIqCLGit1AgQACxO/mot-con-gio-bui.pdf

26/02/2018

“Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam”

Được xuất bản năm 1971, và được Xuân Thu in lại ở Hoa Kỳ sau 1975. Tôi đã đọc quyển sách này hơn 20 ( hai mươi ) năm trước rồi… Chỉ nhớ được những vấn đề cốt lõi:

  1. Danh từ “Mã Lai” không phải chỉ người dân trong quốc gia Mã Lai ( Malaysia ) bây giờ.
  2. Danh từ “Mã Lai” được dùng với nghĩa “Malay”, để chỉ các giống dân hải đảo Polynesia ở trong vùng Châu Á Thái Bình Dương.
  3. Tâm điểm của quyển sách này, cụ muốn chứng minh một điều: chủng Lạc Việt không phải là chủng Mongoloid — như các nhà khảo cổ và nhân chủng thực dân đã gán cho Lạc Việt.Sử dụng chỉ số hộp sọ ( tiếng Anh Cát Lợi là cranial index ), một công cụ của nhân chủng học, cụ chứng minh sự khác biệt rõ ràng về cấu trúc xương cốt của người Lạc Việt và chủng Mongoloid.Chủng Mongoloid là chủng người từ phía Bắc của Châu Á di cư xuống phương Nam. Trong sách này, chủng Mongoloid chủ yếu là Mông Cổ.
  4. Sử dụng những di vật về trống đồng tìm thấy trong các bộ tộc Polynesia, cũng như tục lệ, thí dụ chọi trâu, đá gà, ăn trầu, ca dao, tục ngữ v.v… cụ đưa ra giả thuyết, giống dân hiện diện trên đất Việt Nam có thể là hợp chủng của các giống Polynesia từ ngoài Thái Bình Dương vào và dân địa phương v.v…

*
* *

Sách này của cụ không được các vị giáo sư đại học Miền Nam đương thời đón nhận. Có lẽ các vị không thiện cảm khi có người làm công việc mà lẽ ra các vị phải làm?

Cụ Bình Nguyên Lộc đã bỏ ra hơn 10 ( mười ) năm tìm tòi tài liệu để viết sách này. Người đọc như tôi chắc không dám kết luận độ đúng sai, khả tín của các tài liệu, cũng như các kết luận cụ đưa ra.

Quả thật, đây không phải chuyên ngành của cụ. Và cụ không có làm thực địa ( field works ) — khảo cổ mà không có thực địa thì sức thuyết phục giảm đi nhiều.

Cái cảm giác của tôi khi đọc sách này, là cụ viết để giải tỏa cái tức tối của cụ về những kết luận sai trái, kiêu ngạo và mang tính miệt thị của các “sử gia” thực dân, và một ông linh mục mất gốc tên Nguyễn Phương.

— Những kết luận sai trái, kiêu ngạo và mang tính miệt thị của các “sử gia” thực dân cụ đã dẫn rất nhiều tài liệu mang tính thuyết phục cao.

Với tất cả sự và lòng kính trọng dành cho một văn hào lão thành đầy tình tự dân tộc tôi buộc phải suy nghĩ rằng cụ ký gửi vào sách này một tinh thần dân tộc hơi cực đoan.

*
* *

Chú Thích:

  1. Một trong những vị phê bỏ sách này là giáo sư sử học Nguyễn Khắc Ngữ của Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, ông làm việc trong Ban Sử Địa, có những cống hiến giá trị về chủ quyền Hoàng Trường Sa. Sau 1975, ở định cư ở Gia Nã Đại, tiếp tục viết ( hay in lại ) nhiều tác phẩm về văn hóa, sử, địa rất giá trị của ông.
  2. Quyển sách này được nhắc đến trong live stream của cựu tù nhân chính trị Phạm Văn Thành:

 

21/02/2018

 

Năm 1958, Lâm Ngữ Đường kết luận: Liên Bang Sô Viết sẽ diệt vong!

“…
Bản thân tôi, tôi đã đi đến kết luận rằng đế quốc Nga La Tư — chế độ Sô Viết hiện tại — sẽ bị tiêu diệt vì những trở ngại mà các thuộc địa của nó đang phải đối diện, và sau đó là do chiến tranh giai cấp ngay trong lòng nó. Bất cứ ai tin tưởng vào sự chuẩn xác của triết thuyết Mác, thì chính họ buộc phải nhận ra rằng đây là những sự kiện không thể tránh khỏi. Nga Sô Viết hiện tại đang phải đối diện với tình trạng tiến thoái lưỡng nan với hai mươi thuộc địa của nó. Nga Sô Viết không thể cai trị các thuộc địa này nhưng nó cũng chẳng dám trả tự do cho họ. Sử dụng bạo lực là thất sách, nhưng không sử dụng bạo lực để cai trị cũng là một sự thất sách không kém. Vấn đề chư hầu đối với Nga Sô Viết là vấn đề kinh niên và không có giải pháp. Hung Gia Lợi chỉ là một thí dụ nổi bậc. Cơn bão đang càng ngày càng mạnh, không yếu đi chút nào. Các đế quốc Anh Cát Lợi và Pháp Lang Sa đã từng phải đối diện với tình trạng tiến thoái lưỡng nan này; bây giờ thì đến phiên Nga Sô Viết.

Tình trạng tiến thoái lưỡng nan của Nga Sô Viết là: ngày nay, những người cộng sản Nga có thể yêu nước Nga, nhưng những người cộng sản Ba Lan thì không được quyền yêu Ba Lan nếu họ không muốn bị kết tội là “phản động”. Nói chính xác hơn họ là “những kẻ phản bội quốc tế cộng sản”, hoặc là “những kẻ phản bội lại chế độ cộng sản”, nhưng thường thì họ chỉ bị kết tội đơn giản là “những kẻ phản động”, “những tên gián điệp” hoặc là “những kẻ âm mưu lật đổ chính quyền cộng sản”. Bản thân Stalin, như Djilas đã nhận xét, đã là một Người Nga Vĩ Đại, một người tin tưởng vào hào quang chói lọi của Nga Sô Viết và chính sách bành trướng của đế quốc này. Stalin là người yêu nước cũng y hệt như Hitler là người yêu nước, nhưng sự hiển nhiên mà ai cũng thấy được là Nga Sô Viết không thể cai trị Ba Lan bằng những người yêu nước Nga kiểu như Rokossovsky (1), hoặc cai trị Hung Gia Lợi bằng những người yêu nước Nga như Rakosy (2) hay Kadar (3). Sự thay đổi bắt buộc phải đến. Và nó đã bắt đầu trong trường hợp Ba Lan. Đây là hậu quả không thể tránh khỏi cũng giống như bất cứ định luật nào của thế giới này.

Có một định luật về sự bạo phát bạo tàn của các đế quốc mà không có đế quốc nào có thể tránh khỏi. Khi đang ở đỉnh cao của quyền lực, sự rạn nứt trong cấu trúc của đế quốc này khó mà thấy được, nhưng chúng ta có thể chắc chắn được một điều: chuyện gì đi ngược lại bản tính của con người thì chắc chắn không tồn tại lâu được. Dường như là Nga Sô Viết có vẻ là đang ở đỉnh cao của cường thịnh ngay lúc này, và sự ra đời của các vệ tinh sputnik hình như minh chứng cho điều này. Nhưng những yếu kém trong thượng tầng của Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Sô Viết đã bắt đầu lộ diện. Tất cả mọi thứ trong xã hội đều xoay quanh vấn đề vật chất, ngắn gọn là vậy. Trước nhất và quan trọng nhất là rạn nứt nội bộ, những sự “mất lòng tin trong nội bộ” của những người cộng sản cấp thấp, vấn đề này Djilas đã luận trong chương trước, vấn đề chủ yếu những kẻ thống trị phải đối diện là những hàng ngày là “sự nói một đàng làm một nẽo”, và những người cộng sản cấp thấp dùng sự nhũn nhặn để che giấu sự sợ hãi của họ, và cái cảm giác mất phương hướng cũng như sự trống rỗng của các giáo điều. Sự thành công của mật vụ tạo ra cái ảo giác là chế độ Sô Viết sẽ tồn tại mãi mãi, ảo giác này được tăng cường bởi hệ thống độc tài toàn trị.
…”

— Lin Yutang, The Secret Name, H. Wolff, New York, U.S.A., 1958

*
* *

Chú Thích của người dịch:

(1) Konstantin Rokossovsky — người gốc Ba Lan, trở thành Thống Chế trong Quân Đội Sô Viết và Thống Chế trong Quân Đội Ba Lan. Sau trở thành Bộ Trưởng Quốc Phòng Ba Lan.

Ông là một nhà chiến lược tài giỏi, một sỹ quan đã góp phần quan trọng trong chiến thắng của Hồng Quân Sô Viết trong Đệ Nhị Thế Chiến.

— Xem https://en.wikipedia.org/wiki/Konstantin_Rokossovsky

(2) Mátyás Rákosi — Tổng Bí Thư đầu tiên của Đảng cộng sản Hung Gia Lợi. Một người tuyệt đối trung thành với đường lối của Stalin. Chính quyền của ông ta cũng rất trung thành với Liên Bang Sô Viết.

— Xem https://en.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1ty%C3%A1s_R%C3%A1kosi

(3) János Kádár — cũng là một Tổng Bí Thư của Đảng cộng sản Hung Gia Lợi. Sau này, ông theo đường lối đổi mới kinh tế. Gia tăng tiêu chuẩn sống cho dân chúng Hung Gia Lợi, buôn bán với những quốc gia không cộng sản.

Trong một cuộc khảo sát, dân chúng Hung Gia Lợi xem ông là một trong ba nhà chính trị có năng lực nhất.

— Xem https://en.wikipedia.org/wiki/J%C3%A1nos_K%C3%A1d%C3%A1r

*
* *

Câu hỏi đương đại: liệu học giả Gordan Chang sẽ đúng như Lâm Ngữ Đường tiên sinh? Nếu học giả Chang đúng — thì tàu cộng đỗ vỡ ra sao?


Đắp Trường thành dể vững ngai vương
Nhà Tần cũng mất? Và sau đó
Vô dạng thành kiên cũng đoạn trường!

Và cả Trung Hoa vỡ tựa bình
Đến giờ quốc hận máu còn tanh

— Thâm Tâm

16/02/2018