Năm 1958, Lâm Ngữ Đường kết luận: Liên Bang Sô Viết sẽ diệt vong!

“…
Bản thân tôi, tôi đã đi đến kết luận rằng đế quốc Nga La Tư — chế độ Sô Viết hiện tại — sẽ bị tiêu diệt vì những trở ngại mà các thuộc địa của nó đang phải đối diện, và sau đó là do chiến tranh giai cấp ngay trong lòng nó. Bất cứ ai tin tưởng vào sự chuẩn xác của triết thuyết Mác, thì chính họ buộc phải nhận ra rằng đây là những sự kiện không thể tránh khỏi. Nga Sô Viết hiện tại đang phải đối diện với tình trạng tiến thoái lưỡng nan với hai mươi thuộc địa của nó. Nga Sô Viết không thể cai trị các thuộc địa này nhưng nó cũng chẳng dám trả tự do cho họ. Sử dụng bạo lực là thất sách, nhưng không sử dụng bạo lực để cai trị cũng là một sự thất sách không kém. Vấn đề chư hầu đối với Nga Sô Viết là vấn đề kinh niên và không có giải pháp. Hung Gia Lợi chỉ là một thí dụ nổi bậc. Cơn bão đang càng ngày càng mạnh, không yếu đi chút nào. Các đế quốc Anh Cát Lợi và Pháp Lang Sa đã từng phải đối diện với tình trạng tiến thoái lưỡng nan này; bây giờ thì đến phiên Nga Sô Viết.

Tình trạng tiến thoái lưỡng nan của Nga Sô Viết là: ngày nay, những người cộng sản Nga có thể yêu nước Nga, nhưng những người cộng sản Ba Lan thì không được quyền yêu Ba Lan nếu họ không muốn bị kết tội là “phản động”. Nói chính xác hơn họ là “những kẻ phản bội quốc tế cộng sản”, hoặc là “những kẻ phản bội lại chế độ cộng sản”, nhưng thường thì họ chỉ bị kết tội đơn giản là “những kẻ phản động”, “những tên gián điệp” hoặc là “những kẻ âm mưu lật đổ chính quyền cộng sản”. Bản thân Stalin, như Djilas đã nhận xét, đã là một Người Nga Vĩ Đại, một người tin tưởng vào hào quang chói lọi của Nga Sô Viết và chính sách bành trướng của đế quốc này. Stalin là người yêu nước cũng y hệt như Hitler là người yêu nước, nhưng sự hiển nhiên mà ai cũng thấy được là Nga Sô Viết không thể cai trị Ba Lan bằng những người yêu nước Nga kiểu như Rokossovsky (1), hoặc cai trị Hung Gia Lợi bằng những người yêu nước Nga như Rakosy (2) hay Kadar (3). Sự thay đổi bắt buộc phải đến. Và nó đã bắt đầu trong trường hợp Ba Lan. Đây là hậu quả không thể tránh khỏi cũng giống như bất cứ định luật nào của thế giới này.

Có một định luật về sự bạo phát bạo tàn của các đế quốc mà không có đế quốc nào có thể tránh khỏi. Khi đang ở đỉnh cao của quyền lực, sự rạn nứt trong cấu trúc của đế quốc này khó mà thấy được, nhưng chúng ta có thể chắc chắn được một điều: chuyện gì đi ngược lại bản tính của con người thì chắc chắn không tồn tại lâu được. Dường như là Nga Sô Viết có vẻ là đang ở đỉnh cao của cường thịnh ngay lúc này, và sự ra đời của các vệ tinh sputnik hình như minh chứng cho điều này. Nhưng những yếu kém trong thượng tầng của Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Sô Viết đã bắt đầu lộ diện. Tất cả mọi thứ trong xã hội đều xoay quanh vấn đề vật chất, ngắn gọn là vậy. Trước nhất và quan trọng nhất là rạn nứt nội bộ, những sự “mất lòng tin trong nội bộ” của những người cộng sản cấp thấp, vấn đề này Djilas đã luận trong chương trước, vấn đề chủ yếu những kẻ thống trị phải đối diện là những hàng ngày là “sự nói một đàng làm một nẽo”, và những người cộng sản cấp thấp dùng sự nhũn nhặn để che giấu sự sợ hãi của họ, và cái cảm giác mất phương hướng cũng như sự trống rỗng của các giáo điều. Sự thành công của mật vụ tạo ra cái ảo giác là chế độ Sô Viết sẽ tồn tại mãi mãi, ảo giác này được tăng cường bởi hệ thống độc tài toàn trị.
…”

— Lin Yutang, The Secret Name, H. Wolff, New York, U.S.A., 1958

*
* *

Chú Thích của người dịch:

(1) Konstantin Rokossovsky — người gốc Ba Lan, trở thành Thống Chế trong Quân Đội Sô Viết và Thống Chế trong Quân Đội Ba Lan. Sau trở thành Bộ Trưởng Quốc Phòng Ba Lan.

Ông là một nhà chiến lược tài giỏi, một sỹ quan đã góp phần quan trọng trong chiến thắng của Hồng Quân Sô Viết trong Đệ Nhị Thế Chiến.

— Xem https://en.wikipedia.org/wiki/Konstantin_Rokossovsky

(2) Mátyás Rákosi — Tổng Bí Thư đầu tiên của Đảng cộng sản Hung Gia Lợi. Một người tuyệt đối trung thành với đường lối của Stalin. Chính quyền của ông ta cũng rất trung thành với Liên Bang Sô Viết.

— Xem https://en.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1ty%C3%A1s_R%C3%A1kosi

(3) János Kádár — cũng là một Tổng Bí Thư của Đảng cộng sản Hung Gia Lợi. Sau này, ông theo đường lối đổi mới kinh tế. Gia tăng tiêu chuẩn sống cho dân chúng Hung Gia Lợi, buôn bán với những quốc gia không cộng sản.

Trong một cuộc khảo sát, dân chúng Hung Gia Lợi xem ông là một trong ba nhà chính trị có năng lực nhất.

— Xem https://en.wikipedia.org/wiki/J%C3%A1nos_K%C3%A1d%C3%A1r

*
* *

Câu hỏi đương đại: liệu học giả Gordan Chang sẽ đúng như Lâm Ngữ Đường tiên sinh? Nếu học giả Chang đúng — thì tàu cộng đỗ vỡ ra sao?


Đắp Trường thành dể vững ngai vương
Nhà Tần cũng mất? Và sau đó
Vô dạng thành kiên cũng đoạn trường!

Và cả Trung Hoa vỡ tựa bình
Đến giờ quốc hận máu còn tanh

— Thâm Tâm

16/02/2018

One thought on “Năm 1958, Lâm Ngữ Đường kết luận: Liên Bang Sô Viết sẽ diệt vong!”

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: