“Bấm Chuông”, “Xe Điện Ngầm”: tính Chuẩn Xác Trong Tiếng Việt và Tây Phương Hóa

Gần cuối “Chính Đề Việt Nam” ( 1 ), ( các ) tác giả đưa ra kết luận rằng, người Tây Phương thông tuệ vì họ chuẩn xác trong suy nghĩ và lý trí, qua thời Trung Cổ tâm tối, các ngôn ngữ của họ đã được độ chính xác, giúp diễn tả tư tưởng, suy nghĩ của họ khúc chiết minh bạch.

Và hơn nữa, các ngôn ngữ của họ cũng đạt được sự trừu tượng cao độ, giúp họ có thể dễ dàng diễn tả những vấn đề phức tạp.

Tiếng Việt, theo ( các ) tác giả, là ngôn ngữ thiên về cảm xúc, người nghe, người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng để hiểu. Do đó, một câu nói, một câu văn có thể bị hiểu qua nhiều nghĩa khác nhau.

— Và dĩ nhiên, ngôn ngữ, chữ viết là phương tiện chúng ta sử dụng để diễn tả tư tưởng, suy nghĩ của mình.

Do đó, nếu ngôn ngữ thiếu độ chính xác cần thiết, thì chúng ta không thể diễn tả được chính xác tư tưởng, suy nghĩ của chúng ta.

( Các ) tác giả gợi ý: chúng ta cần phải suy nghĩ để chấn chỉnh lại những nhược điểm trong tiếng Việt hiện đại. Và ( các ) tác giả cũng đưa ra một gợi ý nữa: tìm cách trừu tượng hóa tiếng Việt. ( Các ) tác giả cũng xác định: đây là lãnh vực chuyên môn. Dành cho người chuyên môn.

Suy nghĩ phải có ngăn nắp, lý trí phải có hệ thống, ngôn ngữ phải chuẩn xác, theo ( các ) tác giả, thì chúng ta mới có thể bắt đầu cuộc Tây Phương hóa để phát triển dân tộc.

Sự kiện chúng ta sử dụng ký tự Latin thành công, là một bước Tây Phương hóa mà các quốc gia trong vùng chưa làm được.

( Trình độ ngoại ngữ ở Việt Nam bây giờ có lẽ thua các quốc gia trong vùng, thì đây là một bước lùi vậy. )

*
* *

Mấy bữa trước xem live stream của mấy anh ở Arizona, Hoa Kỳ; mấy anh bấm cái “intercom” mà mấy anh quen miệng gọi bấm “chuông”.

Cái intercom, khi bấm, người trong nhà và chúng ta có thể nói chuyện được với nhau, giống giống như điện thoại.

Có thể sử intercom như là cái chuông, nhưng không thể sử dụng một cái chuông như là một cái intercom.

— Dù vì bất cứ lý do gì, đây là một thí dụ tiếng Việt và suy nghĩ của chúng ta thiếu chuẩn xác và khúc chiết.

Cũng qua một live stream của một cô rời Việt Nam chưa lâu, và đang ở Bắc Âu, cô đón xe “lửa” / “điện” ở một ga dưới lòng đất, cô bảo đang đón “xe điện ngầm”.

Bất cứ một người Việt nào cũng sẽ nói như vậy! Và giữa chúng ta với nhau, chúng ta hiểu ngầm đó là xe “điện” / “lửa” đang chạy ngang qua đường rầy hay nhà ga dưới lòng đất / lòng biển!

Vì thật sự xe không có “ngầm” chỉ có đường rầy mới “ngầm” mà thôi.

Quả thật ( các ) tác giả của “Chính Đề Việt Nam” quá thâm thúy!

— Chúng ta không có một cách diễn đạt chính xác cho một phương tiện đã có lâu đời như thế này.

Ngôn ngữ của chúng ta cần chấn chỉnh như ( các ) tác giả đã gợi ý.


( 1 ) “Chính Đề Việt Nam” — bản PDF, không phải chính bản của Nhà Xuất Bản Đồng Nai, Nam Việt Nam, 1968.

14/03/2018

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: