30/04/1975: “Nữ Thần Tự Do quay Mông về Thái Bình Dương!” ( 1 )?

Hoa Kỳ “bỏ rơi” Việt Nam Cộng Hòa? Suy nghĩ lại mấy bữa nay: ĐÓ LÀ CÁI SUY NGHĨ NHƯỢC TIỂU:

— Của những người chưa trưởng thành mang tinh thần nạn nhân: suốt đời sẽ là nạn nhân!

CHÍNH CÁI ĐÁM DÂN NGU MIỀN NAM ĐÃ ĐUỔI HOA KỲ ĐI!

Tháng Tư 1967, Võ Văn Ái, Thích Quảng Độ, Thích Nhất Hạnh v.v... kêu gọi Mỹ rời Việt Nam! Để các vị thương thuyết với "NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN ANH EM" về việc chấm dứt chiến tranh!
Tháng Tư 1967, Võ Văn Ái, Thích Quảng Độ, Thích Nhất Hạnh v.v… kêu gọi Mỹ rời Việt Nam! Để các vị thương thuyết với “NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN ANH EM” về việc chấm dứt chiến tranh!

Một Bằng Chứng:

Xem bài báo đính kèm — đăng ngày 09/04/1967 trên Nữu Ước Thời Báo ( The New York Times ) — những vị Đại Trí Thức Nhân Sỹ Sỹ Phu Miền Nam như Võ Văn Ái, Thích Quảng Độ, Thích Nhất Hạnh v.v… lên tiếng KÊU GỌI MỸ RỜI VIỆT NAM!

Để các vị thương thuyết với “NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN ANH EM” về việc chấm dứt chiến tranh!

Nữu Ước Thời Báo là một tờ báo thượng thặng thuộc hàng nhất nhì thế giới. Tiền đâu các vị đăng một trang quảng cáo như vậy?

KHÔNG HIỂU các vị ấy thương thuyết với “NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN ANH EM” đến đâu rồi nhỉ?

Dân Ngu Mất Nước: sao đi Hận việt cộng? Tụi nó có làm gì đâu? Chúng nó chỉ đi chiếm Miền Nam thôi mà!

Mà người Việt Nam thì lạ gì chiến tranh xâm lăng hả?


( 1 ): Trong “Khi Đồng Minh Tháo Chạy“, tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng thuật lại, ông ta đang công cán ở Mỹ, cùng trả lời báo chí quốc tế với hai vị giáo sư của ông, mà cả hai lúc đó là nhân viên cao cấp ở Hoa Thịnh Đốn, tiến sỹ Hưng lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ nhận người Việt đang chạy trốn. Một ông nhà báo lên tiếng:

— Nữ Thần Tự Do quay Mông về Thái Bình Dương!

Một trong hai ông giáo sư đã xin lỗi tiến sỹ Hưng về lời nói đó của ông nhà báo!

Tham Khảo:

Nguyễn Tiến Hưng, Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Cơ Sở Xuất Bản Hứa Chấn Minh, San Jose, California, Hoa Kỳ, 2005.

29/04/2018

Chữ mới thấy: “Linguistic Rights”

Quyền Ngôn Ngữ Mẹ Đẻ Đang Bị Áp Chế.
Quyền Ngôn Ngữ Mẹ Đẻ Đang Bị Áp Chế.

— Linguistic Rights Under Assault.

Linguistic định nghĩa thông thường là “thuộc về lãnh vực Ngôn Ngữ“.

Human Rights là “Nhân Quyền“.

Land Rights là “Quyền Bản Địa“.

Human Rights” và “Land Rights” có thể nói là nghe thấy hàng ngày.

Nhưng “Linguistic Rights” mới thấy lần đầu!

Người Duy Ngô Nhĩ đang bị tàu cộng “đàn áp / áp chế ngôn ngữ“! Cũng giống như người Tây Tạng.

Xóa ngôn ngữ là xóa cội nguồn, xóa văn hóa.

Người mất thì nước tự nhiên mất theo!


28/04/2018.

Vũ Ngọc Đĩnh: “Mười Hai Sứ Quân”…

20180425_124216

Hồi nhóc ở Việt Nam, không biết tìm đâu được truyện lịch sử “Mười Hai Sứ Quân” rách nát, mất đầu mất đuôi, còn chắc chỉ được hơn 100 ( một trăm ) trang, đọc liền một mạch — hình như lúc đó vào mùa mưa… Đọc rất mê.

— Sách xuất bản từ trước 30/04/1975.

Trong ấn bản đó, cuối mỗi chương, đều có hình đen xì, một vị tướng nào đó cưỡi ngựa, đang vung đại đao lên chém ai đó… hình đen một mảng, nhưng rất sắc nét.

Đọc, không nhớ được hết… nhưng có một vài chi tiết cho đến bây giờ vẫn không quên… Trong một chương mở đầu bằng câu thiệu “Sứ Đằng Châu thách thức anh hào…” — sứ quân đất Đằng Châu, cùng các dũng tướng của mình đi sang đất một sứ quân khác để luận chuyện gì đó, một viên tướng của Đằng Châu, muốn uy hiếp đối phương, bèn vận lực, bóp gãy tan tành cái ghế mình đang ngồi… và dĩ nhiên các tướng chủ nhà đều lấy làm kinh khiếp…

Không hiểu trong thế kỷ thứ X, các cụ đóng bàn ghế ra sao… nhưng nếu xem lại các kiến trúc cổ ít ỏi còn sót lại của ta, thì chúng ta cũng dám kết luận rằng, kỹ thuật đóng bàn ghế của người xưa chắc cũng không tệ…

— Chắc chắn dũng tướng Đằng Châu không thể bóp gãy tan tành một cái ghế trong phủ sứ quân được!

…Rồi còn một chuyện hãi hùng trong truyện nữa, một sứ quân trẻ kia, được một sứ quân khác gả con gái cho. Sứ quân trẻ này, hình như là Trần Lãm, cưới cô cũng chỉ gì mưu đồ tham vọng… nên sau khi đánh bại được cha cô, sứ quân này đã lôi cô ra, rạch mặt, chửi bới thậm tệ rồi quăng xuống sông! Tác giả không viết là cô sống chết ra sao. Hy vọng cô biết bơi!

— Không biết chính sử chép như thế nào… nếu không có chuyện này, thì không hiểu sao tác giả lại mang một hành động như vậy để gán cho một sứ quân?

*
* *

Mười mấy năm trước, bộ này của Nhà Xuất Bản Trẻ được nhập sang: không hiểu Trẻ có ý thức văn hóa lịch sử gì không, hay chỉ vì kinh doanh. Hy vọng tác giả được trả bản quyền thỏa đáng.

Đọc không nổi… loạn lạc chinh chiến, các cụ tận tình tàn sát nhau.

Cũng không cảm được những hành động mà tác giả đã gán ghép ( vì là giả sử ) cho các vị tướng có thật trong lịch sử:

— Dũng tướng của Nam Tấn Vương tài nghệ áp đảo các tướng Hoa Lưu. Thua mưu, bị thủy công, người ngựa đang loạng choạng giữa dòng, trong đêm tối. Tướng Hoa Lưu rút tên bắn ( lén ) — tướng triều đình trúng tên chết thảm!

Không thấy được cái dũng khí của Hoa Lư!

Dù sao, tác giả cũng “bình dân hóa” được một giai đoạn lịch sử đen tối của Việt Nam. Và cũng đề cao được tinh thần bảo quốc của người xưa.

Tiếc, Việt Nam không có nhiều tác giả như ông. Và “Mười Hai Sứ Quân” — nếu được dựng thành phim một cách nghiêm chỉnh, đúng tinh thần của tác giả, chắc chắn sẽ là một bộ phim có giá trị.


25/04/2018.

Timocracy: tiếng Việt nên dịch là gì?

Trong “The Republic“, hình như Plato diễn nghĩa của “timocracy” theo “a form of government in which rulers are motivated by ambition or love of honour” — đại khá là tầng lớp nắm quyền yêu phong thái anh hùng mã thượng.

Thí dụ, để đạt được một đích nào đó, họ thiên về sử dụng chiến tranh như là một phương tiện hơn là bằng ngoại giao hoặc thương thuyết: vì trong chiến tranh họ dễ “thể hiện mình” hơn.

Vì chuộng hào quang anh hùng, họ dễ dàng gây chiến với các quốc gia láng giềng, cũng như trong nội bộ của họ.

— Xem Plato’s five regimesPlato’s five regimes

19/04/2018

Một Thí Dụ Rất Khó Dịch trong George Orwell “1984”: Luận Tiêu Diệt Ngôn Ngữ!

Trích đoạn:

This was done partly by the invention of new words, but chiefly by eliminating undesirable words and by stripping such words as remained of unorthodox meaning, and so far as possible of all secondary meanings whatever. To give a single example. The word free still existed in Newspeak, but it could only be used in such statements as “This dog is free from lice” or “This field is free from weeds”. It could not be used in its old sense of “politically free” or “intellectually free”, since political and intellectual freedom no longer existed even as concepts, and were therefore of necessity nameless.

Chuyển ngữ sang tiếng Việt:

Việc tiêu diệt ngôn ngữ được thực hiện một phần bằng cách tạo ra từ mới, nhưng chủ yếu là loại bỏ những từ ngữ chúng không chấp nhận bằng cách quy chụp những từ ngữ này có những nghĩa phản cách mạng, và cũng bỏ luôn tất cả các nghĩa phụ nếu có thể. Xin được đơn cử một thí dụ. Từ “tự đo” cũng còn tồn tại trong Ngôn Ngữ Mới, nhưng nó chỉ được sử dụng trong những câu như “Con chó này được tự do khỏi những con rận” hoặc “cách đồng này được tự do khỏi cỏ dại”. Ý nghĩa cổ điển của nó như “nền chính trị tự do” hoặc “tự do tư tưởng” thì không được sử dụng, vì tự do chính trị và tự do tư tưởng không còn tồn tại dù chỉ là ở dạng khái niệm, và do đó cần phải được quên lãng.

*
* *

Trong “1984“, Oldspeak là Ngôn Từ Chế Độ Cũ, đồi trụy phản động, Newspeak là Ngôn Ngữ, Ngôn Từ của cách mạng!

— Một cách so sánh có lẽ không khác văn phong của “Trại Súc Vật” mấy!

Trong trích đoạn trên, ý ông muốn nói: nếu không xóa bỏ được những từ ngữ chúng muốn xóa bỏ, thì chúng sẽ loại bỏ một vài ý nghĩa quan trọng, có thể khiến cho người dân suy nghĩ về số phận của họ, do đó có thể tạo nên ý thức chống đối, phản kháng.

Thí dụ ông sử dụng là loại bỏ những ý nghĩa quan trọng của chữ “free“: một thí dụ vô cùng súc tích dễ hiểu.

Xin lưu ý trong ngữ pháp chữ “free” là tính từ, trạng từ và động từ.

Nhưng các thí dụ này rất khó dịch sát nghĩa sang tiếng Việt!

Trong trích đoạn này: nếu dịch thuần Việt, thì đoạn văn hoàn toàn vô nghĩa. Còn nếu dịch sát nghĩa ( như tôi đã thử ) thì đoạn tiếng Việt hoàn toàn ngô nghê ngốc nghếch:

“This dog is free from lice” = “Con chó này được tự do khỏi những con rận”

“This field is free from weeds” = “Cách đồng này được tự do khỏi cỏ dại”

Thuần Việt thì phải dịch là:

Con chó này không có rận = This dog has no lice.

Cách đồng này không có cỏ dại = This field has no weeds.

*
* *

Làm sao vẹn cả đôi đường?

Cụ Lộc Đình Nguyễn Hiến Lê có viết: các ngôn ngữ Tây Âu và Việt Nam rất khác nhau. Do đó, có những trường hợp chúng ta không thể dịch thuần túy được, mà phải có phần uyển chuyển sáng tạo ở trong đó.

Ngoại ngữ chính của cụ là Pháp, Tàu và Anh.

Có lẽ đây là trường hợp chúng ta cần có sự uyển chuyển? Nhưng phải uyển chuyển như thế nào?

12/04/2018


1984

Chiêm Thành và Đụng Chạm Quân Sự Đầu Tiên Giữa Chiêm Thành và Đại Cồ Việt.

Politics without history has no root, and that history without politics has no fruit.
Chính trị mà thiếu sử liệu thì như cây không gốc, sử mà thiếu chính trị thuật thì như cây không trái.

— Sir John Steeley ( https://www.jstor.org/stable/2140238?seq=1#page_scan_tab_contents )

Với tâm niệm về lịch sử của Sir John Steeley, những trang sử khó đọc chúng ta cũng phải đọc; không phải để khơi lại những vết thương của quá khứ. Đọc, ngõ hầu tìm được một bài học cho hiện tại và tương lai.

Trong sử Việt Nam, quan hệ giữa Chiêm Thành và Việt Nam chỉ chép lại những sự kiện song phương, liên quan đến những quốc gia lân cận rất sơ lược. Có lẽ các cụ thiếu tài liệu để có thể viết rộng hơn?

The Cambridge History of Southeast Asia” [ 1 ] viết khá chi tiết ( dĩ nhiên đúng hay sai, tôi không đủ kiến thức để phạm bàn ) về lịch sử các quốc gia trong vùng Đông Nam Á.

Theo chương “The Early Kingdoms” của tác giả Keith W. Taylor, Cornell University, Ithaca, USA — thì văn hóa, lịch sử và tư tưởng của Chiêm Thành đã có rất nhiều biến đổi trước khi người Lạc Việt dành được độc lập vào thế kỷ thứ mười.

Bộ sách này không chỉ viết lịch sử biên niên, các tác giả còn đặc trọng tâm vào lịch sử kinh tế chính trị ( political economy ) — có nghĩa là kinh tế ảnh hưởng đến chính trị và chính trị ảnh hưởng đến kinh tế — và qua đó ảnh hưởng đến đường lối ngoại giao và quân sự giữa các quốc gia với nhau.

Theo tác giả, văn hóa chính trị Chiêm Thành gần với các dân tộc vùng Đa Đảo Nam Thái Bình Dương ( Malayo-Polynesian ): văn hóa du mục viễn dương hay “maritime nomadism”.

Khác với chính trị Việt Nam với chính quyền trung ương. Cấu trúc chính trị của Chiêm Thành, dù có quốc vương, nhưng quyền lực của những hoàng thân cũng rất lớn — do đó sức mạnh chính trị quân sự của các quốc vương là sức mạnh liên minh.

Sự liên minh cần tài chánh, khi thuế má không đủ, các quốc vương Chiêm Thành thường tổ chức những cuộc viễn chinh đánh cướp các quốc gia lân cận như vương quốc Khmer và Việt Nam.

— Điều này giúp chúng ta hiểu tại sao lịch sử Chiêm Thành triền miên chiến tranh.

Theo tác giả D.G.E. Hall, trong “Đông Nam Á Sử Lược” [ 2 ], khi người Lạc Việt lần đầu tiên lấy được độc lập năm 939, một người Việt tỵ nạn ở Chiêm Thành vì không dành được ngôi vua, đã thuyết phục được quốc vương Paramesvaravarman giúp đỡ quân sự tiến đánh Đại Cồ Việt. Đội hải quân này đã bị sóng to gió lớn đánh tan trên biển. Và khi Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn lên ngôi, gửi sứ giả sang báo tin, vua Chiêm đã tống ngục! Vua Lê xuất quân tiến đánh — và đã giết vua Chiêm.

Đấy là những va chạm quân sự đầu tiên giữa Chiêm Thành và Đại Việt.

— Tuy hiên tác giả D.G.E. Hall không chép tên của người Việt đã thuyết phục quốc vương Paramesvaravarman là gì?


 

Tham Khảo:

  1. Nicholas Tarling et. al., The Cambridge History of Southeast Asia, Cambridge University Press, United Kingdom, 1992.
  2. D.G.E. Hall, Đông Nam Á Sử Lược, bản dịch của Nguyễn Phút Tấn, nhà xuất bản Khai Trí, Sài Gòn, Việt Nam Cộng Hòa, 19/02/1968. ( Tên lót của dịch giả là “Phút”. )

Xin xem các trích đoạn liên quan ở hai comments bên dưới.

08/04/2018