Politics without history has no root, and that history without politics has no fruit.
Chính trị mà thiếu sử liệu thì như cây không gốc, sử mà thiếu chính trị thuật thì như cây không trái.
— Sir John Steeley ( https://www.jstor.org/stable/2140238?seq=1#page_scan_tab_contents )
Với tâm niệm về lịch sử của Sir John Steeley, những trang sử khó đọc chúng ta cũng phải đọc; không phải để khơi lại những vết thương của quá khứ. Đọc, ngõ hầu tìm được một bài học cho hiện tại và tương lai.
Trong sử Việt Nam, quan hệ giữa Chiêm Thành và Việt Nam chỉ chép lại những sự kiện song phương, liên quan đến những quốc gia lân cận rất sơ lược. Có lẽ các cụ thiếu tài liệu để có thể viết rộng hơn?
“The Cambridge History of Southeast Asia” [ 1 ] viết khá chi tiết ( dĩ nhiên đúng hay sai, tôi không đủ kiến thức để phạm bàn ) về lịch sử các quốc gia trong vùng Đông Nam Á.
Theo chương “The Early Kingdoms” của tác giả Keith W. Taylor, Cornell University, Ithaca, USA — thì văn hóa, lịch sử và tư tưởng của Chiêm Thành đã có rất nhiều biến đổi trước khi người Lạc Việt dành được độc lập vào thế kỷ thứ mười.
Bộ sách này không chỉ viết lịch sử biên niên, các tác giả còn đặc trọng tâm vào lịch sử kinh tế chính trị ( political economy ) — có nghĩa là kinh tế ảnh hưởng đến chính trị và chính trị ảnh hưởng đến kinh tế — và qua đó ảnh hưởng đến đường lối ngoại giao và quân sự giữa các quốc gia với nhau.
Theo tác giả, văn hóa chính trị Chiêm Thành gần với các dân tộc vùng Đa Đảo Nam Thái Bình Dương ( Malayo-Polynesian ): văn hóa du mục viễn dương hay “maritime nomadism”.
Khác với chính trị Việt Nam với chính quyền trung ương. Cấu trúc chính trị của Chiêm Thành, dù có quốc vương, nhưng quyền lực của những hoàng thân cũng rất lớn — do đó sức mạnh chính trị quân sự của các quốc vương là sức mạnh liên minh.
Sự liên minh cần tài chánh, khi thuế má không đủ, các quốc vương Chiêm Thành thường tổ chức những cuộc viễn chinh đánh cướp các quốc gia lân cận như vương quốc Khmer và Việt Nam.
— Điều này giúp chúng ta hiểu tại sao lịch sử Chiêm Thành triền miên chiến tranh.
Theo tác giả D.G.E. Hall, trong “Đông Nam Á Sử Lược” [ 2 ], khi người Lạc Việt lần đầu tiên lấy được độc lập năm 939, một người Việt tỵ nạn ở Chiêm Thành vì không dành được ngôi vua, đã thuyết phục được quốc vương Paramesvaravarman giúp đỡ quân sự tiến đánh Đại Cồ Việt. Đội hải quân này đã bị sóng to gió lớn đánh tan trên biển. Và khi Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn lên ngôi, gửi sứ giả sang báo tin, vua Chiêm đã tống ngục! Vua Lê xuất quân tiến đánh — và đã giết vua Chiêm.
Đấy là những va chạm quân sự đầu tiên giữa Chiêm Thành và Đại Việt.
— Tuy hiên tác giả D.G.E. Hall không chép tên của người Việt đã thuyết phục quốc vương Paramesvaravarman là gì?
Tham Khảo:
- Nicholas Tarling et. al., The Cambridge History of Southeast Asia, Cambridge University Press, United Kingdom, 1992.
- D.G.E. Hall, Đông Nam Á Sử Lược, bản dịch của Nguyễn Phút Tấn, nhà xuất bản Khai Trí, Sài Gòn, Việt Nam Cộng Hòa, 19/02/1968. ( Tên lót của dịch giả là “Phút”. )
Xin xem các trích đoạn liên quan ở hai comments bên dưới.
08/04/2018
Bản dịch, trích đoạn Nicholas Tarling et. al., “The Cambridge History of Southeast Asia“, chương “The Early Kingdoms“, tác giả Keith W. Taylor:
Trang: 157
Những cổ tháp, và các chứng tích khảo cổ khác tìm được ở các vùng sơn cước, cho thấy có ít nhất một vị vua đã trị vì ở các miền sơn cước, và cũng có những bằng chứng cho thấy các nhóm hoàng gia sơn cước và các nhóm hoàng gia miền duyên hải có quan hệ rất gần gũi. Nỗ lực của học giả tập trung vào hoàng gia phổ hệ và qua đó liên hệ đến các vương triều, nhưng bây giờ chúng ta đã biết có nhiều vị vua nắm quyền cùng một thời gian trong các vùng khác nhau.
Trang: 259 – 260
Vì không thể thu đủ thuế từ các cộng đồng nông cư ở các vùng đồng bằng sông nước hoặc lợi nhuận từ nội thương và ngoại thương, các hoàng gia Chiêm Thành cần phải tìm lợi nhuận từ các nguồn khác để có đủ tài chánh cung cấp cho các thế lực liên minh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì quyền lực của hoàng gia. Do đó, các chính quyền Chiêm Thành cần phải đi tìm tài chánh ở những lãnh thổ bên ngoài các vùng dân cư trù mật của họ bằng cách dẫn các quân đội của các lực lượng liên minh thường xuyên đi chinh phạt đánh cướp các lãnh thổ bên ngoài Chiêm Thành. Chiêm Thành thường mở những cuộc xâm lăng cướp bóc với các quốc gia lân cận — khởi đầu với các vùng nông cư trù mật ở cửa sông và sau đó vào các lãnh thổ của Khmer ở phía tây và các lãnh thổ Việt Nam ở phía bắc.
Những cuộc viễn chinh đánh cướp sôi động giải thích tại sao lịch sử Chiêm Thành là lịch sử của những cuộc chiến triền miên. Những cuộc xâm lăng cướp bóc được ghi lại không những trong bia sử Chiêm Thành mà có cả trong biên niên sử của Việt Nam và từ thế kỷ thứ mười trở đi, được ghi chép trong bia sử của vương quốc Khmer ở phía tây. Những cuộc viễn chinh của Chiêm Thành thâu chiếm tài sản và nhân lực — các hải cảng của Chiêm Thành nổi tiếng là nguồn cung cấp nô lệ, tức là các tù binh chiến tranh, cho những nhà buôn quốc tế. Lợi nhuận chiếm được từ các cuộc viễn chinh sẽ được chia đều cho những lực lượng tham gia. Những lực lượng này bao gồm những chiến binh được xiển dương trong bia sử Chiêm Thành, họ là những đồng minh chính trị của hoàng gia Chiêm Thành và / hoặc là các cư dân miền duyên hải, những người mà khả năng viễn dương của họ rất hữu ích cho việc đánh cướp các khu trù mật Việt Nam ở các vùng duyên hải phía bắc cũng nhưng những khu trù mật Khmer ở trên sông Mê Kông về phía nam — đây là những chiến binh tuân nhận chủ quyền của vương quốc Chiêm Thành.
Những cuộc viễn chinh cướp bóc cũng cần thiết để tạo dựng hình ảnh anh hùng cho các quốc vương Chiêm Thành trong mắt thần dân. Chiến binh và những lực lượng quan trọng trong các cuộc viễn chinh cướp bóc thành công được quyền quản lý đất đai chưa được tận dụng hết khả năng hoặc cần có kế hoạch phát triển lại. Các bia đá ghi rằng một trong những hành động đầu tiên của những người ủng hộ hoàng gia là xây dựng tháp đài tráng lệ, và sau đó họ sẽ nắm quyền quản lý các dự án phát triển đất đai. Những hành động này có vẻ như là các chiến binh giai cấp thượng lưu cống hiến, hay là phân phối lại một phần chiến lợi phẩm họ có được từ những cuộc viễn chinh cướp bóp của hoàng gia, bằng cách sử dụng những của cải, tiền bạc, và nhân lực để phát triển các địa phương.
LikeLike
Nguyên văn tiếng Anh, trích đoạn Nicholas Tarling et. al., “The Cambridge History of Southeast Asia“, chương “The Early Kingdoms“, tác giả Keith W. Taylor:
Trang: 157
Temples and other archaeological remains can be found in the mountains, at least one king ruled from the mountains, and there is evidence of close relations between upland and coastal leadership groups. Much scholarly attention has been spent on lists and genealogies of kings as metaphors for a kingdom, but now it is clear that there were many kings ruling simultaneously in different places.
Trang: 259 – 260
Being thus unable to secure either sufficient revenue income from their subordinate river valley agricultural communities or consistent return from internal or external trade, Cham monarchs had to seek alternative sources to finance the alliance networks that were critical to their sovereignty. Therefore, it was necessary for Cham rulers to seek wealth beyond their own population centres by leading their allies on periodic military expeditions outside the Cham realm. Plundering raids were thus waged on a regular basic against Champa’s neighbours — initially rival river-mouth population centres and later Khmer territories to the west and Vietnamese territories to the north.
The dynamic of plunder explains why Cham history is dominated by seemingly consecutive military expeditions. Periodic Cham raids are reported not only in Cham epigraphy but also in Vietnamese chronicles and from the tenth century on inscriptions from the Khmer realm to the west. Cham military expeditions acquired blunder and labour — Cham ports were widely known as a major source of slaves, i.e. war captives, who were traded there to various international buyers. The proceeds from successful expedition were subsequently divided among expedition participants. These included the various warriors who figure so prominently in Cham epigraphy as the monarch’s principal political allies and / or the coastal populations, whose navigational skills made them useful participants in raids against Vietnamese coastal settlements to the north as well as against Khmer settlements up the Mekong River in the south — warriors who in return recognised the Cham monarch’s sovereignty.
Successful blundering expeditions were also a mean by which the Cham monarch’s needed cultural image as the source of his subjects’ well-being was validated. Warriors and other key participants in a successful expedition were often assigned jurisdiction over land that was either underdeveloped or needed redevelopment. Inscriptions record that one of the first acts of these royal supporters was the lavish endowment of temples, whose staff subsequently assumed supervision of land development projects. Seemingly these warriors élite were donating, or redistributing, a portion of their share of the successful royal expeditions via their reassignment of various objects, money, and labour that made local development possible.
LikeLike
Trích đoạn từ: D.G.E. Hall, “Đông Nam Á Sử Lược“:
Trang: 223 – 225
Trong thế kỷ thứ mười, những biến cố rất quan trọng cho tương lai Chiêm Thành xảy ra về phía trên biên giới Bắc. Năm 907, nhà Đường ở Trung Hoa mất ngôi, nước Việt Nam thừa cơ hội nổi lên đánh lấy độc lập và dựng lên nước Đại Cồ Việt, năm 939. Biến cố này xảy ra khi vua Indravarman III ( 918-59 ) thống trị. Thoạt tiên biến cố lịch sử nầy hình như không ảnh hưởng đến Chiêm Thành mấy, trừ khi mối bang giao với Tống triều, dưới đời vua Jaja Indravarman IV — người kế vị cho Indravarman III — khả dĩ trở thành gây hấn giữa Chiêm Thành và tân quốc gia ( Đại Cồ Việt ).
Thật vậy cuộc gây hấn xảy ra dưới đời vua Paramesvaravarman. Một người Việt tỵ nạn ở đây, vì không giành được ngôi vua ở đất Việt, khéo thuyết phục vua đất Chiêm Thành nâng đỡ hắn ta và gửi một hải đội tấn công Hoa Lư, đế đô Đại Cồ Việt ( nhà Đinh ). Đạo hải quân này bị một cơn bão đánh tan tành. Năm sau, khi Lê Hoàn lên ngôi, tân vương gửi phái bộ sang Chiêm Thành để báo tin nầy; vua Chiêm điên rồ đến nỗi hạ ngục sứ giả Việt. Vua Lê xuất quân đánh Chiêm Thành, tiêu diệt Indrapura và giết vua Chiêm. Người kế vị ông, Indravarman IV, chạy trốn ở miền Nam, kêu quân quân Trung Hoa cứu viện, nhưng vô hiệu quả. Trong khi bắc Chiêm Thành bị rối loạn, một người Việt tên là Lưu Kỳ Tông chiếm lấy vương quyền và chống lại với quân nhà Lê gởi đến để hạ ông. Năm 986, Indravarman IV băng hà, Lưu Kỳ Tông tự xưng vương ở Chiêm Thành và xin Trung Hoa nhìn nhận.
Năm 988, một phong trào kháng chiến Chiêm nổi lên do một nhà lãnh tụ địa phương cầm đầu. Vị này xưng vương tại Vijaya ( Bình Định ). Nhờ Lưu Kỳ Tông tạ thế ( 989 ) nên tân vương không gặp trở lực gì cả; nhà vua chỉ phải đẩy lui một đạo quân Việt đến tấn công năm sau đó. Ông lấy vương hiệu là Harivarman II và trở nên nhà sáng lập triều vương thứ bảy trong lịch sử Chiêm Thành. Sau một thời bình, ông điều đình và được Trung Hoa công nhận, ông tái lập được đế đô Indrapura; xong công cuộc nầy, ông đưa quân khuấy nhiễu Đại Cồ Việt. Các chiến trận nầy kéo dài ra mãi đến khi vương quốc Chiêm bị tiêu diệt hoàn toàn. Áp lực của Đại Cồ Việt ở các tỉnh phía Bắc Chiêm Thành trở nên quá khắc nghiệt cho nên vào đầu năm 1000 nhà vua kế ngôi cho Harivarman II, thường được gọi là Yang Pu Ki Vijaya Sri — bắt buộc phải bỏ đế đô Indrapura, dời triều đình về Vijaya, nơi nầy ít bị uy hiếp hơn.
Trong thế kỷ thứ mười một, Chiêm Thành mất mấy tỉnh phía Bắc về tay Đại Cồ Việt. Các nhà vua Chiêm thường gửi phái bộ sang Bắc Kinh và năm 1030, họ liên minh với vua Surayavarman I ở đất Angkor; nhưng hy vọng được hai nước kể trên giúp đỡ rất mỏng manh; năm 1044, Đại Cồ Việt mở màn một loạt tấn công để đưa đến kết quả khốc hại cho Chiêm Thành một lần nữa. Đế đô Vijaya bị chiếm, vua Jayasimhavarman II bị xử trảm. Một tướng lãnh thuộc quý tộc đứng lên dựng triều vương thứ tám; ông lấy quốc hiệu là Jaya Paramesvaravarman I và khởi công phục hồi vương quốc Chiêm. Tân vương đàn áp các cuộc nổi loạn ở các tỉnh phía Nam và cố gắng giao hòa với Trung Hoa và Việt Nam. Ông gửi nhiều phái bộ sang hai nước nầy.
LikeLike