Nước Nhật cũng có hàng thế kỷ bất ổn, dù chính quyền trung ương còn, nhưng các shōgun ( một hình thức lãnh chúa ) thống lãnh các vùng, họ đánh nhau tưng bừng và chính quyền trung ương bất lực vì không đủ mạnh để trấn áp các shōgun.
— Đời sống dân chúng cư cực. Thảo khấu khắp nơi. Các samurai không có đất dụng võ trở thành những kẻ đâm thuê chém mướn sống qua ngày.
Bộ phim năm 1954, “Seven Samurai” mà người ta thường gọi là “Bảy Tên Giết Mướn” dựa trên bối cảnh tao loạn đó.
Một làng nông bị đám cướp kia đến ăn cướp hàng năm. Một năm nọ, họ quyết định kháng cự. Cả làng gom góp tiền bạc, mấy người nông phu ra vùng thị trấn tìm thuê những tay đâm thuê chém mướn về giúp họ.
Mai mắn, họ gặp một ông samurai thuộc dạng giang hồ anh chị, nghĩa khí. Ông này chiêu tập được năm ( năm ) samurai vô chủ khác, cũng thuộc hàng kiếm sỹ đáng gườm… cùng một thiếu niên phú nông muốn vào làng giang hồ.
— Họ được bảy người, kéo về sống trong làng, xây hào đào lũy, huấn luyện kiếm cung cho dân làng chờ cướp đến.
Dân làng sợ tính lưu manh của họ, nên mang phụ nữ giấu sạch: sợ bị hiếp dâm; đời sống nông dân bấp bênh theo thời tiết, nên họ sống kham khổ: lương thực, thức ăn ngon mang giấu sạch!
— Từ từ những người samurai cũng biết được sự thật. Nhưng họ bỏ qua vẫn dóc sức giúp đỡ dân làng.
Đám cướp đến. Đánh vài trận quyết tử. Cướp bị tiêu diệt ( dĩ nhiên ) trong số bảy tay anh hùng, một vài người bị chôn lại!
— Ý chính của phim: họ đã mang tài nghệ chém giết của họ tận hiến cho dân lành. Họ là những anh hùng.
“Seven Samurai”, 1954, là bộ phim về võ sỹ đạo kinh điển: hình như chưa có phim Nhật nào về võ sỹ đạo qua mặt được phim này?
Một nhóm Việt Nam nào đó, đã dựa trên phụ đề tiếng Anh, và thuyết minh tiếng Việt. Chia làm bốn phần, các links YouTube bên dưới:
https://www.youtube.com/watch?v=XJZRhJtmk3E
https://www.youtube.com/watch?v=1cMpwHhcxzI
https://www.youtube.com/watch?v=LUCTYOZvRQ4
https://www.youtube.com/watch?v=pJ3G1yuwJ1k
Đoạn mà tôi thích nhất trong phim này, chàng thiếu niên phú nông là người đầu tiên phát hiện phụ nữ trong làng bị giấu, vì chàng tình cờ gặp một cô gái trẻ ra suối lấy nước… và chuyện dĩ nhiên, nàng “thất thân” với chàng đêm trước khi được tin bọn cướp đến!
Cha nàng một ông nông dân già trong làng, nện nàng một trận nên thân, cắt tóc nàng, kéo đầu nàng đến mắng vốn với ông thủ lãnh trước sự chứng kiến của dân làng?
Thủ lãnh xoa đầu mình… vỗ vai chàng thiếu niên phán một câu ngang phè:
— Vậy là chú thành thành đàn ông rồi! Ngày mai phải đánh cho ra mặt đàn ông!
Cái tài của lãnh đạo / thủ lãnh / đàn anh!
Năm 1960, Hollywood dựa vào phim này, dựng thành phim cao bồi “The Magnificent Seven” với những tài tử lớn đương thời như Steven McQueen, Yul Brynner, James Coburn, Charles Bronson, Eli Wallah, Robert Vaughn v.v…
Cũng là một phim cao bồi hay.
Cái kết thúc của “The Magnificent Seven” hay hơn, hay chính xác là có hậu hơn, so với “Seven Samurai”!
Trong “Seven Samurai”, thủ lãnh và chàng thiếu niên rời làng trong mùa cấy lúa, trên bờ ruộng, họ nghe dân làng hát hò… chàng thiếu niên rầu rầu nói với thủ lãnh:
— Họ hạnh phúc…
Thủ lãnh đăm chiêu:
— Kết cuộc thì dân làng là người thắng cuộc…
Nàng thôn nữ ngưng hát, ngước mắt nhìn chàng thiếu niên như người xa lạ… rồi tiếp tục cấy lúa…
Các hiệp sỹ còn sống sót âm thầm dong ngựa ra khỏi làng…
Trong “The Magnificent Seven” chàng thiếu niên ( tài tử gốc Đức Horst Buchholz ) bồn chồn nhìn “đại ca” của chàng… đại ca từng trải hiểu ý:
— Hãy ở lại với nàng… Và dĩ nhiên nàng rất hạnh phúc!
Kết cuộc này có hậu hơn.
*
* *
Trong Hồi Ký của mình, cụ Nguyễn Hiến Lê đã từng tâm sự: ngày nào Hollywood làm phim mà kẻ ác luôn thắng, thì ngày đó nhân loại đã hết hy vọng!
ĐĨ BÚT, ĐĨ SHOWBIZ V+ LUÔN LUÔN XIỂN DƯƠNG NHỮNG GIÁ TRỊ SÚC SINH: HY VỌNG NÀO CHO VIỆT NAM KHI V+ CÒN CAI TRỊ?
20/05/2018
Hai cảnh tương đương trong hai phim:
LikeLike
Hai cảnh tương đương trong hai phim:
LikeLike