Sự Hình Thành Thể Chế Dân Chủ của Plato, Lỗ Ma Ni và Việt Nam…

Plato, tác giả của "The Republic", năm 300 trước Thiên Chúa.
Plato, tác giả của “The Republic”, năm 300 trước Thiên Chúa.

Hơn 2,000 ( hai ngàn ) năm trước, năm 300 trước Thiên Chúa, trong “Cộng Hòa“, Plato viết về sự hình thành của một thể chế dân chủ như sau:

“when the poor win, kill or exile their opponents, and give the rest equal civil rights and opportunities of office, appointment to office being as rule by lot”

“khi những người cùng khổ chiến thắng, tiêu diệt hoặc tống khứ biệt xứ kẻ thù của họ, và mọi người đều được bình đẳng dân quyền và cơ hội tham gia chính trị, tham gia chính quyền”

Plato, “The Republic” — https://www.youtube.com/watch?v=KUCm2y7qy2Y

Lịch sử cho chúng ta thấy, có rất nhiều các nền Dân Chủ được hình thành ở nhiều quốc gia khác nhau mà không qua đổ máu: Anh Cát Lợi là một thí dụ điển hình — hai ba trăm năm trước, tầng lớp cùng khổ của Anh Cát Lợi sống vô cùng cơ cực:

— Oliver Twist của Charles Dickens là một chứng minh hùng hồn.

Các quốc gia Châu Âu đương thời cũng không khá gì hơn. Karl Marx dự đoán chiến tranh giai cấp sẽ xảy ra. Nhưng những nhà chính trị của Châu Âu đã giải quyết được những bất công xã hội — con người từ từ bình đẳng về mọi mặt: họ xây dựng những Quốc Gia Dân Chủ thông qua cải cách chính trị, cải cách xã hội chứ không phải đổ máu.

Ở Đông Âu, thoát cộng tiến đến Dân Chủ chỉ có Lỗ Ma Ni là có đổ máu! Và cuối cùng vợ chồng Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Lỗ Ma Ni, Ceausescu, cai trị quốc gia này 22 ( hai mươi hai ) năm cũng ăn 29 ( hai mươi chín ) phát AK-47 và tiêu đời:

“Only in Romania did a demand for ­ democracy result in bloodshed, when ­ Ceausescu personally ordered troops to fire on demonstrators.”

More than 1,100 were killed in three weeks of revolution that December before the tyrant was toppled after 22 years as head of state.”

“Duy chỉ ở Romania việc đòi hỏi dân chủ dẫn đến hậu quả tắm máu — khi chính bản thân tên độc tài Ceausescu ra lệnh cho quân đội tàn sát người biểu tình.

Hơn một ngàn một trăm người bị giết trong vòng ba tuần của cuộc cách mạng vào Tháng Mười Hai năm ấy trước khi tên bạo chúa bị lật đổ sau 22 năm nắm quyền tối cao.”

Xem: https://www.mirror.co.uk/news/world-news/executioner-who-killed-romanian-dictator-4851422

Xem ra trong 2,000 ( hai ngàn ) năm, những kẻ độc tài cũng không thay đổi mấy, và sự trừ phạt đối với những kẻ này cũng giống giống nhau.

Cho nên, nếu những đứa cộng sản độc tài của Việt Nam có phải đổ máu, để Việt Nam có thể bắt đầu xây dựng Nền Dân Chủ thì cũng là một quá trình tự nhiên của lịch sử vậy!

13/06/2018.

 

“Bức xúc”, “sự cố” v.v… qua Lăng Kính của “1984”, George Orwell

Trong “1984”, George Orwell đưa ra sự kiện, bần cùng hóa ngôn từ để tạo ra trạng thái lơ láo “bất tỉnh nhân sự” trong suy nghĩ của dân chúng — và qua đó góp phần tiêu diệt sức phản kháng và tăng cường sức chịu đựng, chấp nhận số phận của họ.

Trích:

“Every year fewer and fewer words, and the range of consciousness always a little smaller. Even now, of course, there’s no reason or excuse for committing thought crime. It’s merely a question of self-discipline, reality-control”.

1984

— Mỗi năm ngôn từ mỗi giảm, và sự quan tâm đến những vấn đề xã hội của dân chúng cũng giảm dần!

Một thí dụ ông đưa ra là các từ liên quan đến “tốt“: good, excellentsplendid.

Theo năm tháng, thì những từ “không rõ nghĩa” và “xa xỉ” là excellentsplendid sẽ bị loại bỏ.

Đọc đến đây, không thể không nghĩ đến hai từ “bức xúc” và “sự cố” được sử dụng một cách cục mịch ( kềm chế dữ lắm mới ngưng ở “cục mịch”! ) ở Việt Nam!

Dù biết hai từ này có trong tiếng Việt từ lâu. Nhưng cách sử dụng ngày hôm quả thật thể hiện một sự lơ láo của quần chúng, và theo phân tích của George Orwell, thì đó chính là một sự tẩy não có kế hoạch của v+.

Tất cả những loại tai nạn lớn nhỏ đều được cho là “sự cố”!

  1. Xe đạp cán đinh lủng bánh cũng là “sự cố”!
  2. “Sự cố môi trường biển” — tàu+ nó bỏ thuốc độc tiêu diệt biển Việt Nam, không biết bao nhiêu con người phải thân sơ thất sở mà cũng chỉ là “sự cố” giống như xe đạp lủng bánh?

    Phải gọi là “đại thảm họa” mới đúng!

    “Đại thảm họa môi trường biển” vs “sự cố môi trường biển” — có khác nhau không?

Tất cả các loại cảm xúc, bực bội, giận dữ, phẫn nộ v.v… đều được diễn tả một cách cục mịch bằng “bức xúc”!

  1. Xe đạp cán đinh, lủng bánh, phải dắt bộ:

    Cảm thấy vô cùng “bực bội”!

    Cảm thấy “bức xúc”! ( vì kẻ nào vô tình đánh rơi cây đinh! )

    Tôi không quen sử dụng “bức xúc” nên cảm thấy cục mịch, chứ trong trường hợp này, chắc nó cũng không sai?

  2. Biển chết, không ra biển đánh cá được. Ở nhà, vợ đẻ, con đau, tiền lời ngân hàng đáo hạn!

    — Tôi cảm thấy “bức xúc” vì tàu+ giết biển Việt Nam.

    “Bức” cái con tự do chứ “xúc”!

    Văn hoa thì phải phải nói là “phẩn nộ”!

    Nôm na mách qué kiểu Nam Kỳ thì phải gào lên là “nổi điên”!

Sử dụng đúng chữ trong trong đúng hoàn cảnh có thể khiến cho người ta có những hành động tích cực: điều này vô cùng nguy hiểm đối với các chế độ chính trị độc tài toàn trị!

04/06/2018.