Nam Kỳ Quốc: 1976-1979 và những cuộc Bất Tuân Dân Sự Vĩ Đại và Hữu Hiệu!

Đặng Tiểu Bình quê Tứ Xuyên, thời 1960s, dân Tứ Xuyên đói rã họng đến độ phải ăn cả chuột nhà! Đặng Tiểu Bình vẫn phải thắt lưng buộc bụng lấy gạo “tiếp tế” cho rợ Ba Đình đánh cướp Xứ Đàng Trong!

Sau 30/04/1975, tàu cộng ráu riết thu nợ!

Một Nam Kỳ Quốc trù phú bị bọn rợ Ba Đình tận tụy cướp bóc!

Chúng ra lệnh cho nông dân:

— Trong mỗi vụ mùa, mỗi đầu người chỉ được giữ lại bao nhiêu ký lúa do chính họ đỗ mồ hôi làm ra! Số “thặng dư” phải “bán” cho chúng! Dĩ nhiên với giá ăn cướp!

Nông dân Nam Kỳ Quốc nổi điên: họ chỉ gặt đúng số lúa họ được giữ lại. Số còn lại họ bỏ mặc ngoài đồng cho chim tha chuột gậm!

Nạn rầy đỏ dẫn đến thất mùa của 1975-1980s, cộng với chính sách cướp bóc của rợ đỏ đã tạo ra nạn đói cho dân Nam Kỳ Quốc!

1. Hậu quả tiêu cực: dân Nam Kỳ Quốc phải ăn bo bo, một loại ngũ cốc mà dân Nga La Tư cho ngựa ăn. Dân Nam Kỳ Quốc không phải là ngựa: nên ăn sao ị vậy!

2. Hậu quả tích cực: chính sách “hợp tác xã” ( vốn thành công ở Đàng Ngoài ) mọi rợ của chúng bị phá sản!

Dân Nam Kỳ Quốc Đã Từng Có Những Cuộc Bất Tuân Dân Sự Rất Thành Công!

25/07/2018.

Tuổi Trẻ Việt Nam và cái Vòng Lẩn Quẩn “Ý Thức” và “Hành Động” trong Lăng Kính “1984”, George Orwell

“Until they become conscious they will never rebel, and until after they have rebelled they cannot become conscious.”

Until they become conscious they will never rebel, and until after they have rebelled they cannot become conscious.
Until they become conscious they will never rebel, and until after they have rebelled they cannot become conscious.

Đó là câu nhân vật Winston, một nhân viên của Bộ Sự Thật ( Department of Truth ) viết trong nhật ký “tâm sự thầm kín” của anh! Nếu suy nghĩ của anh mà lộ ra ngoài, chắc chắn anh sẽ bị “biến mất”!

“Chỉ đến khi nào dân chúng ý thức được họ bị đàn áp thì họ mới đứng dậy, nhưng chỉ khi nào đã đứng dậy, thì họ mới ý thức được họ bị đàn áp.”

Winston đã tuyệt vọng, anh đã ý thức được anh đang sống trong một xã hội độc tài toàn trị, ngay cả đến suy nghĩ cũng kiểm soát. Nhưng anh không thấy được lối thoát.

George Orwell đã triết lý hóa cái tình trạng tuyệt vọng của Winston một cách văn hoa lãng mạng.

— Chúng ta biết chúng ta đang bị đàn áp tư tưởng, nhiều quyền tự do hiến định bị cướp mất, chúng ta bèn xuống đường ôn hòa, bày tỏ sự phản kháng của chúng ta một cách thật ôn hòa: và kết quả là chúng ta bị đánh bể đầu, bể xương, gãy răng, xịt máu v.v…

George Orwell quả thật rất có lý: “Ý Thức” dẫn dắt “Hành Động” kết quả của “Hành Động” bồi bổ cho “Ý Thức”!

— Như vậy thì Winston cũng không quá tuyệt vọng!

Tuổi Trẻ Việt Nam đã xuống đường bằng “Ý Thức” vững chãi. “Hành Động” có thể đang bị gián đoạn, nhưng chắc chắn không ngưng hẳn!

Cái vòng lẩn quẩn đã biến thành cái vòng tuần hoàn, sự tuần hoàn càng lúc sẽ càng nhanh, càng mãnh liệt!

18/07/2018

Tìm Hiểu Cơ Bản về Mã Hóa: “Encryption” hay “Encrypted” Tin Nhắn / Emails v.v…

Khi chúng ta lên mạng, vào bất kỳ nơi nào nếu thấy địa chỉ bắt đầu bằng “https”, thí dụ https://www.facebook.com/ — thì tất cả những gì chúng ta thấy trên màn hình, hoặc viết gửi đi v.v… trên nguyên tắc, đều được mã hóa.

— Có nghĩa là trong quá trình chuyển đi, chuyển lại, có ai đó ăn cắp những thông tin này, họ cũng không đọc được hay “giải mã” được.

Thí dụ, khi chúng ta mua đồ trên Amazon, Hoa Kỳ, và gửi thông tin về thẻ tín dụng sang Hoa Kỳ, có kẻ nào đó ăn cắp được những thông tin này trên đường di chuyển — chúng cũng không giải mã được thông tin để đọc được thẻ tín dụng để ăn cắp tiền.

Nhìn chung, “sức mạnh” của mã hóa không phải ở phương pháp ( algorithm ) mã hóa mà ở “sức mạnh” của chìa khóa mã hóa ( encryption key ).

Chìa khóa 128-bit đã được sử dụng khá lâu và chưa ai bẻ được.

Vậy “encryption key” bảo vệ thông tin ra sao?

“Bit” là số nhị phân. Một bit chỉ có thể có một trong hai giá trị: 0 hoặc 1.

Giải thích 128-bit encryption có lẽ hơi rắc rối. Thử tìm hiểu bằng bằng chìa khóa 2-bit trước.

Một bit có hai giá trị. Tập hợp của hai bit sẽ tạo ra bốn giá trị khác nhau, vì là 2 lũy thừa 2 ( 2^2 = 4 ):

Nhị phân: 00 –> hệ số mười, thập phân, là 0
Nhị phân: 01 –> hệ số mười là 1
Nhị phân: 10 –> hệ số mườk là 2
Nhị phân: 11 –> hệ số mười là 3

“Brute-force attack” là cái kiểu tấn công giải mã Vai U Thịt Bắp, tấn công bằng “vũ lực” bên kia đạn sắt bên ta đầu chì, thì người ta sẽ:

— Sử dụng chìa khóa 00 để giải, nếu không được thì chìa khóa 01, tiếp theo là 10, sau cùng là 11.

Trong bốn chìa khóa này, sẽ có một chìa giải mã được thông tin đã được mã hóa.

Như vậy, với cái chìa khóa 2-bit, thì tỷ lệ thành công của brute-force attack là 25%. Theo cách tính:

1 / ( 2^2 ) = 1 / 4 = 25%

Thêm một thí dụ nữa. Hãy tưởng tượng, chìa khóa bây giờ là 3-bit, thì chúng ta có tổng cộng là tám ( 8 ) chìa khóa khác nhau vì:

2^3 = 2 * 2 * 2 = 8

Đây là giá trị của tám ( 8 ) chìa khóa:

000
001
010
011
100
101
110
111

Trong tám ( 8 ) chìa khóa này, chỉ có một ( 1 ) là có giá trị. Vậy xác suất thành công của brute-force attack là 12.5%:

1 / ( 2^3 ) = 1 / 8 = 12.5%

Như vậy, chìa khóa 128-bit có tổng cộng là 2^128 chìa khóa! Và trong đó chỉ có một chìa khóa là giải được!

2^128 là khoảng chừng 340,282,366,920,938,000,000,000,000,000,000,000,000 hay 3.4028237e+38!

Như vậy cái xác suất thành công của brute-force attack với chìa khóa 128-bit là:

1 / ( 2^128) = 1 / 340,282,366,920,938,000,000,000,000,000,000,000,000 = ??%

Hiện tại, 128-bit chưa bị bẻ gãy vì có quá nhiều chìa khóa để thử!

Xin lưu ý, đây chỉ là cách giải thích rất cơ bản. Không đến nơi đến chốn. Encryption trong IT là một nhánh chuyên môn dành riêng cho những bộ não toán học siêu việt!

*
* *

Chìa khóa 128-bit đã được sử dụng khá lâu và chưa ai bẻ được.

Nhưng hiện tại, người ta đã sử dụng chìa khóa 256-bit ( 128 * 2 = 256 ), và đã 1,024-bit ( 256 * 2 ).

— Và Google cũng đã sử dụng chìa khóa 2,048-bit ( 1024 * 2 ) rồi.

02/07/2018