“Nhất Đới, Nhất Lộ” sẽ khiến Tàu+ Tan Tành theo Vết Xe Đổ của Đế Quốc Sô Viết

12/08/2018,

David Fickling, dfickling@bloomberg.net

https://www.bloomberg.com/view/articles/2018-08-12/soviet-collapse-echoes-in-china-s-belt-and-road-investment

Yếu tố nào khiến những đế quốc phải sụp đổ?

Những kế hoặch vĩ đại hòng cố phát triển những vùng không thể đóng góp nhiều cho nền kinh tế đã khiến cho nhiều đế quốc tiêu tùng trong quá khứ.
Những kế hoặch vĩ đại hòng cố phát triển những vùng không thể đóng góp nhiều cho nền kinh tế đã khiến cho nhiều đế quốc tiêu tùng trong quá khứ.

Theo một vài quan điểm của những người có thẩm quyền ( nghĩa là có hiểu biết rộng ) thì vấn đề cốt lõi vẫn là phương pháp đầu tư. Đại cường là những quốc gia biết sử dụng thành quả kinh tế để củng cố sức mạnh quân sự. Khi mà những quốc gia này gắng sức củng cố quân sự, những kế hoặch đầu tư phát triển kinh tế sẽ thiếu vốn và quốc gia này từ từ sẽ tiêu tùng.

Tàu cộng đang ở trong tình trạng này, sự cường thịnh kinh tế đã dẫn đến thái động hung hăng quân sự và cố gắng trút tiền vào những quốc gia láng giềng mang tính chiến lược.

Cộng Hòa Nhân Dân

Lực lượng lao động của Tàu+ được dự đoán là sẽ giảm trong năm 2018 lần đầu tiên trong năm thập niên.
Lực lượng lao động của Tàu+ được dự đoán là sẽ giảm trong năm 2018 lần đầu tiên trong năm thập niên.

Cũng giống như đế quốc Sô Viết trong thập niên 1970, sự đột phá công ăn việc làm ở Tàu+ đã tàn, và họ đang dấy lên niềm hy vọng đổ tiền vào đầu tư sẽ giữ được phép mầu cũ và củng cố vị thế của họ ở những vùng đất mới. Sự thành công hay thất bại của các dự án trong kế hoặch “Nhất Đới, Nhất Lộ” — và số lượng tiền tệ khổng lổ được đầu tư trong nước — sẽ có tính cách quyết định là quốc này đã đạt đươc giấc mơ phồn thịnh sẽ gặp những trở lực tương tự đã khiến cho đế quốc Liên Bang Sô Viết tan tành.

Một băng khoăng chung về kế hoặch “Nhất Đới, Nhất Lộ” — những dự án hạ tầng không điểm dừng trị giá khoảng một ngàn năm trăm tỷ Mỹ kim kéo dài trong thập niên tới ở Đông Nam Á, Nam Á và Trung Á — là các quốc gia trong các vùng lãnh thổ nói trên sẽ bị biến thành những con nợ tương lai của Bắc Kinh.

Một Tỷ Ở Nơi Này, Một Tỷ Ở Nơi Khác

Vốn đầu tư vào các dự án ở các quốc gia và vùng lãnh thổ trong "Nhất Đới, Nhất Lộ". Đơn vị là tỷ Mỹ kim.
Vốn đầu tư vào các dự án ở các quốc gia và vùng lãnh thổ trong “Nhất Đới, Nhất Lộ”. Đơn vị là tỷ Mỹ kim.

Những dự án thất bại, điển hình như cảng Hambantota ở Tích Lan là một phương pháp để Tàu+ mở ảnh hưởng chiến lược rộng ra thế giới. [1] Nhưng nợ nần đầu tư cũng khiến cho chủ nợ lẫn con nợ gặp khó khăn. Sự nguy hiểm cho Tập Xì Ping là sự cạn kiện vốn liếng sẽ khiến cho sự phát triển của Tàu+ cũng là sức mạnh của Tàu+ bị chững lại.

Thử nhìn lại một vài dự án đang trong kế hoặch. Chúng ta nghĩ một tỷ sáu trăm triệu Mỹ kim vào cảng Hambantota là nhiều? Vậy hãy xem lại Kyaukpyu ở Miến Điện, công ty Citic Group Corp. chủ đầu tư chín chấm sáu tỷ Mỹ kim vào một cảng biển sâu và một đặc khu công nghiệp nối liền với đường dẫn dầu và ga của công ty Dầu Khí Quốc Gia Tàu+.

Chúng ta nhìn ra một logic chiến lược trong các dự án này. Tàu+ mở thương lộ sang Tây Phương khách hàng của họ và thương lộ sang các quốc gia Trung Á mà Tàu+ cần dầu hỏa phải đi qua vùng biển huyết mạch eo biển Singapore và Malacca, nỗi lo lắng thường xuyên của các nhà chiến lược quân sự của Tàu+. Thiết lập một đường xe lửa và đường dẫn dầu đến Ấn Độ Dương sẽ là một con đường thay thế.

Ống Dẫn Ga, Ống Dẫn Dầu

Các đường dẫn ga thường phải hoạt động ít nhất là một nữa công suất để huề vốn. Đường dẫn ga Tàu cộng-Miến Điện chỉ đến mức một phần ba từ khi đi vào hoạt động năm 2013.
Các đường dẫn ga thường phải hoạt động ít nhất là một nữa công suất để huề vốn. Đường dẫn ga Tàu cộng-Miến Điện chỉ đến mức một phần ba từ khi đi vào hoạt động năm 2013.

Trên phương diện kinh tế, suy nghĩ này thất bại. Dường dẫn ga Kyaukpyu chưa hoạt động đến 1/3 công suất khi khởi động vào 2013, đường dẫn dầu song song im lìm hàng năm trời trước khi được hoạt động lần đầu tiên vào năm rồi — lợi nhuận chẳng là bao so với hai chấm năm tỷ Mỹ kim đầu tư xây dựng. Ở vùng Kunming nhà máy lọc dầu có công suất 260,000 thùng dầu mỗi ngày, tương đương với nhà máy lọc dầu lớn nhất Anh Cát Lợi, cũng hoạt động hết công suất nếu không có dầu thô đưa đến Kyaukpyu.

Những dự án đường xe lửa chằng chịt mạng nhện trong vùng Trung Á là tâm điểm của kế hoặch “Nhất Đới, Nhất Lộ”. Như chúng tôi đã luận trước đây, với kế hoặch này, họ đã không hiểu biết gì về lịch sử cũng như những căn bản kinh tế của thương mại đông-tây, thương lộ này luôn phụ thuộc vào hàng hải trung chuyển trong vùng Đông Nam Á, Ấn Độ và Bán Đảo Ả Rập hơn là phụ thuộc vào Con Đường Tơ Lụa xuyên các thảo nguyên Âu Á.

Về Hướng Tây, Chàng Tuổi Trẻ

Các dự án "Nhất Đới, Nhất Lộ" ở đại lục Châu Á trong Nam Dương, Phi Luật Tân và Tích Lan chỉ là một phần rất nhỏ của tổng đầu tư.
Các dự án “Nhất Đới, Nhất Lộ” ở đại lục Châu Á trong Nam Dương, Phi Luật Tân và Tích Lan chỉ là một phần rất nhỏ của tổng đầu tư.

Những bất lợi của bộ vận ngày nay được gia tăng với những con tàu dương vận có công suất hàng tỷ Mỹ kim hàng hóa mỗi chuyến, và những đường sắt khoảng cách khác nhau trong Á Châu khiến cho bộ vận càng thêm đắc đỏ và tốn thời gian.

Giá trị hàng hóa vận chuyển giữa Châu Âu và Yiwu, một trung tâm đường sắt gần Thượng Hải, là khoảng 330 triệu Mỹ kim trong bốn tháng đầu của 2018, theo công ty Đường Sắt Quốc Gia Tàu+. Chỉ bằng 1/3 của những con tàu dương vận khổng lồ, và có khoảng vài trăm con tàu hạng nhỏ hoạt động. Bốn thương cảng hàng đầu của Tàu+ cộng có công suất 330 triệu Mỹ kim mỗi ba tiếng đồng hồ.

Phải Xuống Biển

Tuyệt đại đa số thương mại giữa Tàu+ và Châu Âu là bằng không vận hoặc hải vận, bộ vận không kham nổi.
Tuyệt đại đa số thương mại giữa Tàu+ và Châu Âu là bằng không vận hoặc hải vận, bộ vận không kham nổi.

Chúng ta cần phải suy gẫm lại vấn đề xài tiền bậy bạ trong bối cảnh đế quốc Sô Viết bị suy yếu. Vào những thập niên giữa của thế kỷ 20, Mạc Tư Khoa cũng hiện tượng phép lại kinh tế như Tàu+ đang có bây giờ và điều đó đã khiến Tây Phương hoảng sợ là họ sẽ bị Sô Viết đè bẹp. Vào thập niên 1950s, kinh tế Sô Viết phát triển hùng hơn bất cứ quốc gia nào ngoại trừ Phù Tang.

Có rất nhiều lý do tại sao sự phát triển tột bậc lại tan tành vào thập niên 1970s, như tính giáo điều của kinh tế chỉ đạo, lực lượng lao động không giảm thiểu, và số lượng tiền tệ khổng lồ đầu tư vào quân sự trong thời Chiến Tranh Lạnh. Tuy nhiên, không thể tách rời sự lụi tàn này ra khỏi kế hoặch tương tự như “Nhất Đới, Nhất Lộ”, đầu tư phát triển Tây Bá Lợi Á.

Từ thập niên 1960s, Tây Bá Lợi Á nuốt chửng khoảng 1/3 dụng cụ xây cất hạng nặng của đế quốc Sô Viết dù chỉ là vùng đất có một phần rất nhỏ tổng dân số, và Mạc Tư Khoa đã đổ tiền để xây dựng những mỏ ga, mỏ than, những nhà máy nhôm, và một triển khai thêm đường sắt Xuyên-Tây Bá Lợi Á hàng trăm cây số về hướng Bắc.

Các Khoảng Thời Gian Khó Khăn

Giảm sút sản lượng dầu, than và thép trong thập niên 1970 và 1980 đã đình trệ phát triển của toàn bộ nên kinh tế của đế quốc Sô Viết.
Giảm sút sản lượng dầu, than và thép trong thập niên 1970 và 1980 đã đình trệ phát triển của toàn bộ nên kinh tế của đế quốc Sô Viết.

“Phát triển khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Tây Bá Lợi Á đã ngốn một khoảng tiền đầu tư khổng lồ,” nhà kinh tế Robert C. Allen đã viết, không đầu tư vào những dự án lợi nhuận ở hướng tây của vùng sơn cước Urals đã từ từ làm đình trệ sản xuất của nền kinh tế đế quốc này. “Sự ‘giàu có’ tài nguyên thiên nhiên của đế quốc Sô Viết đã trở thành một lời nguyền,” ông viết. “Khai thác tài nguyên đã ngốn đa số ngân quỹ đầu tư nhưng không tăng Tổng Sản Lượng Quốc Gia là bao.”

Diễn tiến tương tự có thể xảy ra với Tàu+ không? Đế quốc Sô Viết đã phải đổ tiền vào các vùng tiền tuyến chiến lược phía đông, Bắc Kinh sợ hãi chủ nghĩa ly khai biên giới phía tây nên đã đổ tiền cho các dự án trong vùng này ở những năm gần đây, đây là một tình trạng bất an tiềm ẩn mà dự án “Nhất Đới, Nhất Lộ” chỉ là một phần rất nhỏ của trong tình trạng bất an này.

Đầu Tư Giảm Sút

Vốn đầu tư vào những vùng kinh tế đầy lợi nhuận ở các vùng phía đông đang trên đà giảm sút trong thập niên qua
Vốn đầu tư vào những vùng kinh tế đầy lợi nhuận ở các vùng phía đông đang trên đà giảm sút trong thập niên qua

Lãnh thổ phía tây của Tàu+ cộng lấy hết 19.5 phần trăm tổng vốn đầu tư quốc gia năm 2016, trong khi đó những thành phố kinh tế phồn thịnh Cấp Một và Quảng Đông chỉ được 15.4 phần trăm. Những vùng kém phát triển vùng miền trung, miền bắc và miền tây của Tàu+ đã nuốt đại đa số vốn đầu tư cố định từ năm 2007, theo thống kê nhà nước.

Và sự kiện đó cũng trùng hợp sự kết thúc chu kỳ tăng trưởng phép mầu. Nhân công tăng nhanh ở sản lượng kể từ năm 2008, có nghĩa là nền kinh tế càng ngày càng giảm tính cạnh tranh, theo bản báo cáo và Tháng Bảy 2018 của nhóm nghiên cứu Conference Board. Khoảng 90 phần trăm những thuận lợi của Tàu+ so với Mỹ trong năm 2016 chỉ là kết quả của tỷ lệ hối suất, kinh tế gia Siqi Zhou báo cáo.

Nỗi sợ hãi của Tàu+ về sự bất an ở phía tây có nhiều hậu quả tai hại. Nếu so sánh sự kiện hàng trăm ngàn người Duy Ngô Nhĩ bị đưa vào các trại tập trung và hơn hàng triệu người lúc nào cũng bị giám sát ở vùng Tân Cương, thì sự lãng phí của tiền đầu tư và những dự án khổng lồ chỉ là một nỗi lo lắng không đáng kể.

Nhưng thật sự không phải vậy. Ở quốc gia này những con số thống kê kinh tế không đáng tin cậy và số người tìm được việc làm đang giảm thiểu ở mức tối đa, tác hại ghê gớm của những đầu tư thất bại phá tan nền móng của tăng trưởng kinh tế.

Sự cường thịnh của Tàu+ trong thế kỷ này là kết quả của sự tham gia vào thương mại thế giới mà những vùng ven biển đóng vai trò chủ chốt. Ở những vùng hoang vắng của đại lục, Tàu+ đã gieo mầm móng đỗ vỡ.

Chú thích của tác giả David Fickling:

[1]. Tàu+ cộng được quyền mướn trong vòng 99 năm để trừ khoản nợ chính phủ Tích Lan mượn từ nhà thầu Tàu, China Merchants Group.

12/08/2018

David Fickling, dfickling@bloomberg.net

https://www.bloomberg.com/view/articles/2018-08-12/soviet-collapse-echoes-in-china-s-belt-and-road-investment

23/08/2018.

%d bloggers like this: