Xin được nói trước, tôi chỉ “nhai lại” theo hiểu biết hạn hẹp, và trí nhớ xa xăm thuở trước, khi đọc sách của các học giả Việt Nam: không có ý làm tài liệu, nên không có dẫn chứng.
Nguồn tham khảo duy nhất của tôi là — https://en.wikipedia.org/wiki/Simplified_Chinese_characters; bài viết này có nhiều điều trùng hợp với trí nhớ của tôi.
*
* *
Chữ Tàu cải cách, hay chữ Tàu giản thể thường được cho là do Mao Trạch Đông khởi xướng trong cái phong trào gọi là “Cách Mạng Văn Hóa”. Nhưng thật sự, Đông chỉ tiếp tục công trình cải cách dỡ dang xảy ra trong những thời kỳ trước đó của Tàu.
Cuộc cải cách của Đông cũng rất hệ thống và hợp logic:
— Thí dụ, một số nét phức tạp cứ lập đi lập lại trong nhiều bộ, và nhiều chữ, Đông cho bỏ những nét phức tạp này, và thay vào đó bằng một nét đơn giản khác.
Cho nên chữ của Đông được gọi là “giản thể”, trong khi chữ cũ được gọi là “phồn thể”!
Cải cách sang giản thể của những thập niên 1950 và 1960 là nhắm vào việc đơn giản hóa chữ viết, để có nhiều người biết đọc biết viết hơn. Và việc cải cách này được áp dụng ở Tàu Lục Địa và Singapore ( Tân Gia Ba ).
Đã có một cuộc cải cách khác diễn ra vào năm 1977, nhưng vào năm 1986 thì đã bỏ không áp dụng cải cách của năm 1977.
Vào năm 2009, Tàu cộng đã trưng cầu dân ý, và 8,105 chữ giản thể không thay đổi đã được chính thức công nhận vào ngày 5, Tháng Sáu, 2013.
Như vậy chúng ta có thể thấy, Đông cải cách chữ viết vì có những nhu cầu đòi hỏi thiết thực và thiết yếu. Đông không cải cách chữ viết vì muốn hủy hoại chữ đã có sẵn.
HAY NÓI MỘT CÁCH KHÁC, CHỮ PHỒN THỂ QUÁ KHÓ HỌC!
*
* *

Chữ Tàu hình như luôn luôn trong tình trạng thay đổi. Người ta có bằng chứng, vào đời nhà Tần, 221-206 trước Công Nguyên, chữ giản thể đã được sử dụng.
Và vào năm 1909, một cuộc cải cách chữ Viết đã được đề ra, và người khởi xướng kêu gọi đưa loại chữ này vào giáo dục. Cuộc khởi nghĩa Ngày Bốn Tháng Tư 1919 nhằm hiện đại hóa nước Tàu, họ đã kêu gọi hủy bỏ chữ phồn thể hoặc là HOÀN TOÀN SỬ DỤNG MẪU TỰ LATIN!
Vị lãnh đạo của khởi nghĩa ngày gọi chữ Tàu cổ là “ma trâu”, “rắn thần”!
Và nhà văn nổi tiếng thời đó, Lỗ Tấn ( Lun Xun ) viết:
“IF CHINESE CHARACTERS ARE NOT DESTROYED, THEN CHINA WILL DIE.” (汉字不灭,中国必亡)
“NẾU CHỮ TÀU KHÔNG ĐƯỢC HỦY BỎ, THÌ NƯỚC TÀU SẼ CHẾT.”
Những người thuộc cách tả của Tàu cộng đã gắng công khởi xướng phong trào sử dụng chữ Hanyu Pinyin ( Hanyu là tính thuộc Hán ) hay là chữ Hán theo mẫu tự Latin nhưng phong trào này không được ủng hộ!
Ở Hồng Kông, thập niên 1930, một nhóm nhỏ đã cố công khởi xướng sử dụng mẫu tự Latin, nhưng họ thất bại, và Hồng Kông hiện tại vẫn sử dụng chữ phồn thể.
Ở Nhật Bản, sau Đệ Nhị Thế Chiến, họ cũng đã đơn giản hóa những chữ Tàu ( kanji ) được sử dụng trong tiếng Nhật. Nhưng nếu so với Tàu, thì cuộc cải cách này không đáng kể.
*
* *
Chúng ta thấy gì từ đại khối những dân tộc phải sử dụng chữ Tàu:
1. Họ luôn gặp khó khăn và phải liên tục cải cách.
2. Họ luôn luôn mơ ước một hệ thống chữ viết giản tiện hơn: họ mơ ước sử dụng mẫu tự Latin. Giấc mơ của họ chưa thành và có thể sẽ không thành.
3. Họ tồn tại hai hệ thống chữ viết: những người sử dụng chữ Tàu ở quốc gia này có nguy cơ không hiểu được người Tàu ở một quốc gia khác viết gì, dù đều là chữ Tàu!
Ngẫm lại chúng ta:
— Tiền nhân của chúng ta đã quá sáng suốt khi dang tay đón nhận món quà chữ viết mẫu tự Latin vô giá từ các vị giáo sỹ Châu Âu.
Trong “Chính Đề Việt Nam” ( bản PDF, không phải chính bản của Nhà Xuất Bản Đồng Nai, Nam Việt Nam, 1968 ), ( các ) tác giả luận:
— Chúng ta đã may mắn có chữ Quốc Chữ, nên việc học tiếng Anh, tiếng Pháp của chúng ta rất dễ dàng.
Nhìn chung, ngày hôm nay, khả năng tiếng Anh, tiếng Pháp của đại đa số giới trẻ ở Việt Nam quá yếu so với các quốc gia trong khu vực, thí dụ như Malaysia. Nhưng điều này là vì chúng ta sống một môi trường sa đọa rách nát về mọi mặt, sự phát triển của chúng ta bị giới hạn bởi cái môi trường đó.
Một khi chúng ta tạo được môi trường mới, tôi xin được mượn một thành ngữ tiếng Anh để diễn tả những gì chúng ta có thể đạt được: “The sky is the limit!”
Điều sau cùng, chữ Quốc Ngữ dù chưa hoàn hảo, nhưng so với chữ Tàu vẫn là một hệ thống chữ viết ổn định, dễ học.
Trách nhiệm của chúng ta là ngày càng củng cố hệ thống chữ viết này.
TRÁCH NHIỆM CỦA CHÚNG TA LÀ PHẢI TIÊU DIỆT NHỮNG ĐỨA NÀO MUỐN HỦY HOẠI CHỮ QUỐC NGỮ CỦA CHÚNG TA, CHỮ QUỐC NGỮ CỦA CON EM CHÚNG TA.
( * ) Chữ Tàu hay chữ vuông được các vị, đặc biệt là Linh Mụch Triết Gia Lương Kim Định cho là nòi du mục Hán đã ăn cướp của dòng Bách Việt.
Đứng trước một khối Tàu 1/5 dân số thế giới hiện giờ, chắc chúng ta chưa đủ khả năng để với họ về vấn đề này.
Mặc dù trong số lượng người khổng lồ này, một phần rất đông là con dân Bách Việt đã quên hẳn nòi giống của họ.
04/09/2018.