SỢ: của George Orwell, Alexander Solzhenitsyn, Vũ Thư Hiên, Trần Đĩnh…

Bút pháp của tiên sinh George Orwell rất nhẹ nhàng, từ tốn, điềm tĩnh, nhưng khi chúng ta nghiệm ra được ý của ông cái cảm giác “rùng rợn” rất thấm.

Ông diễn tả cái “sợ” cũng bằng bút pháp đó.

Trong “1984” cái nỗi sợ của Winston thiên hình vạn trạng: sợ từ những đứa con nít thuộc loại “điệp viên nhi đồng” của Đảng, sợ từng bụi cây, vì có thể có máy nghe lén, sợ đồng nghiệp vì có thể là Cảnh Sát Tư Tưởng…

Chàng sợ và căm ghét cô nàng Julia, dù nàng chưa làm gì chàng, ý nghĩ đập vỡ sọ nàng để giải tỏa sự căm ghét và sợ hãi đã đến với chàng… Cho đến khi nàng rất tinh ranh trao chàng mảnh giấy với vỏn vẹn “Em yêu anh!”… Cái bản năng của con người đã thắng sự nghi kỵ kinh niên của chàng. Và phải hơn hai tuần tránh tai mắt theo dõi… họ mới gặp riêng nhau được.

( Ông có biệt tài diễn tả tính tự ti của đàn ông, trong “Burmese Days” cũng có một ông người Anh khá tự ti. )

Cái sợ của Alexander Solzhenitsyn trong “The First Circle“, “Tầng Địa Ngục Thứ Nhất” nó giới hạn trong trại tù dành cho trí thức và chuyên viên. Một loại trại tù của các nhà khoa học.

Họ thuộc loại “phản động” bị tập trung lại để làm các công việc nghiên cứu phục vụ cho “sức mạnh khoa học” của Đế Quốc Sô Viết. Giữa họ không có sự nghi kỵ hay sợ hãi đối với nhau. Những cán bộ được điều vào để giám sát họ cũng không đến nỗi man rợ… trong một vài trường hợp, những cán bộ nữ còn sinh lòng yêu đương những tù nhân…

— Nhưng nỗi sợ hãi của các lãnh đạo Trên đối với Stalin thật hãi hùng: vào gặp Stalin, đến một hơi thở cũng phải cân nhắc, lỡ Stalin phật lòng, là sẽ mất mạng trong vài tiếng đồng hồ sau!

Cái sợ của những anh đại tá, của những anh tướng của những anh bộ trưởng đường bệ đối với Stalin thật thê thảm.

Stalin một anh chàng du thủ du thực, đầu trộm đuôi cướp của xứ Georgia — ra những mệnh lệnh khoa học với thời gian và đòi hỏi trên trời, lãnh đạo Trên cũng phải râm rấp tuân theo, không dám phản đối, vì phản đối là có nguy cơ mất mạng. Thực hiện không được thì tìm cách gạt Stalin dốt nát, hoặc báo cáo láo!

Đêm Giữa Ban Ngày” của Vũ Thư Hiên là một tác phẩm quan trọng của lịch sử kháng cộng của người Việt Nam. Tác giả xác nhận “trưởng thành trong nỗi sợ hãi các đồng chí.”

Sự tàn ác man rợ của cái đám gọi là đồng chí đối xử với nhau: những người có thể được gọi là công thần cộng sản, bị tống ngục, bị giết hại không thương xót.

— “Tình đồng chí” của cộng sản Bắc Việt chỉ là một sự tuyên truyền trở trẽn.

Nỗi sợ của Giáp — kẻ được gọi là Đại Tướng — đối với đám đồng chí đang lộng hành thật tội nghiệp: đàn em của Giáp bị giết hại, Giáp không dám nói một lời bênh vực!

Đọc “Đèn Cù” của Trần Đĩnh, có những đoạn khiến chúng ta hụt hẫng một cách lạ kỳ:

— Thời kỳ “Cải Cách Ruộng Đất”, ông cùng một vài người khác, họ không thuộc nhóm “cán bộ cải cách” đến thăm một gia đình vừa bị đấu tố, trong sân nhà trống trơn, hai bà cháu đang ngồi làm gì đó, cô cháu 6-7 tuổi thấy các ông đến sợ quá hét thất thanh, vù chạy, nền nhà cao, cô chạy rớt té ạch xuống đất… gần như bất tỉnh!

Ông diễn tả nỗi sợ như vậy đấy!

*
* *

Ngày 10, Tháng Sáu 2018 khẳng định: đối với người Việt Nam, cái “evolution” hay “sự tiến hóa” của “sợ hãi” đã luân chuyển trọn một vòng tròn — nó đã trở về với những kẻ sinh ra nó.

Những cái trò khủng bố nữa đêm bằng ném đá, ném mắm tôm hay thậm chí ném chất thảy của con người ( như trường hợp của bà Trần Khải Thanh Thủy trước đây ) vào nhà những người can đảm dám lên tiếng vì Quê Cha Đất Tổ chắc chắn sẽ có những phản ứng ngược, và sẽ tạo ra những hậu quả thảm khốc cho những kẻ Tội Phạm của Dân Tộc, những kẻ Tàn Độc đối với Người Yêu Nước trong Tương Lai.

11/09/2018.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: