Tinh Thần Ngô Đình Diệm…

Cây cổ thụ, khách anh hùng
Ngàn năm sánh với non sông còn dài.
— Đề mộ ông ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi.

Tổng Thống Đình Diệm, New York, 1957.
Tổng Thống Đình Diệm, New York, 1957.

Một người mang mạng sống của mình để bảo vệ niềm tin, lý tưởng của mình thì không phải là người tầm thường được.

Là con người quan liêu, đối xử với nhân viên có khi để cho cảm tính, cảm tình riêng chi phối: không ai không có nhược điểm.

Trong cái bối cảnh hỗn loạn của Phương Nam lúc bấy giờ, độc đoán thiết nghĩ không phải là không cần thiết.

Ông xuống tay khá nhân đạo với những vị mang tinh thần sứ quân: giáo chủ Cao Đài Phạm Công Tắc toàn mạng, lưu vong sang Cambodia. Vị giáo chủ này đã bị Pháp lũng đoạn! Ông ở lại thì vùng Đông Nam Bộ sẽ thêm tanh banh.

Cụ Ba Cụt Phạm Quang Vinh quá cứng rắn, không thức thời, con mãnh long của Miền Tây không thể thả ra được: sự an nguy của 16 triệu con người Miền Nam quan trọng hơn sinh mạng của cụ Ba Cụt.

Bình Xuyên xà bát của cụ Bảy Viễn, bị đánh tanh banh, ông cũng toàn mạng sang Pháp lưu vong và chết ở bên đó.

Kể ra thì chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa rất là nhân đạo đó chứ!

*
* *

TINH THẦN NGÔ ĐÌNH DIỆM LÀ TINH THẦN ĐỘC LẬP TỰ LỰC CÁNH SINH, PHÁT TRIỂN NỘI LỰC DÂN TỘC!

Tinh thần đó — hơn bao giờ hết — người Việt Nam cần phải tiếp nối.

Chỉ có Nội Lực Dân Tộc mới thật sự là sức mạnh của ta!

29/10/2018.

Kháng cộng 1975-1990s và “Brotherhood” trong “1984” của George Orwell.

O’Brien, một Đảng viên cao cấp, cũng là thành viên của Kháng Chiến ( Brotherhood ) giải thích về “đấu tranh” cho Winston — một người bất mãn, mong xã hội thay đổi.

Đọc đoạn này cảm giác lạnh xương sống, không thể không hình dung đến hoàn cảnh của những người Việt Nam dám đứng lên chống cộng sản từ giai đoạn 1975-1990s:

— Họ hoạt động trong âm thầm, bị bắt trong cô đơn, không ai giúp đỡ, chết trong âm thầm! Họ có niềm tin là chế độ và xã hội sẽ thay đổi trước khi họ nhắm mắt lìa đời?

Chúng ta không thể không so sánh “đấu tranh” của thời 1975-1990s: truyền thông bảo vệ những con người đấu tranh thật sự.

George Orwell -- Brotherhood.
George Orwell — Brotherhood.

“Có thể là anh đã nghe đồn đãi về sự hiện diện của Kháng Chiến. Chắc chắn là anh đã tự định hình cho mình về nó. Có lẽ anh đã tưởng tượng đó là một tổ chức ngầm đông đảo những người bàn kế lập mưu, hội hợp bí mật trong những hầm rượu, viết tin nhắn trên các bức tường, nhận diện nhau bằng những mật mã hoặc bằng những cử chỉ đặc biệt của tay chân. Hoàn toàn không có những chuyện vớ vẩn đó. Thành viên của Kháng Chiến không có cách nào nhận diện nhau, và mỗi một thành viên chỉ duy nhất biết một vài thành viên ít ỏi khác mà thôi. Ngay cả bản thân Goldstein (*), nếu ông ta bị Cảnh Sát Tư Tưởng tóm, cũng không thể nào cho chúng biết danh sách của toàn bộ các thành viên, hoặc bất cứ một thông tin nào giúp chúng có được danh sách đó. Hoàn toàn không có danh sách đó. Không có cách nào để diệt Kháng Chiến vì nó không phải là một tổ chức theo theo nghĩa thông thường. Keo sơn của Kháng Chiến là lý tưởng mà lý tưởng thì bất diệt. Anh sẽ không có bất cứ thứ gì để duy trì con đường anh theo, ngoại trừ lý tưởng đó. Anh sẽ không nhận được tình đồng đội và sự khuyến khích. Và cuối cùng thì anh sẽ bị bắt, anh sẽ không nhận được sự giúp đỡ nào. Kháng Chiến không giúp đỡ thành viên của mình. Cùng lắm, nếu một người nào đó cần phải được làm cho im lặng tuyệt đối, có khi Kháng Chiến cũng có thể lén lút chuyển một lưỡi dao cạo vào ngục thất. Anh phải tập làm quen với một cuộc sống không thấy kết quả và không hy vọng. Anh sẽ hoạt động một thời gian, anh sẽ bị bắt, anh sẽ khai, và sau đó anh sẽ chết. Đó là những kết quả duy nhất mà anh được chứng kiến. Chúng ta không có một hy vọng nào về một sự thay đổi trong cuộc đời của chúng ta. Chúng ta là những viên gạch lót đường. Cuộc sống thật sự của chúng ta là trong tương lai. Và khi đó chúng ta chỉ là những nắm bụi và những mảnh xương tàn. Nhưng tương lai đó còn bao xa nữa, không ai biết. Có thể là một ngàn năm nữa. Hiện tại chúng ta không thể hành động gì ngoại trừ đánh động quần chúng từng chút từng chút một. Chúng ta chưa thể hành động cùng một lúc. Chúng ta chỉ có thể truyền bá kiến thức vào quần chúng từng người từng người một, từ thế hệ này sang thế hệ sau. Bất chấp sự kiểm soát của đám Cảnh Sát Tư Tưởng. Không còn cách nào khác.”


( * ) Goldstein: lãnh tụ tối cao của Brotherhood ( Kháng Chiến. )


 

Nguyên bảng tiếng Anh:

“You will have heard rumours of the existence of the Brotherhood. No doubt you have formed your own picture of it. You have imagined, probably, a huge underworld of conspirators, meeting secretly in cellars, scribbling messages on walls, recognising one another by code-words or by special movements of the hand. Nothing of the kind exists. The members of the Brotherhood have no way of recognising one another, and it is impossible for any one member to be aware of the identity of more than a very few others. Goldstein himself, if he fell into the hands of the Thought Police, could not give them a complete list of members, or any information that would lead them to a complete list. No such list exists. The Brotherhood cannot be wiped out because it is not an organisation in the ordinary sense. Nothing holds it together excepts an idea which is indestructible. You will never have anything to sustain you, except the idea. You will get no comradeship and no encouragement. When finally you are caught, you will get no help. We never help our members. At most, when it is absolutely necessary that someone should be silenced, we are occasionally able to smuggle a razor blade into a prisoner’s cell. You will have to get used to living without results and without hope. You will work for a while, you will be caught, you will confess, and then you will die. Those are the only results that you will ever see. There is no possibility that any perceptible change will happen within our own lifetime. We are the dead. Our only true life is in the future. We shall take part in it as handfuls of dust and splinters of bone. But how far away that future may be, there is no knowing. It might be a thousand years. At present nothing is possible except to extend the area of sanity little by little. We cannot act collectively. We can on spread our knowledge outwards from individual to individual, generation after generation. In the face of the Thought Police, there is no other way.”

14/10/2018.

 

 

“Thế Hệ Bốn Lăm” từ “Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử”, “1945 Lạc Đường Vào Lịch Sử” đến “Tổ Quốc Ăn Năn” aka “Ông-Bác-Vật-Thần-Đèn-Pháp-Lang-Sa-Nguyễn-Gia-Kiểng”

“Tổ Quốc Ăn Năn” của ông Kiểng sẽ khiến cho con nít hư người! Cái mớ hổ lốn vô cùng độc hại!

*
* *

Nguyễn Gia Kiểng, “Tổ Quốc Ăn Năn”, Bản điện tử PDF, in lần thứ hai, Pháp, 2004.

— Chương “Đem tâm tình viết lịch sử?”, trang 145 đến 148 (sách); hay 177 đến 180 ( physical PDF document pages ):

Những dòng đầu tiên, ông chép:

Trích trang sách 145:

Lúc sắp rời Việt nam đi du học tôi có được nghe nói khá nhiều về một cuốn sách mới xuất bản với một cái tên khá ngộ nghĩnh “Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử”. Hình như là của Nguyễn Kiên Trung nếu tôi không nhớ sai.

Cuốn sách đó tôi không đọc một phần vì không có cơ hội, một phần cũng vì cái tên ngộ nghĩnh đó. Tại sao lại có thể lấy tâm tình mà viết lịch sử?

Theo ông bác vật:

  1. Viết lịch sử phải khách quan và chính xác.
  2. Viết không chính xác và chủ quan thì hết sức nguy hiểm: vì có thể đầu độc những tâm hồn trong trắng.
  3. Đem tâm tình mà viết sử, chỉ có thể phục vụ những mục đích chính trị ngắn hạn, thần thánh hóa các nhân vật lịch sử và có thể truyền lại những giá trị bệnh hoạn.

Ông Kiểng là dân Tây. Ông ta rời Việt Nam khi 22 tuổi: khi đó nếu ông không biết “Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử” là của văn hào Nguyễn Mạnh Côn thì còn bỏ qua được!

Vào thời gian ông ta viết “Tổ Quốc Ăn Năn” thì đã là một ông già trưởng thành, và là dân Tây: GIÁO DỤC TÂY PHƯƠNG KHÔNG CHO PHÉP PHÊ BÌNH MỘT VẤN ĐỀ ( LÝ THUYẾT, SÁCH VỠ ) GÌ ĐÓ KHI CHƯA TÌM HIỂU KỸ CÀNG!

— Ông ta chỉ đọc cái tựa sách mà đã dám phê bình! Đây là hành vi của cái đám “ba đời ăn rau má phá đường rầy!” — chứ không thể là hành động của một trí thức Tây Học!

*
* *


Thế hệ bốn lăm
Vui chưa bao nhiêu nhiều lúc khóc thầm
Một phần tư thế kỷ,
Lừa lọc, gian ngoa, một bầy ác quỷ,
Tuổi thanh xuân tàn như một giấc mơ!
Hoảng hốt, điên cuồng, nhẫn nhục, bơ vơ,

Thế Hệ Bốn Lăm, Tạ Ký [1]

Các điểm then chốt trong “Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử” — chép lại theo trí nhớ, có sai sót xin quý vị chỉnh dùm:

  1. Thực dân Lang Sa dã man, đốt lúa. Gây chết đói cho hơn hai triệu người Việt Nam. Thực dân Lang Sa đã thâm độc gây cho người Việt Nam hiểu lầm là do Nhật đốt lúa.
  2. Cuộc cách mạng 1945, hầu như do tự phát. Thành phần chính yếu là trí thức tiểu tư sản.
  3. Việt Minh xảo quyệt giỏi tuyên truyền, tạo ảo giác là họ đang lãnh đạo.
  4. Khi Pháp đàn áp bằng vũ lực, thì thành phần vũ trang của Việt Minh trốn biệt, Tự Vệ Thành của các thanh niên trí thức tiểu tư sản đã ở lại tử chiến. ( Quang Dũng “Tây Tiến”, cũng xuất thân từ Tự Vệ Thành. Ông cũng là em trai của cố thiếu tướng VNCH Bùi Đình Đạm [2]. )
  5. Hồ Chí Minh là một cái tên hoàn toàn mờ nhạt trong dân chúng lúc đó, ở đâu lò dò ra ăn giật chính quyền.
  6. Cộng sản đã lập mưu lập kế tiêu diệt các đảng phái quốc gia không cộng sản khác.
  7. Những thanh niên trí thức tiểu tư sản, thành phần ưu tú của Việt Nam lúc đó, đã lầm đường theo cộng sản, nếu không chết trong rừng sâu nước độc, thì cũng chúng thanh trừng sau này.

— Tuổi thanh xuân của cả một thế hệ bị hoang phí tức tửi! “Tâm Tình Lịch Sử” của Nguyễn Mạnh Côn là tâm tình của cả một thế hệ ông: họ chiến đấu vì nước Việt Nam, vì con người Việt Nam. Cái đám cộng sản Việt Nam đã tiêu diệt tức tửi những con người này!

*
* *

Quả thật, nếu Nguyễn Gia Kiểng chịu hạ cố đọc Nguyễn Mạnh Côn chắc ông được mở mang trí tuệ hơn mà không chà đạp lên hương hồn của cả một thế hệ vì nước mà đã bị bọn cộng sản Việt Nam đối xử man rợ — man rợ hơn cả đối với kẻ thù.

Một phần lớn của chương này, Nguyễn Gia Kiểng dành cho việc chứng minh kết luận của ông. Trong những buổi trà dư tửu hậu với các “trí thức thượng lưu“(chữ của ông) ở kinh thành Ánh Sáng, ông — vì nhận xét lịch sử đúng hơn ai hết theo kiểu “Tổ Quốc Ăn Năn”, đã bị các “tao nhân mạc khách” (chữ của ông) này phản đối kịch liệt: nếu ở đâu khác, thì chắc ông đã không toàn mạng (tôi hiểu vậy.)

Đến đây, tôi xin mạo muội đưa ra nhận xét sau đây, hoàn toàn không có ý xúc phạm hoặc tấn công cá nhân: một người mà cứ bị chửi công khai giữa đám đông, một lần chắc quê, bị chửi riếc chắc tâm lý biến thành tâm 1ý AQ của Lỗ Tấn tiên sinh!

— Ông là lãnh tụ của cả một gia đình chánh trị, mà ông viết và phê cẩu thả!

— Dám phê bình cả một quyển sách (dù mỏng) mà ông chưa bao giờ đọc.

Không hiểu, có phải ông viết để xả stress theo kiểu therapeutic writing;  hay chỉ để thõa mản một cái “personal vendetta” nào?

*
* *

Tôi di cư sang Úc, bằng máy bay, theo diện “đoàn tụ” năm 18 tuổi. Sau vài tuần, cha tôi bảo hai tác phẩm “chống cộng” đầu tiên phải học là “1945 Lạc Đường Vào Lịch Sử”“Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử”!

Gần 30 tuổi ( nghĩa là hơn 10 năm sau ) tôi mới đọc!

[1] Tạ Ký, Sầu Ở Lại, Quế Sơn-Võ Tánh, Sài Gòn, 1971. (Tập thơ, Giấy phép số 1316 BTT/PHNT ngày, 2/4/1971, ba ngàn bản trên giấy Bạch Tuyết, năm mươi bản trên giấy Thanh Thảo.)

[2] Nhiều tác giả, Thơ Quang Dũng, Hồng Lĩnh, California, U.S.A., 1992.

07/10/2018.