“Thế Hệ Bốn Lăm” từ “Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử”, “1945 Lạc Đường Vào Lịch Sử” đến “Tổ Quốc Ăn Năn” aka “Ông-Bác-Vật-Thần-Đèn-Pháp-Lang-Sa-Nguyễn-Gia-Kiểng”

“Tổ Quốc Ăn Năn” của ông Kiểng sẽ khiến cho con nít hư người! Cái mớ hổ lốn vô cùng độc hại!

*
* *

Nguyễn Gia Kiểng, “Tổ Quốc Ăn Năn”, Bản điện tử PDF, in lần thứ hai, Pháp, 2004.

— Chương “Đem tâm tình viết lịch sử?”, trang 145 đến 148 (sách); hay 177 đến 180 ( physical PDF document pages ):

Những dòng đầu tiên, ông chép:

Trích trang sách 145:

Lúc sắp rời Việt nam đi du học tôi có được nghe nói khá nhiều về một cuốn sách mới xuất bản với một cái tên khá ngộ nghĩnh “Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử”. Hình như là của Nguyễn Kiên Trung nếu tôi không nhớ sai.

Cuốn sách đó tôi không đọc một phần vì không có cơ hội, một phần cũng vì cái tên ngộ nghĩnh đó. Tại sao lại có thể lấy tâm tình mà viết lịch sử?

Theo ông bác vật:

  1. Viết lịch sử phải khách quan và chính xác.
  2. Viết không chính xác và chủ quan thì hết sức nguy hiểm: vì có thể đầu độc những tâm hồn trong trắng.
  3. Đem tâm tình mà viết sử, chỉ có thể phục vụ những mục đích chính trị ngắn hạn, thần thánh hóa các nhân vật lịch sử và có thể truyền lại những giá trị bệnh hoạn.

Ông Kiểng là dân Tây. Ông ta rời Việt Nam khi 22 tuổi: khi đó nếu ông không biết “Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử” là của văn hào Nguyễn Mạnh Côn thì còn bỏ qua được!

Vào thời gian ông ta viết “Tổ Quốc Ăn Năn” thì đã là một ông già trưởng thành, và là dân Tây: GIÁO DỤC TÂY PHƯƠNG KHÔNG CHO PHÉP PHÊ BÌNH MỘT VẤN ĐỀ ( LÝ THUYẾT, SÁCH VỠ ) GÌ ĐÓ KHI CHƯA TÌM HIỂU KỸ CÀNG!

— Ông ta chỉ đọc cái tựa sách mà đã dám phê bình! Đây là hành vi của cái đám “ba đời ăn rau má phá đường rầy!” — chứ không thể là hành động của một trí thức Tây Học!

*
* *


Thế hệ bốn lăm
Vui chưa bao nhiêu nhiều lúc khóc thầm
Một phần tư thế kỷ,
Lừa lọc, gian ngoa, một bầy ác quỷ,
Tuổi thanh xuân tàn như một giấc mơ!
Hoảng hốt, điên cuồng, nhẫn nhục, bơ vơ,

Thế Hệ Bốn Lăm, Tạ Ký [1]

Các điểm then chốt trong “Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử” — chép lại theo trí nhớ, có sai sót xin quý vị chỉnh dùm:

  1. Thực dân Lang Sa dã man, đốt lúa. Gây chết đói cho hơn hai triệu người Việt Nam. Thực dân Lang Sa đã thâm độc gây cho người Việt Nam hiểu lầm là do Nhật đốt lúa.
  2. Cuộc cách mạng 1945, hầu như do tự phát. Thành phần chính yếu là trí thức tiểu tư sản.
  3. Việt Minh xảo quyệt giỏi tuyên truyền, tạo ảo giác là họ đang lãnh đạo.
  4. Khi Pháp đàn áp bằng vũ lực, thì thành phần vũ trang của Việt Minh trốn biệt, Tự Vệ Thành của các thanh niên trí thức tiểu tư sản đã ở lại tử chiến. ( Quang Dũng “Tây Tiến”, cũng xuất thân từ Tự Vệ Thành. Ông cũng là em trai của cố thiếu tướng VNCH Bùi Đình Đạm [2]. )
  5. Hồ Chí Minh là một cái tên hoàn toàn mờ nhạt trong dân chúng lúc đó, ở đâu lò dò ra ăn giật chính quyền.
  6. Cộng sản đã lập mưu lập kế tiêu diệt các đảng phái quốc gia không cộng sản khác.
  7. Những thanh niên trí thức tiểu tư sản, thành phần ưu tú của Việt Nam lúc đó, đã lầm đường theo cộng sản, nếu không chết trong rừng sâu nước độc, thì cũng chúng thanh trừng sau này.

— Tuổi thanh xuân của cả một thế hệ bị hoang phí tức tửi! “Tâm Tình Lịch Sử” của Nguyễn Mạnh Côn là tâm tình của cả một thế hệ ông: họ chiến đấu vì nước Việt Nam, vì con người Việt Nam. Cái đám cộng sản Việt Nam đã tiêu diệt tức tửi những con người này!

*
* *

Quả thật, nếu Nguyễn Gia Kiểng chịu hạ cố đọc Nguyễn Mạnh Côn chắc ông được mở mang trí tuệ hơn mà không chà đạp lên hương hồn của cả một thế hệ vì nước mà đã bị bọn cộng sản Việt Nam đối xử man rợ — man rợ hơn cả đối với kẻ thù.

Một phần lớn của chương này, Nguyễn Gia Kiểng dành cho việc chứng minh kết luận của ông. Trong những buổi trà dư tửu hậu với các “trí thức thượng lưu“(chữ của ông) ở kinh thành Ánh Sáng, ông — vì nhận xét lịch sử đúng hơn ai hết theo kiểu “Tổ Quốc Ăn Năn”, đã bị các “tao nhân mạc khách” (chữ của ông) này phản đối kịch liệt: nếu ở đâu khác, thì chắc ông đã không toàn mạng (tôi hiểu vậy.)

Đến đây, tôi xin mạo muội đưa ra nhận xét sau đây, hoàn toàn không có ý xúc phạm hoặc tấn công cá nhân: một người mà cứ bị chửi công khai giữa đám đông, một lần chắc quê, bị chửi riếc chắc tâm lý biến thành tâm 1ý AQ của Lỗ Tấn tiên sinh!

— Ông là lãnh tụ của cả một gia đình chánh trị, mà ông viết và phê cẩu thả!

— Dám phê bình cả một quyển sách (dù mỏng) mà ông chưa bao giờ đọc.

Không hiểu, có phải ông viết để xả stress theo kiểu therapeutic writing;  hay chỉ để thõa mản một cái “personal vendetta” nào?

*
* *

Tôi di cư sang Úc, bằng máy bay, theo diện “đoàn tụ” năm 18 tuổi. Sau vài tuần, cha tôi bảo hai tác phẩm “chống cộng” đầu tiên phải học là “1945 Lạc Đường Vào Lịch Sử”“Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử”!

Gần 30 tuổi ( nghĩa là hơn 10 năm sau ) tôi mới đọc!

[1] Tạ Ký, Sầu Ở Lại, Quế Sơn-Võ Tánh, Sài Gòn, 1971. (Tập thơ, Giấy phép số 1316 BTT/PHNT ngày, 2/4/1971, ba ngàn bản trên giấy Bạch Tuyết, năm mươi bản trên giấy Thanh Thảo.)

[2] Nhiều tác giả, Thơ Quang Dũng, Hồng Lĩnh, California, U.S.A., 1992.

07/10/2018.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: