Các “Thánh” của Cao Đài…

Kiến trúc các “Tòa Thánh” Cao Đài, bước vào cửa chính, là một cái “sảnh”: một bức tường ở giữa, có hai cửa hai bên đi vào “chính điện”.

Trên bức tường này có hình ba “vị thánh” như hình đính kèm.

Các "Thánh" của Cao Đài!
Các “Thánh” của Cao Đài!

1. Cái ông viết chữ Việt Nho là Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

2. Cái ông viết tiếng Pháp là đại Văn Hào Victor Hugo. Ông cụ là tác giả của những tác phẩm nổi tiếng đã được dịch sang chữ Quốc Ngữ như:

a. Những Kẻ Khốn Cùng.

b. Vô Gia Đình.

v.v…

3. Cái ông đứng dâng mực là Tôn Dật Tiên. Một trong những đầu lĩnh của Cuộc Bạo Loạn Tân Hợi 1911 Phản Tây Dương Phục Đại Thanh ở bên tàu.

Dật Tiên chủ trương thành lập nước Cộng Hòa Đại Hán. Trong khi các đầu lĩnh khác như Tư Lệnh ( rất tài giỏi ) Viên Thế Khải muốn tiếp tục chế độ quân chủ, nên đã lên ngôi Hoàng Đế. Tàu lâm vào cảnh loạn lạc quân phiệt.

Dật Tiên nổi tiếng với nhận xét dân An Nam Mít như sau:

— Cái giống dân đó là nô lệ căn tính! Suốt đời sẽ không khá nổi, suốt đời sẽ là tôi mọi cho Pháp Lang Sa.

Tổ tiên của Dật Tiên vốn cũng là một Việt nam-man ( một giống Việt man rợ ở phương Nam ) được giống Hán “khai hóa”!

Cao Đài tin rằng: cả Victor Hugo và Tôn Dật Tiên là “hóa thân” kiếp sau của Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm!!

a. Tôi không phản đối thờ Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm vì lý do sau đây:

— Cổ kim lịch sử của Việt Nam, chưa có ai điều binh khiển tướng, nhìn xa trông rộng bằng Cụ. Một ông Nguyễn Hoàng đầy tham vọng, tuy thân cô thế cô, giữ lại ở đất Bắc trước sau cũng tạo ra loạn lạc. Di Nguyễn Hoàng vào phương Nam đạt hai lợi: 1. giữ cho đất Bắc yên ổn. 2. Sử dụng cái tham vọng của Nguyễn Hoàng để lấn đất tìm đường xuôi Nam tiếp tục ( và Cụ đã thành công trong lượng định của mình. Dân Đại Việt chiếm được nhiều đất, gây đau thương cho nhiều dân tộc khác. ) Dù vậy, là một người Việt Nam tôi sẽ thờ Cụ.

b. Cụ Victor Hugo, một con người nhân bản, cái nhân bản toát lên trong các tác phẩm của cụ. Thờ cụ thì hơi có gì đó kỳ kỳ!

c. Dật Tiên thì không đáng chút nào! Quên tổ quên tông, quân thân phận bị đồng hóa! Hóa thân của Trạng Trình thì không thể nào ăn nói mất dạy như vậy được.

— Không hiểu mấy ông thần Cao Đài nghĩ cái gì! Dù sao để cho Dật Tiên cái job dâng mực, tôi cũng cảm thấy an ủi được phần nào!

*
* *

Trong bức tranh, cụ V. Hugo viết:

Dieu et Humanité: Vũ Trụ và Nhân Bản

Amour et Justice: Thương Yêu và Công Lý

Hai đời “giáo chủ” đầu tiên của Cao Đài đều là dân có liên hệ với Mẫu Quốc Lang Sa. Đặc biệt ông “giáo chủ” thứ hai Hộ Pháp Phạm Công Tắc ( một loại thò lò chính trị ), Phạm Công Tắc đã sử dụng những kiến thức phổ thông của ông ta để lừa bịp những người dân quê chất phác:

— Truyền hình đã có rồi, trong một buổi lên đồng, ông ta tuyên bố mai mốt chúng ta sẽ mang gánh hát về nhà!

Dù sao, Cao Đài cũng là một chứng tích lịch sử: lịch sử đặc thù của phương Nam non trẻ, hợp chủng.

25/12/2018

Người Châu Âu và tiếng Anh…

Thấy cái bà tiến sỹ quặt quặt quẹo quẹo dọa Châu Âu không sử dụng tiếng Anh trong tương lai… nghe buồn quá trời!

— Kể lại quý vị nghe một vài tiếp xúc với người Châu Âu và tiếng Anh.

1. Hồi xưa lắm, tôi mê một cô người Úc như điếu đổ, đến nhà cô thì biết mẹ cô là người Áo, cha cô là người Đức — bây giờ thì hai vị ấy chắc cũng đã giữa giữa 70 rồi: hai ông bà nói tiếng Anh nghe không nổi, dù ở Úc cũng đã mấy chục năm.

2. Mấy năm đầu tiên đi làm, tôi chạy vòng vòng, nên gặp nhiều người mới. Ở hai công ty kia, tôi được tiếp xúc với hai người ở Hòa Lan sang làm việc, họ cũng trạc tuổi tôi, có nghĩa là bây giờ khoảng ngoài 20 ( hai mưới ) chút: tiếng Anh không thua người Úc. Có nghĩa là giỏi hơn tôi khoảng 100 ( một trăm ) lần.

3. Gần nhà tôi đang ở bây giờ, xưa có ông cụ người Đức, ông di cư sang Úc sau Đệ Nhị Thế Chiến, ông mất mấy năm trước, ngoài 80 — ông nói tiếng Anh nghe không hiểu!

4. Mấy năm trước có gặp một gia đình người Đức ở Thái Lan, ông bà ngoài 50, nói tiếng Anh giọng rất nặng, mấy người con thì khỏi chê.

5. Nói chuyện với anh Vien Van Le ở Na Uy, anh nói tiếng Anh rất chuẩn. Và dĩ nhiên anh biết tiếng Na Uy.

6. Khoảng Tháng Bảy, 2018, gia đình chị Tường Uyên có sang Melbourne chơi. Tiếng Hòa Lan của chị Uyên như người bản xứ rồi. Tiếng Việt có thể còn hơn chúng ta. Tiếng Anh rất giỏi.

Hai người con của chị và người con rễ, họ nói tiếng Anh hoàn hảo!

Trong Đài Chiến Sỹ Trận Vong, chị trò chuyện với vị cựu chiến binh người Úc, ông kể thời trai trẻ, khoảng 40 ( bốn mươi ) năm trước, ông có sang Hòa Lan, lạc đường, hỏi một ông Hòa Lan bản xứ, ông này rất vui mừng giúp đỡ một người nói tiếng Anh, vì ông bảo ông có cơ hội thực tập tiếng Anh.

Chị Uyên cười trả lời: “We don’t do that anymore…”

Nghĩa là: bây giờ người Hòa Lan không còn cần thực tập tiếng Anh nữa, có nghĩa là họ đã nói được tiếng Anh lưu loát.

*
* *

Thật sự tôi không hiểu làm sao người Châu Âu và người Việt ở Châu Âu có thể học tiếng Anh và đạt đến hoàn hảo ( người trẻ tuổi bây giờ ) như vậy? Tôi ở Úc, sử dụng tiếng Anh mấy chục năm, đi làm toàn sử dụng tiếng Anh nhưng thật sự mà nói, tôi không tự tin lắm. Nói chuyện vẫn còn lạng quạng, trong khi đó những người Châu Âu tôi tiếp xúc, họ nói tiếng Anh bình thản như tôi nói tiếng Việt!

Cái gì đã thành thói quen truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thì không có lý do gì mà họ bỏ ngang xương.

Không nghiên cứu kỹ càng, nhưng dựa trên những quan sát thực tế, rõ ràng người Châu Âu đã đặt mục tiêu học tiếng Anh thành một quốc sách.

— Với kết quả họ đã đạt được hôm nay, chắc chắn không gì lý do gì mà họ bỏ ngang.

*
* *

Ở Đông Nam Á, người Mã Lai cũng đã đặt tiếng Anh vào chính sách giáo dục của họ.

Việt Nam Mới bắt buộc phải đưa tiếng Anh vào chính sách giáo dục: tiếng Anh phải là ngoại ngữ thứ nhất và là ngôn ngữ thứ hai.

— Chỉ vậy, toàn dân mới có thể dễ dàng tiếp xúc với kho kiến thức vĩ đại của nhân loại.

22/12/2018.

Dấu “sắc/sắt”, “huyền”, “hỏi”, “ngã”, “nặng” và độc âm có hai nguyên âm.

Thí dụ của “độc âm”: thủy, hóa, Việt, nam v.v… Hay theo giáo sư Thompson [1] là “morpheme”. Chữ / từ ( word ) “Việt Nam” có hai “morphemes”.

Nguyên âm là “vowel”, nguyên âm là các ký tự “a”, “e”, “i”, “o”, “u” v.v…

— Độc âm “hóa” gồm phụ âm “h”, hai nguyên âm “o” và “a” và dấu “sắc/sắt” ( hình như là “sắc” chứ không phải “sắt”. )

"Hoá" / "Hóa": đầu cua tai nheo!
“Hoá” / “Hóa”: đầu cua tai nheo!

VẤN ĐỀ:

Trong tất cả các sách vỡ tiếng Việt trước 1975 xuất bản ở Miền Nam, và ở hải ngoại trước khi bị tụi ngụy cộng sản tràn ngập:

— Với một độc âm có hai nguyên âm, thì các dấu “sắc/sắt”, “huyền”, “hỏi”, “ngã”, “nặng” đều được viết ở trên nguyên âm thứ nhất.

Thí dụ:

1. Với độc âm “hóa”, thì dấu “sắc/sắt” ở trên nguyên âm thứ nhất “o”.

2. Tương tự: “thủy”, “hỏa” v.v…

Thiên hạ, bắt đầu với tụi ngụy cộng sản, đang thay đổi cách viết này!

Ngụy cộng:

— Bỏ dấu ở trên nguyên âm thứ nhì!

Thí dụ: “hoá”, “thuỷ”, “hoả” v.v…

MÀ HÌNH NHƯ CŨNG CHƯA ĐẠT ĐƯỢC SỰ NHẤT QUÁN: xem hình đính kèm:

— Ngụy cộng tự vả vào mặt!

Một cái thứ được gọi là “đại học” ở ngay thủ đô ( lúc nào ngụy cộng cũng tự hào là văn minh lịch duyệt! ) đầu cua tai nheo!

ĐIỀU NÀY GỢI Ý RẰNG: kẻ nào bày vẻ cái kiểu đánh vần quái dị này không có một nền tảng lý thuyết đủ mạnh để bảo vệ cho sự thay đổi này!

Tôi không nhớ rõ, nhưng hình như trong một bài viết của bác sỹ Yên Cư Trần Đại Sỹ, ông có một chú thích nhỏ về cái kiểu đánh vần này — đại khái:

— Bỏ dấu trên nguyên âm thứ nhì phù hợp với cách phát âm.

*
* *

Chữ Quốc Ngữ còn gặp nhiều khó khăn. Thí dụ, xuyên thế hệ, chúng ta lâu lâu nổi hứng là mang “xử dụng” và “sử dụng” ra choảng nhau:

— Các cụ tìm nguồn gốc chữ Việt Nho để giải thích sự khác nhau giữa “xử” và “sử”!

Cái cách giải thích này chỉ có các cụ rung đùi đắc ý hiểu với nhau! Chữ Việt Nho chỉ còn giá trị tinh thần cho dòng Lạc Việt. Cái giá trị thực dụng của nó không còn nữa. Và chắc chắn người Việt Nam sẽ không bao giờ quay về với chữ Việt Nho.

Chữ Quốc Ngữ là tương lai của Việt Nam.

Do vậy, chúng ta cần phải phát triển những phương pháp mới để giúp với các vấn đề chính tả rắc rối như: dấu hỏi, dấu ngã; có “g” hay không có “g”; ký tự cuối là “c” hay “t”; và các vấn đề khác.

Cái kiểu chỉnh sửa nữa mùa tùy thích kiểu như “văn hoá”; hay thay “y” bằng “i” ( nước Mĩ, bác sĩ v.v… ) trông nó ngu si kệch cỡm và không giúp phát triển được Quốc Ngữ.

Đừng mất công vô ích với những cái trò tủn mũn đó.


[1] L.C. Thompson, A Vietnamese Reference Grammar, Mon-Khmer Studies XIII-XIV A Journal of Southeast Asian Philology. University of Hawaii Press, 1987. Orginally published in 1965 as A Vietnamese Grammar.

13/12/2018.