Người Châu Âu và tiếng Anh…

Thấy cái bà tiến sỹ quặt quặt quẹo quẹo dọa Châu Âu không sử dụng tiếng Anh trong tương lai… nghe buồn quá trời!

— Kể lại quý vị nghe một vài tiếp xúc với người Châu Âu và tiếng Anh.

1. Hồi xưa lắm, tôi mê một cô người Úc như điếu đổ, đến nhà cô thì biết mẹ cô là người Áo, cha cô là người Đức — bây giờ thì hai vị ấy chắc cũng đã giữa giữa 70 rồi: hai ông bà nói tiếng Anh nghe không nổi, dù ở Úc cũng đã mấy chục năm.

2. Mấy năm đầu tiên đi làm, tôi chạy vòng vòng, nên gặp nhiều người mới. Ở hai công ty kia, tôi được tiếp xúc với hai người ở Hòa Lan sang làm việc, họ cũng trạc tuổi tôi, có nghĩa là bây giờ khoảng ngoài 20 ( hai mưới ) chút: tiếng Anh không thua người Úc. Có nghĩa là giỏi hơn tôi khoảng 100 ( một trăm ) lần.

3. Gần nhà tôi đang ở bây giờ, xưa có ông cụ người Đức, ông di cư sang Úc sau Đệ Nhị Thế Chiến, ông mất mấy năm trước, ngoài 80 — ông nói tiếng Anh nghe không hiểu!

4. Mấy năm trước có gặp một gia đình người Đức ở Thái Lan, ông bà ngoài 50, nói tiếng Anh giọng rất nặng, mấy người con thì khỏi chê.

5. Nói chuyện với anh Vien Van Le ở Na Uy, anh nói tiếng Anh rất chuẩn. Và dĩ nhiên anh biết tiếng Na Uy.

6. Khoảng Tháng Bảy, 2018, gia đình chị Tường Uyên có sang Melbourne chơi. Tiếng Hòa Lan của chị Uyên như người bản xứ rồi. Tiếng Việt có thể còn hơn chúng ta. Tiếng Anh rất giỏi.

Hai người con của chị và người con rễ, họ nói tiếng Anh hoàn hảo!

Trong Đài Chiến Sỹ Trận Vong, chị trò chuyện với vị cựu chiến binh người Úc, ông kể thời trai trẻ, khoảng 40 ( bốn mươi ) năm trước, ông có sang Hòa Lan, lạc đường, hỏi một ông Hòa Lan bản xứ, ông này rất vui mừng giúp đỡ một người nói tiếng Anh, vì ông bảo ông có cơ hội thực tập tiếng Anh.

Chị Uyên cười trả lời: “We don’t do that anymore…”

Nghĩa là: bây giờ người Hòa Lan không còn cần thực tập tiếng Anh nữa, có nghĩa là họ đã nói được tiếng Anh lưu loát.

*
* *

Thật sự tôi không hiểu làm sao người Châu Âu và người Việt ở Châu Âu có thể học tiếng Anh và đạt đến hoàn hảo ( người trẻ tuổi bây giờ ) như vậy? Tôi ở Úc, sử dụng tiếng Anh mấy chục năm, đi làm toàn sử dụng tiếng Anh nhưng thật sự mà nói, tôi không tự tin lắm. Nói chuyện vẫn còn lạng quạng, trong khi đó những người Châu Âu tôi tiếp xúc, họ nói tiếng Anh bình thản như tôi nói tiếng Việt!

Cái gì đã thành thói quen truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thì không có lý do gì mà họ bỏ ngang xương.

Không nghiên cứu kỹ càng, nhưng dựa trên những quan sát thực tế, rõ ràng người Châu Âu đã đặt mục tiêu học tiếng Anh thành một quốc sách.

— Với kết quả họ đã đạt được hôm nay, chắc chắn không gì lý do gì mà họ bỏ ngang.

*
* *

Ở Đông Nam Á, người Mã Lai cũng đã đặt tiếng Anh vào chính sách giáo dục của họ.

Việt Nam Mới bắt buộc phải đưa tiếng Anh vào chính sách giáo dục: tiếng Anh phải là ngoại ngữ thứ nhất và là ngôn ngữ thứ hai.

— Chỉ vậy, toàn dân mới có thể dễ dàng tiếp xúc với kho kiến thức vĩ đại của nhân loại.

22/12/2018.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: