Bên trong Lãnh Thổ Mênh Mông Cảnh Sát Trị Trung Điểm Nhất Đới Nhất Lộ của Tàu Cộng

25/01/2019

Peter Martin

https://www.bloomberg.com/news/features/2019-01-24/inside-the-vast-police-state-at-the-heart-of-china-s-belt-and-road

Tham vọng kinh tế của Tập dẫn đến gia tăng đàn áp Hồi Giáo ở Tân Cương.

Một nhân viên an ninh đang làm việc trong khi những phụ nữ đang biểu diễn điệu múa cổ truyền ở khu chợ chính trong thủ đô Ô Lỗ Mộc Tề của Tân Cương hồi Tháng Mười Một ( có lẽ là 2018 -- chú thích của người dịch. ) Nguồn: Bloomberg
Một nhân viên an ninh đang làm việc trong khi những phụ nữ đang biểu diễn điệu múa cổ truyền ở khu chợ chính trong thủ đô Ô Lỗ Mộc Tề của Tân Cương hồi Tháng Mười Một ( có lẽ là 2018 — chú thích của người dịch. ) Nguồn: Bloomberg

Một ngày hai lần, nhân viên của một hiệu kim hoàn sang trọng của Tàu ở vùng viễn tây Tân Cương ngưng công việc thường xuyên của họ và mặc giáp chống đạn và nón trận. Vung những cây gậy dài, họ thực tập bảo vệ cửa hiệu của họ chống lại những kẻ tấn công. Kẻ thù tưởng tượng của họ không phải là những những tên kẻ cắp — họ là những kẻ khủng bố Hồi Giáo.

Những cuộc thực tập do nhà cầm quyền chỉ định này là một phần trong chiến lược khống chế đối với người Duy Ngô Nhĩ, đa số là sắc tộc Hồi Giáo đã nhiều lần làm những cuộc khởi loạn, đâm người và những hình thức tấn công khác để phản kháng những kẻ cai trị đa số là Tàu Hán. Nhà cầm quyền Tàu cộng phản ứng bằng cách gắn nhiều hệ thống điện tử theo dõi trong các thành phố trên toàn cõi Tân Cương và bỏ tù lên đến một triệu người Duy Ngô Nhĩ — gần 10 phần trăm dân số Tân Cương — trong những trại tập trung khổng lồ.

Trại tập trung ở Hotan được nhận diện bằng vệ tinh. Liên Hiệp Quốc có ước lượng đáng tin cậy rằng có khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giữ trong các trại như thế này. Những kẻ cầm quyền địa phương bảo đây là trường trung học. Nguồn: Peter Martin/Bloomberg
Trại tập trung ở Hotan được nhận diện bằng vệ tinh. Liên Hiệp Quốc có ước lượng đáng tin cậy rằng có khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giữ trong các trại như thế này. Những kẻ cầm quyền địa phương bảo đây là trường trung học. Nguồn: Peter Martin/Bloomberg

Đàn áp ở Tân Cương đã bị các tổ chức nhân quyền lên án và các nhà lập Hoa Kỳ kêu gọi cấm vận Tàu cộng, họ đã bác bỏ ngụy biện của Tàu cộng rằng những trại tập trung này là những trung tâm giáo dục tự nguyện để gội rửa “các bệnh tật ý thức hệ.”

“Chuyện cũng tương tự như việc quý vị có một đứa con hư hỏng,” Du Xuemei phát biểu, một kẻ ủng hộ các trại tập trung cũng là phát ngôn nhân của Yema Group, công ty thương mại điều hành hiệu kim hoàn. “Làm cha mẹ chúng ta phải dạy dỗ con cái mình.”

Nhưng mục đích chính của những hành vi tàn khốc của Tàu cộng ở Tân Cương là ép buộc các sắc dân thiểu số vào đường lối của họ, chuyện này tôi đã chứng kiến trong chuyến đi gần đây của tôi đến năm thành phố trong vùng này.

Tân Cương xa xôi có tầm quan trọng bậc nhất đối với mục tiêu đầy tham vọng của Chủ Tịch Tập Cận Bình: hoàn tất việc đưa Tàu cộng lên thành một đại cường của thế giới. Dù vùng lãnh thổ này chỉ có 1.5 ( một rưỡi ) phần trăm của dân số Tàu cộng và 1.3 phần trăm kinh tế, địa lý Tân Cương lại là trung điểm của dự án Nhất Đới Nhất Lộ điển hình của Tập. Kế hoặch trị giá ngàn tỷ để xây những xa lộ, hải cảng và những dự án hạ tầng hiện đại khác ở các quốc gia đang phát triển sẽ kết nối những quốc gia này với thị trường Tàu cộng – và, những người nghi ngờ tin rằng, sẽ khiến những quốc gia này mang nợ Tàu cộng trong nhiều thập niên tới.

Nhà cầm quyền đã bỏ ra những kinh phí rất lớn để kiến tạo những thành phố ở Tân Cương hầu thu hút các công ty để phát triển vùng lãnh thổ nghèo nàn này. An ninh bất ổn ở Tân Cương có thể sẽ dẫn đến đình trệ đầu tư. Chiến dịch đàn áp người Duy Ngô Nhĩ có mục đích phụ là trấn an những nhà đầu tư rằng Tân Cương là nơi an toàn để sống và làm việc.

Vùng lãnh thổ có diện tích bằng tiểu bang Alaska này có biên giới với tám quốc gia khác là nơi có những giao lộ để thiết lập một đường xe lửa đến Luân Đôn và một con đường khác đến Biển Á Rập xuyên qua Pakistan, nơi mà Tàu cộng đã bỏ ra sáu mươi hai ( 62 ) tỷ để xây dựng hành lang giao thông và một hải cảng.

Nhưng trong khi Tập phát triển Tân Cương để tạo ảnh hương toàn cầu, ông ta đang đối diện với nguy hiểm là tạo ra hình ảnh Tàu cộng không phải là một bảo vệ thị trường tự do và tuân thủ luật quốc tế. Thật vậy, các chiến thuật theo dõi từng ly từng tí sử dụng ở Tân Cương đã lan ra toàn cõi Tàu cộng. Các camera nhận diện, kiểm soát qua mạng và thí nghiệm với hệ thống đánh giá tự động sự ngoan ngoãn của công dân ngày càng thông dụng. Và các hệ thống này không chỉ nhắm vào người Hồi Giáo, những nhắm vào bất cứ ai nguy hiểm đối với quyền lực của Đảng Cộng Sản hoặc là những kẻ được xem là làm cản trở các mục tiêu địa chính trị của Tàu cộng.

Con Đường Tơ Lụa đương đại nhằm phục hồi và mở rộng những lộ trình xưa cũ Nguồn: Belt and Road Portal, China’s National Development and Reform Commission
Con Đường Tơ Lụa đương đại nhằm phục hồi và mở rộng những lộ trình xưa cũ Nguồn: Belt and Road Portal, China’s National Development and Reform Commission

Đã từ lâu các chính trị gia và kinh tế gia Tây Phương dự đoán rằng khi Tàu cộng mở cửa thị trường, thì xã hội Tàu cộng tự nhiên cũng được thoải mái hơn. Nhưng khi Tàu cộng theo đuổi chiến tranh thương mại kéo dài với Hoa Kỳ cũng như cạnh tranh về sắt thép và đậu nành, Tập đã chứng minh rằng họ đã sai. Hoàn toàn không vậy, Tàu cộng dưới thời Tập tự do trở nên giới hạn dù rằng ông ta luôn mồm tuyên truyền tự do ở nước ngoài.

Điều này dẫn đến những hệ lụy rắc rối cho các nhà đầu tư lo lắng về danh tiếng của họ. Nó cũng là một thách thứ lớn đối với Tây Phương khi Tàu cộng nhất định giữ mô hình chính quyền trung ương hơn là áp dụng hệ thống dân chủ của Tây Phương. Đối với lãnh đạo của các quốc gia nghèo khác đang lựa chọn con đường phát triển, hệ thống chính quyền từ-trên-xuống khá hấp dẫn — nhất là khi nó đi đôi với tiền mặt để trang trải những dự án tốn kém về đường xá, cầu cống và nhà máy điện.

“Đối với tôi Tân Cương không phải là hiện tượng địa phương, nó là triệu chứng một hệ thống quy mô của Tàu cộng dưới thời Tập,” Rian Thum, một nhà nghiên cứu kỳ cựu củ Đại Học Nottingham, người đã viết sách về người Duy Ngô Nhĩ cho biết. “Tân Cương chứng mình rằng Đảng Cộng Sản của Tập là một tổ chức sẵn sàng áp dụng những phương thức đàn áp tối đa mà tôi nghĩ rằng những người quan sát từ bên ngoài không ngờ được.”

Nhưng cho đến nay vùng cảnh sát trị Tân Cương hình như không trấn an được các nhà đầu tư, dù rằng du lịch có tăng và việc nhà cầm quyền đổ tiền vào đây đã thu hút những người đi tìm việc làm có lương cao. Hầu như không có công ty ngoại quốc nào ở Tân Cương và kinh tế của vùng này chậm lại vào năm rồi. Tàu cộng cho đây là một thất bại tạm thời. Nhưng khi những cuộc đàn áp ở Tân Cương bị quan sát kỹ lưỡng, người ta không chỉ chú ý đến cách đối xử của Tàu cộng với người Hồi Giáo và chú ý đến viễn kiến của Tập đối với tương lai của Tàu cộng.

Bắt buộc phải treo chân dung của Tập ở Tân Cương, vì có cảnh sát đi tuần. Nguồn: Bloomberg.
Bắt buộc phải treo chân dung của Tập ở Tân Cương, vì có cảnh sát đi tuần. Nguồn: Bloomberg.
Các building và cơ sở thương mại hiện đại hiện diện cùng những hàng quán lề đường gia đình. Nguồn: Bloomberg.
Các building và cơ sở thương mại hiện đại hiện diện cùng những hàng quán lề đường gia đình. Nguồn: Bloomberg.
Các building và cơ sở thương mại hiện đại hiện diện cùng những hàng quán lề đường gia đình. Nguồn: Bloomberg.
Các building và cơ sở thương mại hiện đại hiện diện cùng những hàng quán lề đường gia đình. Nguồn: Bloomberg.
Các building và cơ sở thương mại hiện đại hiện diện cùng những hàng quán lề đường gia đình. Nguồn: Bloomberg.
Các building và cơ sở thương mại hiện đại hiện diện cùng những hàng quán lề đường gia đình. Nguồn: Bloomberg.

Vào Tân Cương từ tỉnh Gansu lân cận, sự khác biệt lớn lao càng rõ ràng giữa người Duy Ngô Nhĩ và Hán, Hán là chủng tộc chiếm 90 phần trăm của khối một tỷ tư dân số của Tàu cộng, gồm Tập và hầu hết các tên cầm quyền chóp bu. Hầu hết các người Hán không có quan hệ nào với dân thiểu số nói tiếng Thổ, và luôn luôn bị nhồi sọ rằng sắc dân thiểu số này là những người ngu ngơ và dễ dàng bị ảnh bởi những suy nghĩ cực đoan.

Mười Ngày ở Tân Cương

Tìm hiểu vùng lãnh thổ cảnh sát trị trung điểm của Trung Điểm Nhất Đới Nhất Lộ của Tập Source: Bloomberg
Tìm hiểu vùng lãnh thổ cảnh sát trị trung điểm của Trung Điểm Nhất Đới Nhất Lộ của Tập Source: Bloomberg

Trên chuyến xe lửa xuyên đêm vào thủ đô Ô Lỗ Mộc Tề, một bộ đội hồi hưu của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân có tên họ là Cai nói với tôi rằng ông ta không có chút thông cảm nào đối với người Duy Ngô Nhĩ trong vùng lãnh thổ trước đây là “heo hút, lạc hậu và nghèo khổ”. Ông ta cho rằng cư dân nơi đây phải biết ơn Tàu cộng vì những gì Tàu cộng đã làm cho họ.

“Chúng tôi đã xây cất đường xá, nhà cửa và trường học cho chúng,” Cai, 69 tuổi nói. “Có rất nhiều kẻ không hề biết ơn quốc gia này và đảng cộng sản.”

Đọc thêm: Tàu cộng Thử Nghiệm Hàng Rào Nhận Diện ở Vùng Có Nhiều Người Hồi Giáo

Đại đa số người Duy Ngô Nhĩ chống lại sự tràn ngập của Hán tộc vào vùng Tân Cương; đối với nhiều người Duy Ngô Nhĩ vùng lãnh thổ này là một quốc gia độc lập có tên East Turkestan. Bắc Kinh, đối lại, sợ rằng Tân Cương sẽ ly khai cũng giống như những quốc gia Trung Á lân cận đã giành độc lập từ Mạc Tư Khoa khi Nga Sô Viết tiêu tùng.

Tàu cộng bắt đầu đàn áp vùng này sau một vài vụ người Duy Ngô Nhĩ tấn công tự vệ vào năm 2013, gồm có một vụ sử dụng xe hơi đang phừng cháy tấn công ngay tại trung tâm Bắc Kinh: Quảng Trường Thiên An Môn. Các cuộc tấn công tự vệ leo thang này khiến giới cầm quyền bị báo động dù trước đó đã có nhiều cố gắng bình định Tân Cương, các cuộc tự vệ vào năm 2009 ở thủ đô Ô Lỗ Mộc Tề khiến 200 người bị giết, đa phần là Hán.

Dân chúng ta đứng xem chiếc xe bị cháy sau nhiều ngày người Duy Ngô Nhĩ khởi nghĩa ở thủ đô Ô Lỗ Mộc Tề năm 2009. Cuộc khởi nghĩa ngày giết chết 200 người và khiến cho người ta chú ý đến cách Tàu cộng đối xử với các chủng người thiểu số. Người chụp hình: Peter ParksAFP/Getty Images
Dân chúng ta đứng xem chiếc xe bị cháy sau nhiều ngày người Duy Ngô Nhĩ khởi nghĩa ở thủ đô Ô Lỗ Mộc Tề năm 2009. Cuộc khởi nghĩa ngày giết chết 200 người và khiến cho người ta chú ý đến cách Tàu cộng đối xử với các chủng người thiểu số. Người chụp hình: Peter ParksAFP/Getty Images

“Nhà cầm quyền đã kết luận cởi mởi không có tính thiết thực,” Raffaello Pantucci cho biết, ông là giám đốc về an ninh quốc tế của Royal United Services Institute ở Luân Đôn, nghiên cứu của ông nghiên về chống khủng bố cũng như các quan hệ của Tàu cộng với những quốc gia Tây Phương láng giềng. “Tàu cộng xuống tay rất là nặng nề ở vùng lãnh thổ Tân Cương.”

Đa số những người Hán mà tôi tiếp xúc ở Tân Cương có suy nghĩ giống như ông Cai rằng người Duy Ngô Nhĩ không trung thành. Họ bảo rằng họ ủng hộ chính sách hiện đại hóa vùng lãnh thổ này của Tập, họ vẽ lên một bức tranh rất lạc quan về những cơ hội làm giàu ở vùng tiền tuyến được bình định này — tuy nhiên rất khó phân biệt là họ nói thật tâm họ, hay chỉ lập lại tuyên truyền của Đảng Cộng Sản.

Khác với người Hán, sự sợ hãi khiến người Duy Ngô Nhĩ không nói gì cả. Họ thì thầm nói chuyện và sử dụng mật ngữ, khăng khăng rằng đời sống bình thường và nhanh chóng bỏ đi. Hai người Duy Ngô Nhĩ đang ăn thịt cừu và củ cải ở một nhà hàng bên ngoài Tân Cương đã cảnh báo tôi sẽ khó mà được trò chuyện với người Duy Ngô Nhĩ. Rất nhiều hàng xóm của họ ở quê nhà đã biến mất trong trại “cải tạo,” một ông nói.

Các máy ghi hình vượt nóc cổ thành. Nguồn: Bloomberg
Các máy ghi hình vượt nóc cổ thành. Nguồn: Bloomberg
Một người đàn ông Hồi Giáo đang cầu nguyện ở trạm xe lửa, bên ngoài Jiayuguan, ngoại vi Tân Cương. Nguồn: Bloomberg
Một người đàn ông Hồi Giáo đang cầu nguyện ở trạm xe lửa, bên ngoài Jiayuguan, ngoại vi Tân Cương. Nguồn: Bloomberg
Những hiện vật xấu xí Cộng Sản tính trưng bày ở Tổng Hành Dinh của Yema Group ở thủ đô Ô Lỗ Mộc Tề. Nguồn: Bloomberg
Những hiện vật xấu xí Cộng Sản tính trưng bày ở Tổng Hành Dinh của Yema Group ở thủ đô Ô Lỗ Mộc Tề. Nguồn: Bloomberg
Một du khách chụp hình với một người đàn ông Duy Ngô Nhĩ. Nguồn: Bloomberg
Một du khách chụp hình với một người đàn ông Duy Ngô Nhĩ. Nguồn: Bloomberg

Người Duy Ngô Nhĩ có lý do để sống trong sợ hãi thường xuyên. Lực lượng cảnh sát theo dõi họ có sự hiện diện rất trắng trợn. Họ luôn luôn sống trong sự sợ hãi bị bắt bất cứ lúc nào.

Cảnh sát tra vấn họ trên đường phố, bắt họ phải cho biết đang đi đâu và tại sao đi. Máy dò kim loại, máy nhận diện và kiểm tra giấy tờ là chuyện xảy ra thường xuyên. Máy ghi hình theo dõi được đặt ở khắp nơi, ngay cả trong những nơi vệ sinh công cộng. Trong một thánh đường Hồi Giáo, tôi đếm được 40 máy ghi hình.

Các thánh đường thường vắng lặng và tôi đã không bao giờ nghe lời kêu gọi cầu nguyện ở Tân Cương. Theo thời gian, những kẻ cầm quyền đã cấm “để râu bất thường,” tên tôn giáo cho con nít, nhịn ăn trong ngày lễ Ramadan và dự những tiệc cưới tưng bừng — là một trong nhiều phương cách mà nhà cầm quyền cố gắng kiểm soát tôn giáo, bao gồm Công Giáo.

Đọc thêm: Tàu cộng Đưa Nhân Viên Ngoại Giao Tham Quan ‘Các Trại Cải Tạo’ ở Tân Cương

Tôi đang ngồi trong toa xe lửa chật hạng ba đến Hotan, một vùng ốc đảo trong quá khứ đã nối Tàu và Ấn Độ, những cha mẹ người Duy Ngô Nhĩ ngưng trò chuyện và cúi đầu xuống khi cảnh sát đi vào. Và họ cũng ra lệnh cho con cái im lặng.

Không lâu, khoảng một tá đàn ông mặc đồng phục xanh và băng tay đỏ vào, lôi hành lý từ trên cao xuống và la hét ra lệnh.

“Lấy cái này xuống!”, “Mở ra!” “Cái gì đây?” Chúng lôi một cô gái trẻ người Duy Ngô Nhĩ vào toa khác để thẩm tra. Một đứa bé bắt đầu khóc.

Khi chúng tôi đến Hotan, tôi thuật lại cho một người đàn ông Duy Ngô Nhĩ chuyện vừa xảy ra.

“Ở đây, ba năm qua, ngày nào cũng vậy,” ông thận trọng nói. Một vài thành viên trong gia đình bị đưa vào các tập trung cho người Hồi Giáo, ông cho biết thêm, ở đó nguyên ngày họ phải học luật Tàu cộng.

Những cơ quan truyền thông quốc tế và những tổ chức phi lợi nhuận có đầy đủ chứng cứ về việc vi phạm tinh thần và thể xác trong các trại tập trung này, và Associated Press đã báo cáo rằng người Duy Ngô Nhĩ bị ép buộc phải khước từ đức tin Hồi Giáo của họ, xiển đương đảng và phải chịu tù cách ly. Những người bị bắt trước đây cho Human Rights Watch biết rằng họ bị bỏ tù không qua tòa án, bị còng và bị đánh đập.

“Họ bị giam ít nhất là hai năm, và nhiều người bị ba năm,” người đàn ông Duy Ngô Nhĩ cho tôi biết. “Năm thứ nhất và thứ nhì ông có thể chịu đựng được, như sau đó thì không.”

Bây giờ, cổ thành Kashgar đang bị đóng cửa. Nguồn: Bloomberg
Bây giờ, cổ thành Kashgar đang bị đóng cửa. Nguồn: Bloomberg
Tại thủ đô Ô Lỗ Mộc Tề, máy ghi hình, nhân viên và máy dò kim loại được sử dụng ở cổng vào chợ chính. Nguồn: Bloomberg
Tại thủ đô Ô Lỗ Mộc Tề, máy ghi hình, nhân viên và máy dò kim loại được sử dụng ở cổng vào chợ chính. Nguồn: Bloomberg
Tại thủ đô Ô Lỗ Mộc Tề, máy ghi hình, nhân viên và máy dò kim loại được sử dụng ở cổng vào chợ chính. Nguồn: Bloomberg
Tại thủ đô Ô Lỗ Mộc Tề, máy ghi hình, nhân viên và máy dò kim loại được sử dụng ở cổng vào chợ chính. Nguồn: Bloomberg
Nhân viên cửa hàng, nhiều người là Duy Ngô Nhĩ, cầm gậy dài thực tập chống lại những cuộc tấn công của người Duy Ngô Nhĩ. Nguồn: Bloomberg
Nhân viên cửa hàng, nhiều người là Duy Ngô Nhĩ, cầm gậy dài thực tập chống lại những cuộc tấn công của người Duy Ngô Nhĩ. Nguồn: Bloomberg

Trên nguyên tắc, Tân Cương cũng được tự do như những vùng khác ở Tàu cộng. Nhưng khi tôi đến Khorgas, một thành phố được dựng lên vào năm 2014 có biên giới với Kazakhstan, bốn cảnh viên với giáp trụ và súng dài tự động đã ra lệnh cho tôi rời xe. Một người ra lệnh cho tôi quỳ xuống đất và đã trút đồ trong túi của tôi ra. Ông ta chỉ vào một dụng cụ laser mà ông ta muốn khám xét kỹ lưỡng hơn.

Một người đàn ông trong áo khoát đen tham dự thẩm vấn cùng những cảnh sắt cảnh phục. Ông ta tự giới là “ông Li, một thương nhân địa phương.” Nhưng thẻ căn cước của ông ta là ông Wang, nhân viên của Bộ Nội An.

“Chúng tôi đã biết là ông đang đến,” ông ta vui vẻ nói.

Wang lấy điện thoại của tôi và xóa các hình chụp và hồ sơ, chuyện này đã xảy ra nhiều lần trong chuyến viếng thăm Tân Cương này của tôi. “Tôi xóa vì sự an toàn của ông thôi,” ông ta nói, trước khi đưa điện thoại của tôi cho một đồng nghiệp để ghi lại số nhận diện của điện thoại, có lẽ để tiện việc định vị tôi.

Wang và hai nhân viên tuyên truyền khác luôn luôn ở bên tôi. Họ chỉ những nơi đang được xây dựng và các khu triển lãm và ca ngợi những thành tựu của Tập, chỉ cho tôi một vật có tựa là “Tổ Quốc Tôi Tuyệt Vời.” Wang động viên tôi chụp hình, nhưng chỉ chụp những gì mang tính “tích cực.”

Đọc thêm: Kiến Trúc Sư của Các Trại Tập Trung của Tàu cộng cho Người Duy Ngô Nhĩ là Một Ngôi Sao Đang Lên Trong thời Tập

Tại một nhà hàng cô bồi bàn mặc áo giáp, tôi không biết tại sao: ở Khorgas hình như không có tội phạm hình sự. Các đồn cảnh sát luôn luôn có đèn chớp liên hồi và còi hụ liên tục.

Đến cuối cuộc viếng thăm Khorgas của tôi, Wang chào tôi tạm biệt. “Lúc nào ông cũng được chào đón ở đây,” ông ta nói. “Khi ông đến, tôi sẽ xuất hiện.”

Ở Kashgar, một ốc đảo Đường Tơ Lụa trước đây, tính cảnh sát toàn trị ở Tân Cương được hiển lộ rất rõ ràng. Cảnh sát tuần tra đường phố bằng đội hình ba người, mang khiên và gậy đen đầu nhọn. Quân đội tuần tra với vũ khí tự động và lưỡi lê trong vỏ.

Vô tình hay cố ý, thường dân người Hán góp phần vào nỗ lực của nhà cầm quyền làm tăng nỗi sợ hãi người Duy Ngô Nhĩ có thể tấn công bất cứ lúc nào. Những nhóm chủ cửa hàng trong thành phố thực tập với gậy gỗ. Trong các hàng thịt, những con dao được xích vào bàn, và cửa chính của các cửa hàng được rào lại vào ban đêm.

Có những lúc, sự theo dõi quá đáng lên đến điểm vô lý. Bảy nhân viên mật vụ được đặc phái theo dõi tôi ở Kashgar. Khi tôi hỏi tại sao lại cần số lượng đông như vậy, ông ta bác bỏ rằng không có ai theo dõi tôi cả.

“Ông bị hoang tưởng rồi,” ông ta nói.

Khorgas, địa điểm chiến lược của Nhất Đới Nhất Lộ, cố gắng thu hút doanh nghiệp thế giới bằng hình ảnh một thành phố hào nhoáng, an toàn. Nguồn: Bloomberg
Khorgas, địa điểm chiến lược của Nhất Đới Nhất Lộ, cố gắng thu hút doanh nghiệp thế giới bằng hình ảnh một thành phố hào nhoáng, an toàn. Nguồn: Bloomberg
Gần đó, cô bồi bàn mặc áo giáp khiến cho sự tuyên truyền gặp khó khăn. Nguồn: Bloomberg
Gần đó, cô bồi bàn mặc áo giáp khiến cho sự tuyên truyền gặp khó khăn. Nguồn: Bloomberg
...và bác thợ mộc phải xích dụng cụ của mình lại. Nguồn: Bloomberg
…và bác thợ mộc phải xích dụng cụ của mình lại. Nguồn: Bloomberg
...và nghệ sỹ đường phố phải vẽ phong cảnh đầy những máy ghi hình. Nguồn: Bloomberg
…và nghệ sỹ đường phố phải vẽ phong cảnh đầy những máy ghi hình. Nguồn: Bloomberg

Trong toàn cõi Tân Cương, trong tất cả các cuộc chuyện trò ai cũng sợ mình nói sai điều gì, ngay cả người Hán cũng sợ. Không làm sao biết được ai đang nói thật.

Một buổi chiều ở Hotan, khi mật vụ không theo dõi tôi, tôi thám hiểm một quán cà phê. Một phụ nữ trẻ người Hán tiến nhanh về phía tôi qua những máy dò kim loại tại lối ra vào. Khi thấy tôi là người ngoại quốc cô bật cười căng thẳng.

“Ông làm tôi sợ chết đi được!” “Tôi đã nghĩ ông là cảnh sát kiểm tra hệ thống an ninh của chúng tôi — và người bảo vệ của chúng tôi không có ở đây.” Nếu cảnh sát mà đến vào lúc này, “chúng tôi sẽ phải đi dự một buổi học về an ninh.”

Ở Tây Phương với môi trường tương tự như vậy dân chúng và doanh nghiệp sẽ bỏ đi hết. Ở Tân Cương thì khác, sự hiện diện của cảnh sát được xem là điểm mạnh và là sự tự hào đối với những người gốc Hán mới đến.

Không biết là có bao nhiêu người Hán di dân sang Tân Cương — thống kê hàng năm mới nhất có được, từ năm 2016, cho thấy số lượng người Hán giảm — số lượng du khách tăng. Tờ báo Nhật Báo Tàu cộng của nhà cầm quyền báo cáo rằng Tân Cương thu hút hơn 105 triệu du khách trong tám tháng đầu của 2016, gần bằng toàn năm 2017.

Một người đàn ông Hán có tên là Tian, ông ta từ Thượng Hải đến với người yêu của ông ta, bảo rằng ông không tưởng tượng được ông ta sẽ rời Tân Cương cho đến những ngày gần đây.

“Nhìn xem, ở đây cũng có cảnh sát,” ông ta nói trong khi ngắm nhìn những người Duy Ngô Nhĩ trong chợ. “Thực sự thì có hơi bất tiện nhưng họ đảm bảo cho sự an toàn của chúng tôi. Những kẻ khủng bố và những kẻ xấu xa không còn nơi nào để ẩn nấp.”

Lực lượng bán quân sự của Tàu cộng trong buổi tuyên thệ chống khủng bố ở Hotan 2017. Lực lượng đặc biệt này giám sát cảnh sát chính quy, và có sự hiện diện thường trực ở Tân Cương. Nguồn: STR/AFP/Getty Images
Lực lượng bán quân sự của Tàu cộng trong buổi tuyên thệ chống khủng bố ở Hotan 2017. Lực lượng đặc biệt này giám sát cảnh sát chính quy, và có sự hiện diện thường trực ở Tân Cương. Nguồn: STR/AFP/Getty Images

Các thành phố ở Tân Cương mướn cảnh sát không kịp. Thống kê chính thức cho thấy kinh phí an ninh của nhà cầm quyền địa phương tăng gần gấp đôi so với năm 2017. Từ Tháng Tám 2016 cho đến Tháng Bảy 2017 hơn 90,000 ( chín mươi ngàn ) việc làm liên quan đến an ninh được quảng cáo, theo một nghiên cứu được Jamestown Foundation xuất bản. Tân Cương có 21 phần trăm của tất cả các cuộc bắt bớ hình sự ở Tàu cộng vào năm 2017.

Rất nhiều người Hán có những câu chuyện về bạn bè của họ vừa tốt nghiệp đã đến vùng viễn tây này tìm việc làm. Ở Hotan, tôi gặp một phụ nữ 67 tuổi tên là Lu bà đến đây từ tỉnh Gansu một thập niên trước đây để tìm cuộc sống tốt hơn. Bây giờ những người con trai của bà có hai cửa hàng bán rượu.

“Lần đầu tiên chúng tôi đến đây, những người Duy Ngô Nhĩ bảo chúng tôi, ‘Đây là đất của chúng tôi, chúng tôi không muốn người Hán đến đây,’” bà ta nói. Bây giờ thì mọi chuyện đã thay đổi, và nhờ ơn Tập.

“Tôi rất thích ông ấy,” bà ta nói. “Bây giờ đã có rất nhiều người Hán ở đây và đây là nơi an toàn.”

Tuy nhiên, không có gì chứng minh rằng, việc nhà cầm quyền đầu tư khủng khiếp vào vùng này cộng với sự hiện của cảnh sát thúc đẩy phép màu kinh tế mà Tàu cộng đã dự đoán cho vùng này.

Tăng trưởng kinh tế của Tân Cương chậm lại vào mức 5.3 phần trăm vào tam cá nguyệt thứ ba của năm rồi, trong khi đó ở năm trước cùng giai đoạn tăng trưởng là 7.6 phần trăm, theo số liệu của nhà cầm quyền. Tăng trưởng được đôn lên do đầu tư vào tài sản cố định, đầu tư này tăng 20 phần trăm năm 2017 và sẽ tăng nữa cám ơn nhà cầm quyền đổ tiền vào vùng này.

Các công ty không ồ ạt kéo vào vùng này. Đầu tư nước ngoài trực tiếp ( FDI ) vào Tân Cương rớt hơn 40 phần trăm so sánh cùng năm trong 11 tháng của 2016, theo thống kê mới nhất được xuất bản từ cơ quan thống kê địa phương. Nắm đó FDI đóng góp khoảng 0.4 phần trăm vào kinh tế Tân Cương, khoảng một phần ba so với trung bình toàn quốc.

Xem nhanh: ‘Dự Án Thế Kỷ,’ Nhất Đới Nhất Lộ của Tàu cộng

“Đây là một trong những trở ngại trọng yếu với khái niệm Nhất Đới Nhất Lộ,” Jonathan Hillman cho biết ý kiến, ông là cựu nhân viên thương mại của Hoa Kỳ, bây giờ đứng đầu Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế Nối Kết Châu Á. “Nếu họ muốn quảng bá vận chuyển hàng hóa và nhân lực và thông tin, sự hiện diện nặng nề của cảnh sát là hoàn toàn trái ngược với sự quảng bá đó. Họ phải chịu mất một số sự kiểm soát.”

Không có bằng chứng là Tập buông kiểm soát. Một vài phương pháp được áp dụng ở Tân Cương bây giờ được áp dụng tràn lan ở các thành phố khác. Một lực lượng chống khủng bố từ thuộc địa Hồng Kông cũ của Anh Cát Lợi vừa viếng thăm Tân Cương để học hỏi phương pháp bảo an của nhà cầm quyền địa phương, tờ South China Morning Post cho biết. Vùng Ningxia lân cận cũng vừa ký một thỏa thuận hợp tác học hỏi nhà cầm quyền Tân Cương về an ninh chống khủng bố hòng xiểng dương “xã hội thịnh trị.”

Một vài người Duy Ngô Nhĩ chọn giải pháp dễ dàng là tham gia vào Đảng Cộng Sản hơn là chống nó: có thể phân nữa những mật vụ và nhân viên tuyên truyền theo dõi tôi ở những thành phố tôi viếng thăm là người Duy Ngô Nhĩ.

Mật vụ thường phục và nhân viên an ninh đồng phục hòa trộn cùng khách du lịch vào lúc mở cửa cổng thành Kashgar. Nguồn: Bloomberg
Mật vụ thường phục và nhân viên an ninh đồng phục hòa trộn cùng khách du lịch vào lúc mở cửa cổng thành Kashgar. Nguồn: Bloomberg

Trong đêm sau cùng trước khi tôi trở lại Bắc Kinh, tôi gặp đôi tình nhân Duy Ngô Nhĩ là hiện thân của nỗi đau khổ mà nhiều người đang đối mặt duy trì bản sắc dân tộc mình và thành công trong xã hội Tàu cộng dưới thời Tập.

Đó là một khoảnh khắc hiếm hoi khi tôi không bị theo dõi, chúng tôi trò chuyện bên bia nóng và thuốc lá. Dù cả hai người đều làm việc cho công ty của nhà cầm quyền, nhưng cũng như tất cả những người Duy Ngô Nhĩ khác họ cũng thể bị đưa vào trại tập trung bất cứ lúc nào.

“Tất cả những người Duy Ngô Nhĩ sợ rằng nếu mình làm bất cứ chuyện gì đều cũng sẽ bị bắt,” người đàn ông nói. Nhưng rồi ông cũng bảo vệ chế độ cầm quyền của Tập: “Thật ra, những người trong trại tập trung đã có thể bị xử tử hết rồi, nhưng họ được cho cơ hội thứ hai.”

Cô người yêu của ông nói rằng cô tức giận khi những người Duy Ngô Nhĩ bị khám xét trước khi họ có thể bước vào tòa nhà nơi làm việc.

“Một vấn đề lớn lao,” cô nói. “Khi họ khám xét chúng tôi cảm thấy bất an. Giống như là chúng tôi bị kết tội gì đó.”

Và cô, ngay cô, cũng cảnh giác. Giống như một học trò ngoan ngoãn, cô đổi giọng hùa theo Tập.

“Sự kiện họ bị đưa vào đó chứng tỏ họ bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ cực đoan,” cô phát biểu. “Họ không được giáo dục đàng hoàng — và họ cần phải được giáo dục lại.”

— Hoàn tất với trợ giúp của Kamran Haider, Ismail Dilawar, Hannah Dormido, và Adrian Leung.

Peter Martin, 25/01/2019.

27/01/2019.

%d bloggers like this: