Tôn Sĩ Nghị ( Sun Shiyi ) toàn quyền Quảng Đông Quảng Tây trong cuộc xâm lăng Đại Việt 1788
Theo cụ kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, thì người trong hình là cụ Phạm Công Trị, một quan Tây Sơn, đã cải trang thành Quang Trung Hoàng Đế sang thăm vua Càn Long, Long cho người vẽ tranh tặng. Và hình của Quang Trung Hoàng Đế trong tờ 200 đồng của Việt Nam Cộng Hòa được phỏng theo bức tranh đó.
Tem Vua Quang Trung
Theo cụ kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, thì người trong hình là cụ Phạm Công Trị, một quan Tây Sơn, đã cải trang thành Quang Trung Hoàng Đế sang thăm vua Càn Long, Long cho người vẽ tranh tặng. Và hình của Quang Trung Hoàng Đế trong tờ 200 đồng của Việt Nam Cộng Hòa được phỏng theo bức tranh đó. Nên hình trong tem này cũng là hình phỏng theo bức tranh đó.
Cái con số 20 ( hai mươi ) hay 29 ( hai mươi chín ) vạn quân của Tôn Sĩ Nghị khiến nhiều người sợ… Lần đầu tiên tôi chú ý đến sự phản đối hai con số này là của ông Nguyễn Gia Kiểng trong…. “Tổ Quốc Ăn Năn”!!
Dù thích hay không thích giả thuyết của ông ta, tôi cũng phải công nhận giả thuyết của ông dựa trên lý luận hợp lý: tỷ lệ dân số.
— Đó là về phương diện logic, nhưng thật sự ông cũng không đưa ra được con số chính xác về con số của Tàu-Thanh lúc đó. Nên dù có sức thuyết phục trên phương diện lý thuyết, giả thuyết của ông của chỉ là giả thuyết mang tính chất mô phạm: vẫn không chứng minh được triệt để ( ý tôi muốn nói “an unsubstantiated hypothesis”. )
Một điểm nữa về giả thuyết của ông Nguyễn Gia Kiểng: ông không chuyên nghiên cứu về lịch sử. Nên ít nhiều điều này cũng khiến cho giả thuyết của ông thiếu tính thuyết phục.
( Có thể là có những người khác cũng đưa ra giả thuyết này nhưng tôi không được biết. )
*
* *
George Dutton, Tây Sơn UPRISING Society and Rebellion in Eighteenth Century Vietnam, University of Hawai’i Press, Honolulu, U.S.A. 2006.
George Dutton, Tây Sơn UPRISING Society and Rebellion in Eighteenth Century Vietnam, University of Hawai’i Press, Honolulu, U.S.A. 2006.
George Dutton, Tây Sơn UPRISING Society and Rebellion in Eighteenth Century Vietnam, University of Hawai’i Press, Honolulu, U.S.A. 2006.
George Dutton, Tây Sơn UPRISING Society and Rebellion in Eighteenth Century Vietnam, University of Hawai’i Press, Honolulu, U.S.A. 2006.
George Dutton ( đại học Hạ Uy Di, Hoa Kỳ ), viết luận án tiến sỹ về Tây Sơn. Tham khảo thiên kinh vạn quyển, có những người tác giả người Việt, mà có thể những người Việt Nam ở tuổi 30-40 chưa chắc đã biết… v.v…
Và George Dutton đã không bài bác con số hai trăm ngàn quân — vâng 200,000 — xâm lăng của Tôn Sĩ Nghị. Trích đoạn trang 48:
…Tôn Sĩ Nghị, the ambitious Qing governor for the southern Chinese provinces of Guangdong and Quangxi convinced him that the invasion would be a simple matter. In late October 1788, a Chinese army, numbering perhaps as many as two hundered thousand crossed into northern Đại Việt, entered Thăng Long without encountering any resistance, and placed the Lê ruler back on his throne.
…Tôn Sỹ Nghị, toàn quyền đầy tham vọng của Quảng Đông Quảng Tây đã thuyết phục vua Thanh cuộc xâm lăng là một chuyện dễ dàng. Vào khoảng cuối Tháng Mười 1788, một đạo quân xâm lăng của Tàu-Thanh, quân số có lẽ đến hai trăm ngàn quân, đã tiến chiếm biên cương phía Bắc của Đại Việt, vào Thăng Long mà không gặp một sức kháng cự nào, và đã đưa Lê Chiêu Thống lên lại ngôi vua.
( Trang 49, George Dutton cũng không bác bỏ sử tích Hoàng Đế Quang Trung gửi người thế mình sang triều Thanh. Và ông ta cũng viết, trong suốt khoảng thời gian sứ bộ Đại Việt ở triều Thanh, hai bên đã đối xử với nhau rất đàng hoàng. )
“Tận xuất vi binh” hay “Vắt toàn lực để hưng binh”.
Đây là giải pháp mang tính chất tình hình của Hoàng Đế Quang Trung trong giai đoạn chuẩn bị đánh giặc Mãn Thanh xâm lăng.
Giải pháp rất này rất sắt máu và cũng rất bạo tàn: nam phụ lão ấu, người nào còn nhúch nhích được đều bị bắt để phục vụ cho chiến tranh chống Mãn.
Họ được huy động đi đấp đường, tải lương, cắt cỏ cho ngựa cho voi v.v… nói chung những công việc nặng nhọc và dĩ nhiên là không công.
…và dĩ nhiên là có tử vong…
Nhân chứng đương thời kết tội ông tàn bạo. Hậu sinh, có kẻ cũng kết tội ông tàn bạo, và đã phóng bút hàm hồ hơn là kết luận dân Việt Nam là dân tộc hiếu chiến!
Sử gia cũng chép, trong đạo quân phạt Mãn của Tây Sơn, có những người lính tuổi chỉ mới 12 – 13 ( mười hai mười ba ) — và họ đã kết tội ông vô nhân.
“Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!” — đó là triết lý sinh tồn của Tổ Tiên dòng Lạc Việt đã để lại cho con cháu.
Cho nên sự khắc nghiệt nếu có phần bạo tàn của Tây Sơn trong “tận xuất vi binh” để phạt Mãn — xét cho cùng, cũng không bạo tàn hơn suy nghĩ của Tổ Tiên là mấy.
— RỢ MÃN MÀ CHIẾN ĐƯỢC VIỆT NAM, CHÚNG SẼ THA AI VÀ GIẾT AI?
Trước sau gì cũng bị có thể bị chết. Nếu chết để cho bà con dòng họ của mình có cơ may được sống thì cũng đáng chết lắm. Còn đứng yên chết chùm, thì thảm quá.
Theo cụ kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, thì người trong hình là cụ Phạm Công Trị, một quan Tây Sơn, đã cải trang thành Quang Trung Hoàng Đế sang thăm vua Càn Long, Long cho người vẽ tranh tặng. Và hình của Quang Trung Hoàng Đế trong tờ 200 đồng của Việt Nam Cộng Hòa được phỏng theo bức tranh đó.
*
* *
Lịch sử Tây Sơn là lịch sử máu đổ xương rơi — dù là xương thịt ngoại xâm hay xương thịt của người Việt đối lập với Tây Sơn.
— Đó là lịch sử, chúng ta không thể cãi được.
George Dutton, Tây Sơn UPRISING Society and Rebellion in Eighteenth Century Vietnam, University of Hawai’i Press, Honolulu, U.S.A. 2006.
George Dutton, Tây Sơn UPRISING Society and Rebellion in Eighteenth Century Vietnam, University of Hawai’i Press, Honolulu, U.S.A. 2006.
Đỗ Bang, Những khám phá về Hoàng Đế Quang Trung, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, Việt Nam, 1998.
Đỗ Bang, Những khám phá về Hoàng Đế Quang Trung, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, Việt Nam, 1998.
Lãng Nhân, Giai Thoại Làng Nho Toàn Tập, NAM CHI TÙNG THƯ xuất bản lần thứ nhất, giấy phép số 1051 LC/BC 3/XB, Sài Gòn, ngày 7/04/1966, in xong ngày 30/07/1966. ( Bản in lại ở hải ngoại. )
Lãng Nhân, Giai Thoại Làng Nho Toàn Tập, NAM CHI TÙNG THƯ xuất bản lần thứ nhất, giấy phép số 1051 LC/BC 3/XB, Sài Gòn, ngày 7/04/1966, in xong ngày 30/07/1966. ( Bản in lại ở hải ngoại. )
Nhưng xét lại lịch sử, đó chính là “thế thì phải thế” như lời của viên tướng Tây Sơn toàn tài Ngô Thời Nhiệm. Biết làm sao được?
Nhưng với Hoàng Đế Quang Trung, bạo lực và chiến tranh chỉ là phương tiện giai đoạn. Thời bình ngắn ngủi của ông, những việc làm của ông cũng chứng minh được ông nghiêng về pháp trị.
Ông đã trọng dụng những người mà ông cho là có tài hơn ông — thí dụ điển hình nhất là trường hợp của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Hoàng Đế Quang Trung đã năm lần bảy lược mời ông ra giúp nước.
Hoàng Đế Quang Trung cũng đã chém đầu những đại thần của Triều Lê. Nhưng không phải bắt được là chém. Những vị đại thần này nhất định trung thành với nhà Lê. Thả các vị ra, là các vị chiêu quân mãi mã chống lại Tây Sơn. Đánh hoài, dân tình chịu sao nỗi.
— Điển hình cho trường hợp này là Đại Thần Nguyễn Đình Giản dưới triều Lê Chiêu Thống. Chiêu hàng hơn một năm, ông nhất định chọn cái chết. Chém ông rồi, người đến xem ai cũng đổ lệ, và ĐÃ ĐỐT NHAN KHẤN VÁI HUƠNG HỒN ÔNG TRƯỚC KHI RA VỀ.
Cho dân bài tỏ tình cảm công khai với kẻ “phản nghịch” nếu không phải tính nhân bản của Triều Tây Sơn thì là cái gì?
Dân tộc Việt Nam quả thật bất hạnh. Nếu Hoàng Đế Quang Trung đừng đoản mệnh, trị nước thêm vài chục năm nữa, chắc tình hình Việt Nam đã khác hẳn.
Ông là người phóng khoáng trong suy nghĩ, mang nặng tinh thần cải cách.
*
* *
Đánh cho để dài tóc, Đánh cho để đen răng, Đánh cho nó chích luân bất phản, Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn, Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.
Tức là:
Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng Đánh cho nó ngựa xe tan tác Đánh cho nó manh giáp chẳng còn Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng có chủ
Có kẻ tiến sỹ cho rằng, bài hịch này “Không thấy khí tượng của người Anh hùng” hay không phải là khẩu khí của bậc quân vương!
“Hịch Tướng Sỹ” của Đức Hưng Đạo Vương viết cho các vương tử, vương tôn đang mơ ngủ của Nhà Trần tỉnh giấc. Họ là thành phần có học.
“Cáo Bình Ngô” của Cụ Ức Trai Nguyễn Trãi viết là để xiển dương cái khí chất “văn hiến chi bang” của người Đại Việt, nên dĩ nhiên đó là một cáo văn có một không hai.
Hoàng Đế Quang Trung chú trọng chữ Nôm, có lẽ tinh thần này thể hiện trong bài hịch của ông chăng? “Nam quốc sơn hà Nam Đế cư” của gần tám trăm ( 800 ) năm trước cũng là tinh thần “phải có độc lập mới giữ được những tập tục của mình”?
Binh sỹ Tây Sơn là những thành phần giang hồ tứ chiếng, nông dân v.v… nên có lẽ họ sẽ hiểu ngôn ngữ bình dân dễ dàng hơn: “đánh chết mẹ tụi nó hết!”
— Nên bài hịch của ông, ông viết cho binh sỹ của mình!
Thời nay, có mấy kẻ dám nói và dám hành động: “Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”?
Vậy nếu đó không phải là khẩu khí của bậc Vương thì là của ai?
Tên của bà là Bà Chúa Thị Hỏa. Bà là người gốc Champa, nhưng có liên hệ với người Thượng Sơn Cước (*) vùng, Thạch Thành, Phú Yên.
— Tương truyền, cụ Nguyễn Văn Lữ, thuở trai trẻ, theo Đạo Bani của người Champa. Nên ông có những mối giao tiếp mật thiết với người Champa. Bà Chúa, liên kết với cụ Nguyễn Văn Nhạc cũng qua mối giao tiếp này.
(
Yếu tố lớn nhất khiến cụ Nguyễn Văn Nhạc tụ được nhân quần lúc bấy giờ là vì do Triều Nguyễn đã quá mục rã, ông Trương Phúc Loan thâu tóm quyền lực, thâu tóm nguồn tiền bạc của một vùng — bây giờ là Trung Phần Việt Nam — rộng lớn.
Trương Phúc Loan đè đầu cưỡi cổ người Việt, người Sơn Cước, người Champa, người Minh Hương và trấn lột cả người Pháp.
)
Chiến thắng quân sự đầu tiên và lớn nhất của cụ Nguyễn Văn Nhạc là chiếm tỉnh Phú Yên. Ông đạt được thắng lợi này là nhờ vào lực lượng của Bà Chúa Thị Hỏa.
Bà đã được giao cai quản một vùng đất rộng lớn sau chiến thắng Phú Yên. Có nghĩa là Bà Chúa ngang hàng với tướng phái nam khác.
Cùng thời với Bà Chúa còn có ông Châu Văn Tiếp: hai vị đã từng hợp lực hành quân.
Năm 1774, Chúa Nguyễn sai tướng Tống Phúc Hiệp ( cũng Tống Phúc Hợp ), quân Tây Sơn túng thế đã lui về Phú Yên. Năm 1775, tướng quân Tống Phúc Hợp đã vượt đèo Tam Độc đánh thẳng vào căn cứ Thạch Thành của Bà Chúa Thị Hỏa.
Quân yếu, Bà Chúa Thị Hỏa đã hy sinh trong trận này.
Quân Tây Sơn phải lui về trú ở đèo Cù Mông.
Theo Tạ Chí Đại Trường, Lịch Sử Nội Chiến Ở Việt Nam, Nhà xuất bản Văn Sử Học, 1973, Sài Gòn, Nam Việt Nam.
—
Các sử gia Việt Nam đã không công tâm. Tướng Châu Văn Tiếp được nhắc đến trong nhiều sách: vị tướng cùng thời, nếu so về vai vế có lẽ thấp cấp hơn Bà Chúa Thị Hỏa.
Có bao nhiêu người Việt Nam biết về Bà Chúa?
Sử Việt có nhiều bất công: Huyền Trân Công Chúa được ca ngơi. Thiên Tư Công Chúa, vật tế thần cho Thoát Hoan hoãn binh bị quên lãng…