Tên của bà là Bà Chúa Thị Hỏa. Bà là người gốc Champa, nhưng có liên hệ với người Thượng Sơn Cước (*) vùng, Thạch Thành, Phú Yên.
— Tương truyền, cụ Nguyễn Văn Lữ, thuở trai trẻ, theo Đạo Bani của người Champa. Nên ông có những mối giao tiếp mật thiết với người Champa. Bà Chúa, liên kết với cụ Nguyễn Văn Nhạc cũng qua mối giao tiếp này.
(
Yếu tố lớn nhất khiến cụ Nguyễn Văn Nhạc tụ được nhân quần lúc bấy giờ là vì do Triều Nguyễn đã quá mục rã, ông Trương Phúc Loan thâu tóm quyền lực, thâu tóm nguồn tiền bạc của một vùng — bây giờ là Trung Phần Việt Nam — rộng lớn.
Trương Phúc Loan đè đầu cưỡi cổ người Việt, người Sơn Cước, người Champa, người Minh Hương và trấn lột cả người Pháp.
)
Chiến thắng quân sự đầu tiên và lớn nhất của cụ Nguyễn Văn Nhạc là chiếm tỉnh Phú Yên. Ông đạt được thắng lợi này là nhờ vào lực lượng của Bà Chúa Thị Hỏa.
Bà đã được giao cai quản một vùng đất rộng lớn sau chiến thắng Phú Yên. Có nghĩa là Bà Chúa ngang hàng với tướng phái nam khác.
Cùng thời với Bà Chúa còn có ông Châu Văn Tiếp: hai vị đã từng hợp lực hành quân.
Năm 1774, Chúa Nguyễn sai tướng Tống Phúc Hiệp ( cũng Tống Phúc Hợp ), quân Tây Sơn túng thế đã lui về Phú Yên. Năm 1775, tướng quân Tống Phúc Hợp đã vượt đèo Tam Độc đánh thẳng vào căn cứ Thạch Thành của Bà Chúa Thị Hỏa.
Quân yếu, Bà Chúa Thị Hỏa đã hy sinh trong trận này.
Quân Tây Sơn phải lui về trú ở đèo Cù Mông.
Theo Tạ Chí Đại Trường, Lịch Sử Nội Chiến Ở Việt Nam, Nhà xuất bản Văn Sử Học, 1973, Sài Gòn, Nam Việt Nam.
—
Các sử gia Việt Nam đã không công tâm. Tướng Châu Văn Tiếp được nhắc đến trong nhiều sách: vị tướng cùng thời, nếu so về vai vế có lẽ thấp cấp hơn Bà Chúa Thị Hỏa.
Có bao nhiêu người Việt Nam biết về Bà Chúa?
Sử Việt có nhiều bất công: Huyền Trân Công Chúa được ca ngơi. Thiên Tư Công Chúa, vật tế thần cho Thoát Hoan hoãn binh bị quên lãng…
08/03/2019.