

Cái con số 20 ( hai mươi ) hay 29 ( hai mươi chín ) vạn quân của Tôn Sĩ Nghị khiến nhiều người sợ… Lần đầu tiên tôi chú ý đến sự phản đối hai con số này là của ông Nguyễn Gia Kiểng trong…. “Tổ Quốc Ăn Năn”!!
Dù thích hay không thích giả thuyết của ông ta, tôi cũng phải công nhận giả thuyết của ông dựa trên lý luận hợp lý: tỷ lệ dân số.
— Đó là về phương diện logic, nhưng thật sự ông cũng không đưa ra được con số chính xác về con số của Tàu-Thanh lúc đó. Nên dù có sức thuyết phục trên phương diện lý thuyết, giả thuyết của ông của chỉ là giả thuyết mang tính chất mô phạm: vẫn không chứng minh được triệt để ( ý tôi muốn nói “an unsubstantiated hypothesis”. )
Một điểm nữa về giả thuyết của ông Nguyễn Gia Kiểng: ông không chuyên nghiên cứu về lịch sử. Nên ít nhiều điều này cũng khiến cho giả thuyết của ông thiếu tính thuyết phục.
( Có thể là có những người khác cũng đưa ra giả thuyết này nhưng tôi không được biết. )
*
* *
George Dutton ( đại học Hạ Uy Di, Hoa Kỳ ), viết luận án tiến sỹ về Tây Sơn. Tham khảo thiên kinh vạn quyển, có những người tác giả người Việt, mà có thể những người Việt Nam ở tuổi 30-40 chưa chắc đã biết… v.v…
Và George Dutton đã không bài bác con số hai trăm ngàn quân — vâng 200,000 — xâm lăng của Tôn Sĩ Nghị. Trích đoạn trang 48:
…Tôn Sĩ Nghị, the ambitious Qing governor for the southern Chinese provinces of Guangdong and Quangxi convinced him that the invasion would be a simple matter. In late October 1788, a Chinese army, numbering perhaps as many as two hundered thousand crossed into northern Đại Việt, entered Thăng Long without encountering any resistance, and placed the Lê ruler back on his throne.
…Tôn Sỹ Nghị, toàn quyền đầy tham vọng của Quảng Đông Quảng Tây đã thuyết phục vua Thanh cuộc xâm lăng là một chuyện dễ dàng. Vào khoảng cuối Tháng Mười 1788, một đạo quân xâm lăng của Tàu-Thanh, quân số có lẽ đến hai trăm ngàn quân, đã tiến chiếm biên cương phía Bắc của Đại Việt, vào Thăng Long mà không gặp một sức kháng cự nào, và đã đưa Lê Chiêu Thống lên lại ngôi vua.
( Trang 49, George Dutton cũng không bác bỏ sử tích Hoàng Đế Quang Trung gửi người thế mình sang triều Thanh. Và ông ta cũng viết, trong suốt khoảng thời gian sứ bộ Đại Việt ở triều Thanh, hai bên đã đối xử với nhau rất đàng hoàng. )
*
* *
Các cố đạo Tây Phương thời đó, đã diễn tả việc hưng binh phạt Mãn Thanh của Quang Trung Hoàng Đế bằng câu “Tận Xuất Vi Binh” — xem “Tận Xuất Vi Binh”: “Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
— Vậy chúng ta thử hỏi, nếu chỉ có vài ngàn tên giặc Mãn, tại sao lại phải “tận xuất vi binh”?
04/02/2017
One thought on “Về quân số của Tôn Sĩ Nghị ( Sun Shiyi ) toàn quyền Quảng Đông Quảng Tây trong cuộc xâm lăng Đại Việt 1788”