by Nhóm Thư Viện Phạm Văn Thành 15/ 6 / 2015
1- Lực Lượng Nhân Dân Vũ Trang Phục Quốc Việt Nam
Hình thành ngay sau tháng 5 / 1975 bởi Linh Mục Trần Học Hiệu và Thiếu Tá Biệt Động Quân (QLVNCH) Nguyễn Bá Đề.

Cha Joan Baptist Trần Học Hiệu vốn là Cha Tuyên Úy Công Giáo, vị chủ chăn giáo xứ Tân Dân, gần Liên Khu Thương Phế Binh Bảy Hiền Saigon. [Năm 1972, Đức Tổng Giám Mục Saigon Phaolô Nguyễn Văn Bình cử Cha Trần Học Hiệu về coi sóc đoàn chiên “Liên Khu Thương Phế binh Bảy Hiền”].

Tạm căn cứ theo tài liệu khoe khoang của Việt cộng sau khi phá được tổ chức này thì Thiếu Tá Nguyễn Bá Đề cùng Cha Trần Học Hiệu khởi động ở vùng Hố Nai, Biên Hòa (thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai của VC hiện nay, 2015). Cùng hai vị đầu đàn của tổ chức còn có các cựu sĩ quan QLVNCH Nguyễn Văn Cán, Âu Quỳnh Lưu… kết tập với các hạ sĩ quan, binh sĩ và cựu viên chức miền Nam trong tổ chức kháng cộng sớm nhất sau tháng 4 / 1975.
Bộ chỉ huy tối cao của tổ chức là Linh Mục Trần Học Hiệu (giữ chức Chủ tịch Hội đồng lãnh đạo tối cao, kiêm Tổng Tư Lệnh) và Thiếu Tá Nguyễn Bá Đề làm Tham Mưu Trưởng. Các Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 Quyết Thắng do các sĩ quan Âu Quỳnh Lưu và Nguyễn Phước Đương làm Tiểu Đoàn Trưởng.
Tổ chức đã soạn thảo cương lĩnh, điều lệ, chọn quốc kỳ, quốc ca và đã cử hành lễ ra mắt với hình thức “cắt máu ăn thề” quyết tử.
Tháng 8 và 9 / 1975, tổ chức đã khởi binh tấn công các đơn vị cộng quân trú đóng ở Long Khánh và vài nơi khác thuộc tỉnh Đồng Nai khiến chính quyền mới của Hanoi (còn dưới dạng “Ủy ban quân quản” vừa yếu về tổ chức vừa lơ là về việc binh trong không khí kiêu căng chiến thắng của đoàn quân cộng sản) đã bất ngờ và tổn thất nhiều nhân mạng (đám cán bộ dân sự Việt cộng “tăng cường” từ miền Bắc vào Nam sau 1975, bộ đội chính quy Bắc Việt) và vũ khí, đồng thời những hoạt động quân sự này cũng đã tạo được tiếng vang, gây thức tỉnh trong quần chúng và gợi hứng cho các phục quốc quân khác…
Ngày 22 / 10 / 1975 trên một ngọn đồi thuộc xã Bình Lộc, Xuân Lộc, Đồng Nai, Việt cộng tổ chức phản công vào 2 Tiểu đoàn Quyết Thắng đang trú đóng tại đó. Các phục quốc quân của tổ chức đã chống trả mãnh liệt và sau khi tổn thất quá nhiều chiến hữu, đã phải tan vỡ. Linh Mục Trần Học Hiệu và Trung Tá Nguyễn Bá Đề bị bắt cùng khoảng 30 binh sĩ, không kể các chiến hữu đã hy sinh và luợng đạn dược bị rơi vào tay địch …
VC xử vụ này trong âm thầm vì chúng sợ tình hình bất lợi do tiếng tăm của phong trào phục quốc có thể lan rộng, do đó hiện nay chúng ta có rất ít tài liệu về vụ xử này. Theo các tín hữu lớn tuổi của giáo xứ Tân Dân nay kể lại thì Cha Trần Học Hiệu bị VC xử tử ngày 5 / 11 / 1979 tại Saigon. Hiện Phần Mộ Cha Hiệu an vị tại Đất Thánh Giáo xứ Bùi Vĩnh – Biên Hoà.
2- Tổ Chức Dân Quân Phục Quốc (thường gọi là vụ biến động “Nhà Thờ Vinh Sơn”, Saigon)
Cũng như Lực Lượng Nhân Dân Vũ Trang Phục Quốc Việt Nam của Linh Mục Trần Học Hiệu, hiện chúng ta có rất ít dữ liệu về vụ biến động “Nhà Thờ Vinh Sơn”, Saigon tháng 2 / 1976. Các thông tin dù là của chính Việt cộng (chính yếu là trên 2 tờ bút nô VC là SGGP 177 và Tin Sáng 161 năm 1976) hay của các nhà báo, biên khảo quốc gia nay còn sót lại rất ít và thỉnh thoảng mâu thuẫn nhau. Nay chúng tôi tạm tóm lược như sau:
Linh mục Nguyễn Quang Minh, Cha Chánh Xứ Nhà Thờ Vinh Sơn chủ xướng cùng vài chí hữu là Linh mục Nguyễn Hữu Nghị, và cựu sĩ quan QLVNCH Nguyễn Việt Hưng, Nguyễn Xuân Hùng lập Tổ Chức Dân Quân Phục Quốc, chủ trương dùng vũ lực chống lại tà quyền cộng sản vào cuối năm 1975, đặt bản doanh tại Nhà Thờ Vinh Sơn, đường Trần Quốc Toản Saigon. Tổ chức đã soạn thảo Tuyên Ngôn 11 điểm, chọn Quốc hiệu, Quốc kỳ, Quốc ca, và thiết lập hệ thống chính quyền phục quốc cũng như lực lượng binh sĩ có võ trang.
Bị lộ và Nhà Thờ Vinh Sơn bị cộng quân bao vây đêm 12 / 2/ 1976, các chí hữu Dân Quân Phục Quốc cố thủ trong Nhà Thờ.
Ngày 13 / 2 / 1976 VC tấn công vào Nhà Thờ, các thành viên tổ chức bị bắt. Tháng 9 / 1976, tòa VC tại Saigon xử vụ Vinh Sơn: tử hình Linh mục Nguyễn Hữu Nghị, Nguyễn Việt Hưng, và Nguyễn Xuân Hùng; các chí hữu còn lại bị tù từ 3 năm đến chung thân.
II- Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng Việt Nam
Khởi xướng bởi Giáo Sư Trần Thanh Đình, Hiệu Trưởng trường trung học Dân Chủ ở Saigon. Ông vốn là đảng viên Đảng Đại Việt Duy Dân (Đảng quốc gia từ miền Bắc di cư vào nam 1954).
Cuối tháng 2 / 1976, Giáo Sư Trần Thanh Đình cùng đồng chí (Đại Việt Duy Dân) Phạm Nhật Khánh, kết hợp với cựu thành viên Dân Quân Phục Quốc Vũ Văn Nghi và số nhiều các cựu chí hữu lọt thoát sự truy tầm của VC trong vụ Dân Quân Phục Quốc vừa mới thất bại…thành lập tổ chức kháng cộng phục quốc tiếp theo lấy tên là Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng Việt Nam, chủ trương phục quốc bằng võ lực.
Tổ chức đã lập được Sư đoàn Tiền Giang và Trung đoàn Phan Rang, và thu hút sự tham gia của nhiều cựu sĩ quan, binh sĩ QLVNCH, theo tài liệu của VC thì quân số của Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng Việt Nam lên đến mấy trăm người gồm cựu binh sĩ, viên chức miền Nam lẫn nhiều thường dân uất ức và căm thù cộng sản.
Hoạt động đến tháng 10 / 1976 thì bị lộ, các chí hữu thủ lĩnh bị bắt và VC đưa ra tòa ở Saigon 2 lần. Lần 1: ngày 2 & 3 tháng 6 / 1978. Lần 2: ngày 30 tháng 9 /1978.
Chúng ta đang có dưới đây Bản Án của tòa VC trong lần xử thứ 2 tại Saigon.
Cán bộ tòa VC:
– Đăng Thanh
– Nguyễn thị Xuân An (nữ)
– Nguyễn thượng Hiền
– Trần thời Vượng
– Nguyễn thị Duyên (Thư Ký)
– Đoàn mộng Thu (bào chữa viên)
Các chí hữu Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng Việt Nam:
1- Trần Thanh Đình (sinh 1919)
2- Phạm Nhật Khánh (1916)
3- Vũ Văn Nghi (1919)
4- Nguyễn Hải Đăng (1930)
5- Trần Văn Thắng (1938)
6- Phạm Đình Luân (1928)
7- Trần Đình Phúc (1912)
8- Đinh Văn Tắc (1932)
9- Trần Sĩ Chính (1954)
10- Nguyễn Tắc (1933)
11- Nguyễn Viết Quả (1950)
Cho đến nay chúng ta không có dữ liệu nào về ngày giờ và nơi chốn mà VC đã thi hành các án tử trong vụ Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng Việt Nam vào 1978.















Nguồn: http://pham-v-thanh.blogspot.com/2012/04/toan-canh-mat-tran-quoc-gia-giai-phong.html
One thought on “Toàn cảnh Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng Việt Nam – Mặt Trận Liên Tôn kháng cộng sau 1975”