Toàn cảnh Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng Việt Nam – Mặt Trận Liên Tôn kháng cộng sau 1975

by Nhóm Thư Viện Phạm Văn Thành 15/ 6 / 2015


 

III- Mặt Trận Liên Tôn

Linh Mục Dòng Chúa Cứu Thế Nguyễn Văn Vàng.
Linh Mục Dòng Chúa Cứu Thế Nguyễn Văn Vàng.

Theo các chí hữu còn trong nước thì anh em thường gọi Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng Việt Nam của Giáo Sư Trần Thanh Đình là “tiền thân” của Mặt Trận Liên Tôn khởi xướng bởi Linh Mục Dòng Chúa Cứu Thế Nguyễn Văn Vàng cùng với người em trai của ngài là Đại Úy (binh chủng Nhảy Dù) Nguyễn Văn Viên (Khoá 6 Võ Bị Ðà Lạt) (*) và Ký Giả Hà văn Thành (tức Hà Tùng Linh) người giữ chức Sư đoàn trưởng Sư đoàn 261 của Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng Việt Nam (Giáo Sư Trần Thanh Đình).

Sau thất bại của Giáo Sư Trần Thanh Đình, các chí hữu Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng Việt Nam về cùng Cha Vàng tiếp nối ý chí diệt cộng phục quốc với tổ chức có tên gọi mới: Mặt Trận Liên Tôn. Như chúng ta đã biết, cộng sản thì vô thần và độc tài, do đó chúng rất sợ các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng, ngay những ngày đầu chiếm được miền Nam, chú trương trước hết của Hanoi là vô hiệu hóa (bằng mọi giá kể cả vu khống bôi nhọ thấp hèn) các tôn giáo nhất là Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Công Giáo, cũng như các đạo Hòa Hảo, Cao Đài…vốn không bao giờ chấp nhận cộng sản trong dòng lịch sử quốc gia. Do đó, ý định của Cha Vàng là tập hợp các tôn giáo bạn để tìm lại sức mạnh đoàn kết trong cuộc quyết chiến không cân sức với đoàn quân cộng sản đang còn đầy mùi khí kiêu binh sau tháng 4 / 1975.

Mặt Trận Liên Tôn lập chiến khu Phụng Thiên 18 ở Gia Kiệm – Phương Lâm (hướng ngã Ba Dầu Giây đi Dalat), chiến khu Phụng Thiên 27 ở khu tam giác Bắc Vàm Cống – Bắc Mỹ Thuận – Bắc Cần Thơ, soạn thảo Cương Lĩnh, Tuyên ngôn thành lập Chính Phủ Lâm Thời Quốc Gia Việt Nam, phân định các vùng quân khu, và lập tập san “Vì Dân” làm phương tiện tuyên truyền (cho đến ngày bị lộ, Vì Dân đã ra được 6 số).

Mặt Trận Liên Tôn đã từng bước củng cố chặt chẽ tổ chức, kết hợp tuyên truyền miệng với báo “Vì Dân”, rải truyền đơn kêu gọi các tầng lớp quần chúng không chấp nhận cộng sản vì chúng đã ngang nhiên phá hoại Hiệp Định Đình Chiến Paris 1973.
Trong thành phần nhân sự nòng cốt của Mặt trận Liên Tôn có vai trò nổi bật của Linh Mục Phan Quang Hồng, Giáo Sư Trường La San Mossard Thủ Đức, Giảng sư Viện Đại Học Dalat. Linh Mục Phan Quang Hồng là người đã nhẫn nại đi thu lượm truy tìm vũ khí tại các kho súng đạn miền Nam còn để lại, về tu sửa và chỉnh trang lại cho binh sĩ dùng kháng chiến. Ông cũng là người chủ trì việc ấn loát tạp san, tài liệu, truyền đơn cho Mặt Trận Liên Tôn.

Mặt Trận Liên Tôn bị lộ và bị bắt tháng 12/ 1977. VC đánh giá rất cao tầm quan trọng và vai trò thu phục quần chúng kháng cộng của Mặt Trận Liên Tôn, nhưng cũng vì sợ ảnh hưởng lan truyền của vụ này nên chúng đã đưa các chí hữu ra tòa án rừng rú của chúng ở Saigon chỉ 1 lần vào tháng 11/ 1980 (mà chúng gọi là “sơ thẩm cũng là chung thẩm”).

Bạn đọc (nếu có kiến thức về Luật Pháp thì càng hay) có thể chú ý những trang đánh máy thời 1980 có tên gọi là “Cáo Trạng” hay “Bản Án” của cái gọi là tòa án của Việt cộng, rất quái đản rừng rú và hoàn toàn phi luật, bởi thực chất tình tiết, lời lẽ chẳng khác nào không khí Đấu Tố trong Cải Cách Ruộng Đất mà Hồ chí Minh và đồng bọn từng làm tay sai cho Mao cộng đem về Việt Nam tàn sát nông dân vô tội ở miền Bắc thời 1952 – 1956, nay chúng đem tái hiện lại ở Saigon sau một phần tư thế kỷ.

Những cái gọi là Phiên toà của Việt cộng thật buồn cười quái gở, chúng chỉ là những vở diễn tồi ngắn ngủi, được dàn dựng hết sức máy móc, mông muội, phi công lý, không luật sư biện hộ, trên bục công tố là những tên “dép râu” mới từ trong rừng ra đô thị, vẻ mặt hãy còn nám màu nước phèn, thái độ đằng đằng sát khí như những tên mật vụ vây quanh nạn nhân đang bị trói ở đấu tố trường thời Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc mà đồng bào miền Nam từng được coi qua cuốn phim “Chúng Tôi Muốn Sống” bất hủ, đã tái hiện lại vô cùng sống động cảnh Đấu Tố dã man đó (phim của Đạo Diễn Vĩnh Noãn và Manuel Conde, Lê Quỳnh & Mai Trâm thủ vai chính, công chiếu vào 1956 tại miền Nam quốc gia)

Lời lẽ viết trong Bản Án hay Cáo Trạng đọc tại chỗ đều bộc lộ một thói tính phi nhân của một bọn người tham tàn vô học, ví dụ, trong phiên xử Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng Việt Nam (Giáo Sư Trần Thanh Đình) ngày 30 / 9 / 1978 ở Saigon, ngay trong văn bản Cáo Trạng cũng là Bản Án, danh xưng chúng tự gọi rất tùy tiện, có lúc gọi là “phiên tòa”, có lúc là “phiên họp”, nơi xảy ra xử án thì chúng gọi là “phòng họp” hoặc “trụ sở”, Luật sư bào chữa (bà Đoàn mộng Thu) thì chúng gọi là “bào chữa viên”… tất cả những chi tiết nhỏ ấy, nếu hôm nay chúng tôi không bỏ công tốn của sưu lục lại các thứ Bản Án hay Cáo Trạng (đăng trung thực dưới dạng ảnh) trong loạt bài này thì có lẽ sẽ ít người hình dung ra được mức độ man di mọi rợ, tham tàn độc ác như thời trung cổ của chế độ cộng sản Hà Nội.

Bà Đoàn mộng Thu (áo dài bông), một trong các "luật sư" Ăn Cơm Quốc Gia Thờ Ma Cộng Sản trước 1975, ảnh chụp 2006 tại Dinh Độc Lập.
Bà Đoàn mộng Thu (áo dài bông), một trong các “luật sư” Ăn Cơm Quốc Gia Thờ Ma Cộng Sản trước 1975, ảnh chụp 2006 tại Dinh Độc Lập.

Chúng tôi xin tự chế với nhận định tổng quát như trên, phần còn lại xin dành cho độc giả. Nhân đây chúng tôi cũng xin kêu gọi đồng bào, các thân hào nhân sĩ trong cũng như ngoài nước nếu quý vị nào còn tài liệu, cứ liệu, hình ảnh các chí hữu đã thọ nạn…hoặc nhớ tình tiết gì về các Tổ chức kháng cộng phục quốc ở quốc nội sau 1975, xin quý vị bỏ chút thì giờ quý báu vui lòng gởi cho chúng tôi: Thư Viện Phạm Văn Thành, theo địa chỉ email: facomatora@gmail.com. Chúng tôi xin vô cùng thâm tạ.

Theo một nhân chứng hiện còn sống tại Sài Gòn (là một cụ bà người Công Giáo năm nay đã ngoài 90 tuổi) kể lại:


“Ngày Việt Cộng xử tử Ðại Úy Viên tại một vườn điều ở Thủ Ðức vào năm cuối 1976 (không nhớ ngày) nhiều đồng bào trong số đó có cụ đã tụ tập quanh “pháp trường” để chứng kiến thảm cảnh đau lòng đó. Trước khi bắn ông, VC hỏi ông có muốn nói điều gì không? Ðại Úy Viên dõng dạc đáp:
“Tôi muốn nói với các anh, người Cộng Sản, nếu hôm nay các anh có bắn tôi chết thì cũng không bao giờ các anh dập tắt được ngọn lửa đấu tranh diệt trừ cộng sản của dân chúng trên đất nước này. Mai đây sẽ còn hàng trăm, hàng ngàn Nguyễn Văn Viên khác nối gót công cuộc hiện nay”
Quay về phía đồng bào xung quanh, ông nói thật lớn:
“Tôi xin chúc đồng bào ở lại mạnh giỏi.” Rồi, tuy hai tay ông bị trói chặt về phía sau, nhưng Ðại Úy Nguyễn Văn Viên trong tư thế rất oai nghiêm, đầu ông ngẩng cao, ngực ưỡn về phía trước như thách đố những tay súng, một tên VC tay cầm miếng vải đen tính bịt mắt ông, ông hiên ngang nói lớn: “Các anh không cần bịt mắt tôi, tôi sẵn sàng rồi, bắn đi.”


 

Cáo Trạng Mặt Trận Liên Tôn

Chúng ta đang có dưới đây bản Cáo Trạng của tòa VC trong lần xử tại Saigon tháng 11 / 1980:

Cán bộ tòa VC:

– Đặng Thanh
– Trương văn Khâm
– Trần thanh Tiên
– Lê xuân Dục

– Võ thị Xuân & Trần thị Ngân (Thư Ký)
– Cao thị Phượng (bào chữa viên)

Các chí hữu Mặt Trận Liên Tôn:

1- Linh Mục Nguyễn Văn Vàng (sinh 1917)
2- Đại Úy Nguyễn Văn Viên (1928)
3- Ký Giả Hà Văn Thành / Hà Tùng Linh (1940)
4- Vũ Ngọc Bảo (1926)
5- Linh Mục Bùi Thành Long (1920)
6- Nguyễn Hữu Ân (1928)
7- Linh Mục Nguyễn Tiến Khẩu (1940)
8- Vũ Ngọc Ban (1931, Thiếu Úy QLVNCH)
9- Đỗ Duy Thế (1937, Chuyên viên Căn Cước, Cảnh Sát Quốc Gia)
10- Phạm Văn Thảo (1945)
11- Trần Văn Hội (1930)
12- Nguyễn Quốc Khánh (1931)
13- Linh Mục Phan Quang Hồng (1949)
14- Linh Mục Lê Văn Đào (1919, Giám Đốc Đại Chủng Viện La-San Mossard Thủ Đức)
15- Đào Đình Ngoạn (1954, Thông dịch viên Bộ Tổng Tham Mưu)
16- Linh Mục Nguyễn Viết Linh (1945)

Cáo Trạng Mặt Trận Liên Tôn -- trang 1 -- ( thiếu 2 trang 9 và trang 10. )
Cáo Trạng Mặt Trận Liên Tôn — trang 1 — ( thiếu 2 trang 9 và trang 10. )
Cáo Trạng Mặt Trận Liên Tôn -- trang 2 -- ( thiếu 2 trang 9 và trang 10. )
Cáo Trạng Mặt Trận Liên Tôn — trang 2 — ( thiếu 2 trang 9 và trang 10. )
Cáo Trạng Mặt Trận Liên Tôn -- trang 3 -- ( thiếu 2 trang 9 và trang 10. )
Cáo Trạng Mặt Trận Liên Tôn — trang 3 — ( thiếu 2 trang 9 và trang 10. )
Cáo Trạng Mặt Trận Liên Tôn -- trang 4 -- ( thiếu 2 trang 9 và trang 10. )
Cáo Trạng Mặt Trận Liên Tôn — trang 4 — ( thiếu 2 trang 9 và trang 10. )
Cáo Trạng Mặt Trận Liên Tôn -- trang 5 -- ( thiếu 2 trang 9 và trang 10. )
Cáo Trạng Mặt Trận Liên Tôn — trang 5 — ( thiếu 2 trang 9 và trang 10. )
Cáo Trạng Mặt Trận Liên Tôn -- trang 6 -- ( thiếu 2 trang 9 và trang 10. )
Cáo Trạng Mặt Trận Liên Tôn — trang 6 — ( thiếu 2 trang 9 và trang 10. )
Cáo Trạng Mặt Trận Liên Tôn -- trang 7 -- ( thiếu 2 trang 9 và trang 10. )
Cáo Trạng Mặt Trận Liên Tôn — trang 7 — ( thiếu 2 trang 9 và trang 10. )
Cáo Trạng Mặt Trận Liên Tôn -- trang 8 -- ( thiếu 2 trang 9 và trang 10. )
Cáo Trạng Mặt Trận Liên Tôn — trang 8 — ( thiếu 2 trang 9 và trang 10. )
Cáo Trạng Mặt Trận Liên Tôn -- trang 11 -- ( thiếu 2 trang 9 và trang 10. )
Cáo Trạng Mặt Trận Liên Tôn — trang 11 — ( thiếu 2 trang 9 và trang 10. )
Cáo Trạng Mặt Trận Liên Tôn -- trang 12 -- ( thiếu 2 trang 9 và trang 10. )
Cáo Trạng Mặt Trận Liên Tôn — trang 12 — ( thiếu 2 trang 9 và trang 10. )

Nguồn: http://pham-v-thanh.blogspot.com/2012/04/toan-canh-mat-tran-quoc-gia-giai-phong.html

Phần 1 | Phần 2 | Phần 3

One thought on “Toàn cảnh Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng Việt Nam – Mặt Trận Liên Tôn kháng cộng sau 1975”

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: