Các cụ giáo Ta, giáo Lang Sa và tiếng Việt…

Trích “Chơi Chữ” của Lãng Nhân Phùng Tất Đắc Tiên Sinh:

Khoảng năm 1920, ở trường Bờ Sông, Hà Nội, vào giờ dịch Pháp Văn, nguyên văn của Emile Nolly có câu:

“Les soldats tiraient sur les flamboyants” ( lính bắn vào các cây me tây. ) [1]

Một bạn dịch là: “Các ông lính tẩy bắn các me tây”, cụ giáo Nghi lấy làm khoái trá phê cho 10 điểm vì “bắn”“me tây” được dùng cả hai nghĩa, lại thêm chữ “tẩy” vào chữ “lính” hình dung được một thái độ hùng hục!

Nhưng một hôm khác, câu: “Je suis malade” [2] một bạn dịch là “Tôi ốm”, thì ông đốc Léonet lúc ấy đứng dự thính, hét lên một tiếng “zéro!” và bảo phải dịch là “tôi thì ốm” mới đúng.

Chết cái, “tôi thì ốm” đúng mẹo Pháp [4], chứ đâu phải mẹo ta!

Sau này, một ông Tây thạo truyện Kiều, đã khám phá ra: trong truyện Kiều, có nhiều lối đặt câu giống như trong tiếng Pháp. Chẳng hạn như:

“Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân,”

ông cho là không khác gì lối đặt câu trong tiếng Pháp:

“La maison est vaste, vaste aussi la cour.” [3]

Kể ra nếu dễ tính cũng hãy cho là đúng đi.

— Hết trích —

Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, Chơi Chữ.
Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, Chơi Chữ.

❀❀❀❀ Chú thích: ❀❀❀❀

[1] Google sang tiếng Anh: The soldiers were shooting at the flamboyant

Theo: https://educalingo.com/en/dic-fr/flamboyant

Flamboyant is an ambiguous vernacular name designating in French certain trees of the family Caesalpiniaceae. By extension the name flamboyant can also refer to other trees with red flowers. The flamboyants are trees of tropical origin.

Họ cây Caesalpiniaceae, xem http://www.botany.hawaii.edu/faculty/carr/caesalpini.htm

Cho nên “flamboyant” trong câu Google dịch sang tiếng Anh không đúng — nhưng không biết phải thay bằng chữ nào cho chính xác.

[2] Google sang tiếng Anh: I am sick

[3] Google sang tiếng Anh: The house is vast, the yard is also vast.

Nghĩa là: “Nhà đã lớn, sân cũng lớn”, hay dịch theo lối cụ Lang Sa thạo truyện Kiều: “Cái nhà là lớn, cái sân là lớn”!

[4] cũng là cấu trúc ngữ pháp của tiếng Anh.

Nhưng câu tiếng Việt: “Tôi ốm” chẳng lẽ động từ là “ốm”?

❀❀❀❀ Các tài liệu sách vỡ về ngôn ngữ buổi giao thời và hậu giao thời những người Việt Nam sau này đã không biết đến: ngụy +sản chúng đốt mẹ hết rồi!

Các tác phẩm về văn chương, ngôn ngữ v.v… của Lãng Nhân Phùng Tất Đắc Tiên Sinh là một trong những tác phẩm quan trọng.

Trong một Việt Nam Mới, “Chơi Chữ” nên là một quyển có trong chương trình giáo dục ở bậc đại học, đặc biệt cho các sinh viên theo Ban C ( Ban C nặng về Văn, Sử, Địa v.v… theo chương trình giáo dục của VNCH xưa. )

Các cụ dầy công ghi chép lại những lố lăng, những lố bịch, những ngây ngô trong lãnh vực Latin hóa Việt Ngữ, cũng như sự tiếp xúc với văn chương Tây Phương: chúng ta không học là chúng mất sợi dây liên lạc với quá khứ nhiều màu sắc!

Không hiểu quá khứ, chúng ta cứ mãi tiếp tục những lố lăng, lố bịch của quá khứ!

11/08/2019

One thought on “Các cụ giáo Ta, giáo Lang Sa và tiếng Việt…”

  1. From: https://www.facebook.com/HoiAnSG

    Nhân tiên, xin nói cho rõ (đúng) về các phân ban theo chương trình giáo dục của VNCH., trung học đệ nhị cấp (từ lớp đệ Tam đến đệ Nhất tức lớp 10 đến lớp 12 theo cách nói từ 1970 nhưng ít người nói thế lắm).
    Ban C trung học đệ nhị cấp có 3 môn Chính là Triết (học) – Văn chương và Ngoại ngữ (Sử, Địa thì ban nào cũng là môn Phụ như nhau).
    Ban D: 2 môn Cổ ngữ và Văn Chương.
    Ban A: Lý, Hóa và Vạn Vật.
    Ban B nặng ký nhất: Toán, Lý, Hóa.
    Chú ý các môn xếp đầu, trong các kỳ thi -kể cả thi Tú Tài- khi tính điểm số (rồi cộng lại thành Tổng điểm cho tất cả các môn thi->kỳ thi / môn học->toàn niên) ví dụ các kỳ thi lục cá nguyệt (mỗi niên khóa có 2 kỳ) được tính HỆ SỐ 4. 2 môn kia hệ số 3. Các môn phụ (là những môn học còn lại ngoài 3 môn chính) có môn hệ số 2 và đa số là hệ số 1 tức có nghĩa là không hệ số.
    Hệ số tính điểm là gì? Là điểm số đó được nhân lên với 4 (hệ số 4) với 3 (hệ số 3) với 2 (hệ số 2).
    Cách tính điểm số như vầy có giá trị ở chỗ, ví dụ, học sinh ban B làm bài thi Toán có điểm càng cao bao nhiêu thì Tổng điểm số càng lớn bấy nhiêu, và tương ứng với các ban A, C, D.
    Cách tính điểm theo hệ số có công dụng sàng lọc đúng năng lực, năng khiếu của người học sinh trung học, càng tôn rõ giá trị ưu hạng của học sinh đệ nhị cấp khi chọn phân ban A, B, C, D để học hết bậc trung học và chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa Đại Học.
    Tỉ như, Tú Tài 2 ban B thường chọn thi vào Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ (đào tạo Kỹ Sư) hoặc các trường chuyên về Khoa Học TOÁN, như Đại Học Khoa Học Toán MPC [ = Mathematics, Physics, Chemistry] hay Sư Phạm Toán chẳng hạn.
    Tú Tài 2 ban A thì thường vào Y Khoa hoặc SPCN của Đại Học Khoa Học [SPCN = Science, Physics, Chemistry, Nature, hồi đó thường gọi theo Việt ngữ là Sinh Lý Sinh Hóa)
    Tú Tài 2 ban C, D thì thường vào Văn Khoa, Sư Phạm, Báo Chí, Luật khoa …

    Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: