Anh hùng tính của những kẻ Phiêu Bạt Giang Hồ Tây Phương các thế kỷ 16, 17, 18…

Hồi nhỏ ở Việt Nam, đọc những Trường Ca Odessey của Homer, Robinson Crusoe, Đảo Châu Báo, các truyện viễn du của Jules Vern, hay huyền thoại Sinbad trong “1001 Đêm” v.v… mỗi lần những anh hùng phiêu lưu gặp hoạn nạn thập tử nhất sinh tôi thường tự hỏi sao họ lại phiêu lưu như vậy để làm gì?

Đồ Phổ Nghĩa.
Đồ Phổ Nghĩa.

Rồi khi đọc cụ Lệ Thần Trần Trọng Kim, gặp một tên phiêu lư du thủ du thực Lang Sa Đồ Phổ Nghĩa — một dạng “fortune hunter” — một kẻ ngoại nhân lạ nước lạ cái ở Tàu và Việt mà nắm đầu một đống mấy anh Tàu, anh Việt quay vòng vòng… Rồi chính tên này cũng gây cho triều Nguyễn rất nhiều khó khăn, ra yêu sách mà triều Nguyễn vẫn nuốt nhục “tuân lệnh”!

— Lớn lên đọc thêm lịch sử thì hiểu được tại sao triều Nguyễn phải chịu nhục nhã như vậy…

Nhưng cái câu hỏi tại sao những người phiêu lưu Tây Phương lại “chịu chơi” như vậy cũng không hiểu được… Nói chuyện với mấy người Úc, hỏi họ, họ cũng không hiểu. ( Nhà thám hiểm Sir Douglas Mawson của Úc, đã cắm cờ, mang về cho Úc 43% [ bốn mươi ba phần trăm ] lãnh thổ Nam Cực! )

Cụ Tạ Chí Đại Trường, “Lịch Sử Nội Chiến Ở Việt Nam Từ 1771 Đến 1802”, Văn Sử Học xuất bản, Sài Gòn, Việt Nam Cộng Hòa, 1973 — đã trích lại đoạn sau về những tay giang hồ phiêu lưu thám hiểm Tây Phương của thế kỷ 16, 17, 18…

Vì một bao hạt tiêu, họ không ngần ngại cắt cổ nhau, từ chối sự cứu rỗi linh hồn, điều mà ở vào những lúc khác, họ đã tỏ ra rất bận tâm. Cái lối cứng đầu cứng kỳ lạ trong khi theo đuổi ý muốn làm cho họ thách đố với chết chóc ở hàng ngàn hình thức: những rủi ro của biển cả xa lạ, các bệnh kỳ dị và ghê tởm, thương tích, bắt bớ, đói rét, dịch tể, tuyệt vọng. Điều đó làm cho họ trở nên to lớn, anh hùng, bi thống ngay cả trong những ham muốn buôn bán không thỏa mãn của họ, trong khi cái chết lạnh lùng đến đem họ đi không chừa già trẻ. Hình như khó có thể tin rằng nội một lòng tham lam lại thúc đẩy các người ấy theo đuổi ý tưởng một cách liên tục, cố gắng hy sinh một cách kiên trì như vậy… Với chúng ta, những người kế tục mà những thử thách như thế đã tránh khỏi, họ có vẻ sáng rực lên không phải vì những thành quả họ đã đạt được mà là vì chúng ta thấy ở họ những công cụ của định mệnh đã xô đẩy họ đi vào nơi vô định, tuân theo một tiếng nói bên trong, một khích động toàn thể để đi tìm một giấc mộng xa vời…

Cụ Tạ Chí Đại Trường dẫn tài liêu sau:

Hutchison và Berland, Aventuriers au Siam au 17e siècle, BSEI, XXII, 1947, t. 13.

Ít nhiều chắc nhân loại ngày hôm nay — dù vô tình — cũng đã thừa hưởng ít nhiều công sức của những tay anh hùng kiêu bạt này.

06/12/2019.

Mãn Tộc sắp Tiệt Chủng: Quả Báo Mở Rộng Lãnh Thổ cho Rợ Hán?

Mãn Tộc là tập hợp những bộ lạc của các sắc dân định cư ở vùng đất rộng lớn có biên giới với Mông Cổ ở bên trái kéo dài ra Thái Bình Dương có chung biên giới với Triều Tiên ( Bắc ) và một đoạn bờ biển gần như song song với đảo quốc Nhật Bản.

— Tiếng Anh, vùng địa lý này có tên là Manchuria.

Xem https://en.wikipedia.org/wiki/Manchu_people

Giống Mãn Tộc đã đánh bại nhà Minh lập nhà Thanh là giống “Jurchen”.

Giống này được chia làm ba loại:

Jianzhou Jurchens ( 建州女真 ) – Kiến Châu ( Google dịch )
Yeren Jurchens ( 野人女真 ), cũng ‘Wild Jurchens’ – Nhím man rợ ( Google dịch )
Haixi Jurchens ( 海西女真 ) – Nhím Hải Tây ( Google dịch )

Xem https://en.wikipedia.org/wiki/Jurchen_people

Sau khi lập nhà Thanh, đám quan chức người Mãn từ từ bị Hán hóa, không sử dụng tiếng mẹ đẻ nữa.

Xem https://en.wikipedia.org/wiki/Jurchen_people#Language

Năm 1755, nhà Thành đã xâm lăng và chiếm được Tân Cương của Kha Hãn Dzungar.

Dzungar Khanate — https://en.wikipedia.org/wiki/Dzungar_Khanate

Tân Cương bị Mãn Thanh chiếm — https://en.wikipedia.org/wiki/Xinjiang_under_Qing_rule

( Dzungar có lẽ [?] là tên cổ của giống Trung Á [Âu-Á] mà bây giờ có một phần là Kazakhstan. )

Kha Hãn của Tân Cương kéo dài kháng cự, Mông Cổ cũng xâm lăng Tân Cương, chia lãnh thổ này ra làm bốn vùng có Kha Hãn riêng biệt. Cho đến 1759 thì hoàn hoàn lọt vào tay Mãn Thanh.

Tiếp theo sau đó là một cuộc diệt chủng tàn sát người Dzungar: khoảng tám mươi phần trăm ( 80% ) dân số hay từ nữa triệu cho đến tám trăm ngàn ( 500,000 – 800,000 ) người Dzungar bị rợ Mãn Thanh tàn sát.

Xem:

https://en.wikipedia.org/wiki/Xinjiang_under_Qing_rule#Dzungar_genocide

https://en.wikipedia.org/wiki/Dzungar_genocide

*
* *

Ngày hôm nay, dân số của Mãn Tộc trong nước Tàu+ của phỉ khoảng mười triệu bảy trăm ngàn dân.

Xem https://en.wikipedia.org/wiki/Manchu_language

Nhưng theo Anh Cát Lợi Bách Khoa Toàn Thư — https://www.britannica.com/topic/Manchu-Tungus-languages:

— Chỉ khoảng bảy chục ngàn người ( 70,000 ) còn sử dụng ngôn ngữ Mãn Châu.

Nguyên văn:

The Manchu-Tungus languages are a group of 10 to 17 languages spoken by fewer than 70,000 people scattered across a vast region that stretches from northern China across Mongolia to the northern boundary of Russia.

70,000 ( bảy chục ngàn ) người! Thì chỉ một thế hệ là không còn người sử dụng ngôn ngữ này nữa.

Ngôn ngữ mà mất thì còn con người cũng như không!

05/12/2019