Việt Nam những lần “Lỡ” cơ hội phục hưng…

Ngày 24 Tháng Chín, 1951, Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao của Quốc Gia Việt Nam ( Liên Hiệp Pháp, Đông Dương ) Trần Văn Hữu thăm Luân Đôn.
Ngày 24 Tháng Chín, 1951, Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao của Quốc Gia Việt Nam ( Liên Hiệp Pháp, Đông Dương ) Trần Văn Hữu thăm Luân Đôn.

Tôi biết có chính quyền Quốc Gia Việt Nam ( Liên Hiệp Pháp, Đông Dương ), tôi biết có cụ Trần Văn Hữu làm Thủ Tướng, tôi biết cụ Clement Attlee làm Thủ Tướng Anh Cát Lợi hậu Đệ Nhị Thế Chiến — nhưng tôi mới biết tấm hình này vào trung tuần Tháng Tư, 2020.

— Nó gây cho tôi nhiều suy nghĩ…

Người Anh Cát Lợi chậm chân không vào xâm lăng được Đông Dương thời kỳ thuộc địa, vì họ còn bận rộn với những vùng thuộc địa khác ở Đông Á. Người Pháp: chưa chiếm được nhiều thuộc địa ở Châu Á, nên đã có nhiều nỗ lực hơn người Anh chen chân vào vùng đất còn ít nhiều độc lập Đông Dương [1].

Thời Tây Sơn Quang Trung còn diện hiện, người Anh cũng đã vào Nam Hà, Bắc Hà tìm hiểu Việt Nam. Rồi thời Nguyễn Phúc Anh mới thống nhất đất nước, sứ bộ Anh Cát Lợi cũng đã nhiều lần vào thăm viếng, mang tặng quà cáp có tính chất xiển dương khoa học kỹ thuật của họ [2].

Nguyễn Vương Phúc Ánh dù có nhiều tiếp xúc với người Tây Dương từ thời niên thiếu, sứ bộ của ông cũng đã đến Paris khi ông còn bị Tây Sơn truy đuổi thừa sống thiếu chết. Ông hiểu rất rõ sức mạnh khoa học kỹ thuật của người Tây Dương.

Nhưng tiếc sau khi khôi phục được Vương nghiệp của tổ tiên ông, ông đã nghe lời các trọng thần cực đoan mạt-Hán-Nho thiển cận mà đẩy người Tây Dương ra rìa, hậu quả tất yếu là khiến cho đất nước phải lâm vào tình trạng thuộc địa [1].

— Thật sự không hiểu được suy nghĩ của Nguyễn Vương Phúc Ánh? Có lẽ cái tầm của ông cũng chỉ là “Bá” — như đã nhiều lần chứng minh trong các cuộc cầu viện ngoại bang đánh nhau với Tây Sơn?

Ông đã có đủ điều kiện để giữ cho Việt Nam được độc lập như Thái Lan!

❀❀❀

Chính trị của người Anh đi trước người Pháp vài thập niên. Họ biết thời kỳ thuộc địa phải chấm dứt, nên họ chuẩn bị tầng lớp lãnh đạo cho các dân tộc bị trị, ngõ hầu khi họ rút đi rồi, các quốc gia này không lâm vào tình trạng hỗn loạn, và cũng lưu lại chút nghĩa tình chính trị với các cựu thuộc địa [3].

Thủ Tướng Clement Attlee thay thế Thủ Tướng chiến tranh Winston Churchill sau Đệ Nhị Thế Chiến. Một trong những trách nhiệm chính của ông là thi hành việc trả độc lập lại cho các thuộc địa.

Ngày 27/01/1947, Thủ Tướng Clement Attlee đã đón tiếp phái đoàn của cụ Aung San, thân phụ của bà Aung San Suu Kyi, để cùng ký kết một bản cam kết trao trả độc lập cho Miến Điện trong năm 1947. Lớn hơn cụ Aung San 32 ( ba mươi hai ) tuổi, nhưng Thủ Tướng Clement Attlee được diễn tả là rất quý trọng và tiếp đón cụ Aung San rất trọng thể, vì nễ vì cái quá trình hoạt động, cũng như sự thông minh và bản lãnh của cụ Aung San [4].

Chống lại người Anh, cụ Aung San đã liên kết với quân Tàu Tưởng, Tàu Mao, rồi Nhật! Nhận thấy đây là những kẻ có thể mang lại hậu quả tàn khốc cho dân tộc cụ, cụ quay lại liên kết với người Anh và đấu tranh bằng một con đường khác [4].

❀❀❀

Người Pháp đã không sáng suốt như người Anh! Dùng tiền viện trợ tái thiết của Mỹ sau Đệ Nhị Thế Chiến để gây chiến tranh ở Đông Dương hòng bấu víu thuộc địa! Bị Tàu Mao đánh tanh banh ở Điện Biên Phủ vẫn chưa sáng mắt. Còn ráng gồng mình đánh Algeria để nhận lấy thất bại thảm hại ở quốc gia này!

— Người Pháp là một tác nhân chính giúp cộng sản tồn tại ở Việt Nam và dẫn đến thảm nạn chia đôi đất nước.

Người Việt Nam — qua cách nhìn của một người đọc lịch sử — ít nhiều đã mang tinh thần quốc gia quá đáng. Thời đó, khát khao độc lập quá mạnh, và không nhận ra được những bất lợi của Việt Nam nên người Việt Nam thẳng tay đuổi người Pháp ra khỏi Việt Nam!

Nếu người Việt Nam lúc đó hiểu được hiểm họa cộng sản và tình hình chính trị của thế giới, cùng chung tay với Pháp duy trì Chính Quyền Liên Hiệp Pháp, chắc cộng sản không có cơ hội ngóc đầu lên được?

Và theo thời cuộc người Pháp cũng phải trả độc lập cho Đông Dương.

Nếu chuyện này đã xảy ra, thì nước Việt Nam độc lập lúc đó là một lãnh thổ toàn vẹn và phồn thịnh:

— Thay vì cái gọi là “chín năm kháng chiến” của ngụy +sản cùng hai mươi mốt năm Việt Cộng Hòa phải tự vệ trước sự xâm lăng của ngụy +sản, Việt Nam đã có được ba mươi ( 30 ) năm hòa bình, xây dựng học thuật, kinh tế?

Với góc độ này, sự hiện diện của người Pháp thêm ba mươi ( 30 ) năm nữa cũng không có gì là hãi hùng?

❀❀❀

Thời cận đại, Việt Nam đã mất quá nhiều cơ hội để phục hưng kiến thiết đất nước. Năm 2020 này, có lẽ một cơ hội nữa đang đến rất gần để Việt Nam có được sự Tự Do thật sự, mong rằng người Việt Nam sẽ đón bắt được cơ hội này — đừng để vuột mất nữa.

30/04/2020.


Tham khảo:

[1] Tạ Chí Đại Trường, Lịch Sử Nội Chiến Ở Việt Nam Từ 1771 Đến 1802, Văn Sử Học xuất bản, Sài Gòn, Việt Nam Cộng Hòa, 1973.

Link: https://drive.google.com/drive/folders/1VPaEwHoBAqPQ_sLBD-Ljlv8eE7ZOjEMQ

[2] Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Bộ Giáo Dục, Trung Tâm Học Liệu Xuất Bản, Sài Gòn, Việt Nam Cộng Hòa, 1971.

[3] Ngô Đình Nhu và các Cộng Sự, Chính Đề Việt Nam, bản PDF đánh máy lại ở hải ngoại. Không phải bản của nhà Xuất Bản Đồng Nai, Việt Nam Cộng Hòa.

Link: https://drive.google.com/drive/folders/1VPaEwHoBAqPQ_sLBD-Ljlv8eE7ZOjEMQ

Vấn đề lãnh đạo ở thuộc địa, được tóm tắc: “Chính Đề Việt Nam” ( + ) luận Truyền Thừa Lãnh Đạo

[4] Jesper Bengtsson, Aung San Suu Kyi Strugggle For Freedom, HarperCollins Publisher, Australia, 2011.

Bản dịch của Công Hàm 257/HC-2016 Việt+ gửi Liên Hiệp Quốc

Công Hàm 257/HC-2016
Công Hàm 257/HC-2016

 

Công Hàm 257/HC-2016
PERMANENT MISSION
OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
TO THE UNITED NATIONS

866 U.N. Plaza. 4th Floor, Suite 435
New York. N. Y. 1007
(212) 644-0594. (212) 644-0831
(212) 644-2535. (212) 644-1564
Fax (212) 644-5732

PHÁI ĐOÀN THƯỜNG TRỰC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TẠI LIÊN HIỆP QUỐC

Công hàm 257/HC-2016

Phái Đoàn Thường Trực Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc xin được gửi lời chào trân trọng đến tất cả các Phái Đoàn Thường Trực của các Quốc Gia Thành Viên tại Liên Hiệp Quốc và, để trả lời Công Hàm Số CML/59/2016 ngày 01 Tháng Bảy 2016 của Phái Đoàn Thường Trực Cộng Hòa Nhân Dân Trung Cộng tại Liên Hiệp Quốc, chúng tôi trân trọng khẳng định quan điểm của Việt Nam như sau:

Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả các nội dung, đặc biệt là các lý luận sai trái của Trung Cộng, được nêu ra trong Công Hàm đã nói ở trên. Trung Cộng đã bẻ cong sự thật để có thể đòi chủ quyền bất hợp pháp trên các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường của Việt Nam và cũng để hợp thức hóa việc họ sử dụng vũ lực trên Biển Đông để xâm chiếm Quần Đảo Hoàng Sa và một vài đảo và bãi đá ở Quần Đảo Trường Sa và năm hai năm 1974 và 1988. Các hành vi đó đã ngang nhiên vi phạm Điều Lệ của Liên Hiệp Quốc và nguyên tắc ngăn cấm đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế.

Trong các thời kỳ bảo hộ và thuộc địa, Pháp Quốc, đại diện cho Việt Nam, đã thực thi các hành động bảo vệ và chủ quyền trên các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng cách một chuỗi biện pháp quản lý và tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên trên các đảo thuộc các Quần Đảo này. Lý luận của Trung Cộng rằng Pháp Quốc chưa bao giờ trao chủ quyền của Quần Đảo Trường Sa cho Việt Nam là hoàn toàn trái ngược lại với các sự thật và nguyên tắc của pháp luật quốc tế liên quan đến sự thừa kế Quốc Gia. Vào năm 1933 sự kiện sau đây đã được khẳng định rõ ràng, Chính Quyền Pháp ở Đông Dương đã sát nhập Quần Đảo Trường Sa vào Tỉnh Bà Rịa lúc đó còn là thuộc địa của Pháp. Hành động trả lại Nam Kỳ cho Việt Nam, mà Bà Rịa là một tỉnh quan trọng, Pháp Quốc đã hiển nhiên ủy quyền Quần Đảo Trường Sa, trước đây đã sát nhập vào tỉnh Bà Rịa, cho Việt Nam. Tại Hội Nghị Hòa Bình Cựu Kim Sơn năm 1951, khi pháp đoàn Việt Nam khẳng định chủ quyền lịch sử trên các Quần Đảo Trường Sa và Hoàng Sa, không có bất cứ các Quốc Gia Thành Viên nào phản đối, Pháp Quốc cũng không phản đối. Khi Pháp Quốc rút quân khỏi Việt Nam vào năm 1956, quốc gia Việt Nam Cộng Hòa thừa kế chủ quyền của Quần Đảo Trường Sa từ Pháp Quốc. Thông qua Lệnh Số 143-NV ngày 22 Tháng Mười 1956, Chính Phủ của nước Việt Nam Cộng Hòa đã chuyển hành chính của Quần Đảo Trường Sa từ Tỉnh Bà Rịa sang Tỉnh Phước Tuy.

Các Phái Đoàn Thường Trực của các Quốc Gia Thành Viên tại Liên Hiệp Quốc
Nữu Ước

Công Hàm 257/HC-2016
Công Hàm 257/HC-2016

 

Giữa những năm 1954 và 1975, Việt Nam tạm thời bị chia đôi. Vì vị trí địa lý, vào thời gian đó, các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của quốc gia Việt Nam Cộng Hòa (Nam Việt Nam). Do đó, sự kiện quốc gia Việt Nam Cộng Hòa thực thi trách nhiệm chủ quyền đối với hai Quần Đảo này trong thời kỳ đó là hoàn toàn hợp lý và hợp pháp trong bối cảnh khi đó. Hành xử quốc tế chứng minh rằng trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, cũng có những Quốc Gia bị chia cắt như Việt Nam, thí dụ Đức Quốc, Yemen… Và do vậy, lý luận của Trung Cộng dựa trên sự chia cắt của Việt Nam vào thời kỳ đó là hoàn hoàn không có căn cứ pháp lý. Năm 1975, sau khi Trung Cộng dùng vũ lực chiếm Quần Đảo Hoàng Sa (vào Tháng Giêng 1974), Chính Phủ quốc gia Việt Nam Cộng Hòa đã ra Văn Thư liệt kê các bằng chứng lịch sử trích từ thư tịch Quốc Gia chứng minh rõ ràng và thuyết phục chủ quyền truyền đời của Việt Nam trên Quần Đảo này. Ngược lại, Văn Thư của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Cộng năm 1980 đã không đưa ra được bằng chứng thuyết phục nào để hỗ trợ cho việc Trung Cộng đòi chủ quyền với hai Quần Đảo trên. Hơn nữa, lý lẽ của Trung Cộng về thời kỳ Việt Nam bị chia đôi làm tổn hại nghiêm trọng đến cảm xúc của người Việt Nam và hoàn toàn không giúp ích được gì cho tình hữu nghị của hai quốc gia.

Lý luận của Trung Cộng trong đoạn thứ 8 của Công Hàm Số 59/CML/2016 hoàn toàn trái ngược với tinh thần của Thỏa Thuận về Những Nguyên Tắc Cơ Bản Chỉ Đạo Giải Quyết Vấn Đề Trên Biển Giữa nước Việt Nam và nước Trung Cộng được ký vào Tháng Mười 2011. Những vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Cộng trên Biển Đông về hai Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tranh chấp này mang tính pháp lý và tồn tại một cách khách quan và tạo thành một yếu tố trong các tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Cộng trên Biển Đông. Chính Trung Cộng là kẻ trong rất nhiều lần, khẳng định rằng có hai tranh chấp cốt lõi trên Biển Đông giữa Trung Cộng và vài quốc gia ASEAN, đó là tranh chấp chủ quyền của một vài bãi đá và hải đảo trên Biển Đông và các tranh chấp về biên giới lãnh hải. Trung Cộng đã bác bỏ sự tồn tại của các tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Cộng về vấn đề chủ quyền của Quần Đảo Hoàng Sa, quần đảo này hiển nhiên là ở trong hải phận Biển Đông, và do đó Trung Cộng đã hoàn toàn mâu thuẫn trong lý luận của họ.

Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu Trung Cộng tôn trọng chủ quyền của Việt Nam trên hai Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hãy tôn trọng và thực thi trách nhiệm pháp lý quốc tế của Trung Cộng, hãy dừng lại các hành vi làm cho tình hình tranh chấp thêm phức tạp, bằng phương pháp hòa bình, hãy cùng Việt Nam và các thành phần liên quan tìm giải pháp thỏa thuận các tranh chấp trên Biển Đông một cách công bằng và khách quan, theo luật quốc tế, đặc biệt là Điều Lệ của Liên Hiệp Quốc liên quan đến Công Ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Phái Đoàn Thường Trực Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc xin được tận dụng cơ hội này để yêu cầu các Phái Đoàn Thường Trực của các Quốc Gia Thành Viên tại Liên Hiệp Quốc sự bảo đảm sự kiện này nhận được sự quan tâm cao nhất.

Nữu Ước, 25 Tháng Tám 2016.

Di sản của Hốt Tất Liệt cho quốc gia Tàu: một nước Tàu rộng lớn gấp năm lần!

Hốt Tất Liệt, con trai của Đà Lôi. Đà Lôi là con trai út của Thiết Mộc Chân.

Trích:

Jack Weatherford. Genghis Khan and the making of the Modern World. Crown Publishing Group, New York, 2004.

Thuở ban đầu, Hốt Tất Liệt được các anh em “phân công” đi chiếm Châu Á, trước hết là nhà Tống của Tàu. Ban đầu Hốt Tất Liệt không thành công. Nhưng sau khi tranh giành quyền lực nội bộ thành công, ông ta đã chiếm được Tàu. Và chính là người đã xây thủ đô Bắc Kinh.

Dựa theo những gì tác giả diễn tả về Bắc Kinh thời đó: thì nó đúng là Trung Tâm của Vũ Trụ — cảm nhận nghiêm chỉnh, không mỉa mai:

– Những người Âu, người Hồi, người Trung Á tài hoa thông thái đã đến Bắc Kinh thi thố tài năng.

Hốt Tất Liệt đã tự Hán hóa ( dù chỉ là bề ngoài ) để chinh phục được dân Tàu. Kinh thành Bắc Kinh ông ta xây, mang tính chính trị vỗ về người Tàu, nhưng cũng có sắc nét Mông Cổ, và là một kỳ quan: nơi ông ta cùng gia đình và những người thân tín sinh hoạt hàng ngày là một thảo nguyên Mông Cổ thu nhỏ giữa lòng Bắc Kinh!

Cung điện, nơi ông ta tiếp đón các sứ bộ chư hầu, cũng là những kỳ tích đương thời: tác phẩm của các nghệ nhân Âu, Hồi v.v…

Hốt Tất Liệt: Kublai Khan cũng Khubilai Khan.
Hốt Tất Liệt: Kublai Khan cũng Khubilai Khan.

— Nhưng quan trọng hơn hết, và cũng là đại thảm họa cho nhân loại kéo dài đến ngày nay: lập nhà Nguyên, ông ta đã xâm chiếm đất đai láng giềng, mở rộng nước Tàu gấp năm ( 5 ) lần!

Hốt Tất Liệt: Quảng Trường Sukhbaatar Square, Ulaanbaatar, Mông Cổ.
Hốt Tất Liệt: Quảng Trường Sukhbaatar Square, Ulaanbaatar, Mông Cổ.

Trang 209-210

Chiếm được kinh đô và triều đình nhà Tống, Hốt Tất Liệt [✱] xem như chiếm được kim cương. Vì đó là kết tinh cực thịnh của văn hóa Tàu, và trong những năm sau, ông đã cố gắng bảo tồn những thành tựu này đồng thời cũng cũng cải cách và bành trướng đế quốc Tàu. Và như học giả Phù Tang Hidehiro Okada đã quan sát, “di sản vĩ đại nhất mà Đế Quốc Mông Cổ đã để lại cho người Tàu chính là quốc gia Tàu.” Người Mông Cổ không chỉ thống nhất những địa phương sử dụng những phương ngữ Tàu, mà họ còn gom cho nước Tàu những vương quốc chung quanh như Tây Tạng, Mãn Châu, Duy Ngô Nhĩ, và hàng tá những tiểu vương quốc và những tiểu quốc bộ lạc khác. Quốc gia Tàu mới dưới quyền quản lý của Mông Cổ to lớn hơn gấp năm ( 5 ) lần quốc gia có nền văn minh của các giống dân sử dụng các loại tiếng Tàu [*]. Sự bành trướng này đã khiến cho văn hóa chính thức lúc bấy giờ không mang sắc thái Mông Cổ; cũng không mang sắc thái Tàu. Hốt Tất Liệt đã tạo nên một nền văn hóa hỗn hợp, và, cũng chính vì nổ lực này của ông, nền văn hóa mới đã có một sức ảnh hưởng mang tính quan trọng toàn cầu và ngoài sự dự đoán [**].

Lúc này Hốt Tất Liệt hầu như đã xâm chiếm tất cả mọi ngỏ ngách trên đất liền, ông ta phải vượt biển mới có thể xâm lăng các vùng đất mới. Các thương lái hải thương của ông đã báo cáo chi tiết về những hải đảo xa xăm đầy gia vị [***], Java, Tích Lan, và những hải đảo Phù Tang gần bên. Hốt Tất Liệt muốn gom những quốc gia này vào Đế Quốc Mông Cổ đang trên đà bành trướng. Năm 1268, ông gửi sứ bộ sang Phù Tang ra lệnh đầu hàng, nhưng người Phù Tang từ chối. Lúc này Hốt Tất Liệt vẫn còn phải bận tâm thanh toán nhà Tống nên không thể tấn công Phù Tang, nên ông ta đã tiếp tục gửi các sứ bộ sang thuyết phục họ đầu hàng.

Nguyên văn tiếng Anh:

Khubilai Khan realized what a jewel he has acquired in his conquest of the Sung capital and officials. They represented the height of Chinese civilization, and in the years ahead, he strove to preserve their achievements while reforming and expanding their empire. As a Japanese scholar Hidehiro Okada wrote, “The greatest legacy of the Mongol Empire bequeathed to the Chinese is the Chinese nation itself.”The Mongols united not only all of the areas speaking various Chinese dialects, but they combined with it the adjacent kingdoms of the Tibetans, Manchurians, Uighurs, and dozens of smaller kingdoms and tribal nations. The new country under their administration was about five items as large as the civilization where people spoke the Chinese languages. The official Chinese state culture that emerged was certainly not Mongol; nor was it Chinese. Khubilai Khan has created a hybrid, and, through his efforts, the culture would have a worldwide impact of unanticipated dimensions and importance.

With his control extended to almost everything reachable by land, Khubilai had to look out to sea to find new lands to conquer. The trading missions of his junks had brought back detailed information on the distant spice islands, Java, Ceylon, and the nearby northern islands of Japan. He wanted to incorporate them into the expanding Mongol Empire. In 1268 he sent an envoy to Japan to demand surrender, but the Japanese refused. Khubilai was still too engaged with the final conquest of the Sung dynasty to launch an attack on Japan, so he continued to send more delegations to persuade them to surrender.

Chú thích của người dịch:

[✱] Hốt Tất Liệt: tiếng Anh có hai cách viết Kublai Khan và Khubilai Khan.

[*] Ý tác giả muốn nói, Mông Cổ đã bành trướng nước Tàu gấp năm ( 5 ) lần.

[**] Tác giả chỉ kết luận như vậy, không giải thích vì thêm.

[***] Tức gia vị sử dụng trong nấu ăn, thí dụ: tiêu.