Dịch “can do for” và “to work”…

Phát biểu nổi tiếng của Tổng Thống JFK: “Ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country.”

Một vị trưởng thượng của VNCH dịch là: “Đừng đòi hỏi tổ quốc phải làm gì cho quý vị, mà hãy hỏi quý vị có thể làm gì để phụng sự tổ quốc”.

— Tôi chép lại theo trí nhớ, có thể không hoàn toàn đúng với nguyên văn bản dịch.

Nhưng quan trọng ở đây dịch giả đã uyển chuyển dịch và đã xiển dương được trong bản Việt Ngữ tính trang trọng của phát biểu lịch sử này.

“can do for” được dịch uyển chuyển và cũng rất sát nghĩa trong bản Việt Ngữ “phải làm g씓làm gì để phụng sự”!

Phải giỏi tiếng Việt lắm mới có thể dịch được như vậy.

Xem hình đính kèm: chữ “to work” ở câu hỏi và câu trả lời trong mẫu đối thoại này có một người dịch cả hai là “thực dụng”.

Ở câu đầu thì được, nhưng câu sau thì không.

Ở câu sau, “to work” được sử dụng với nghĩa là: những người không đi làm, những kẻ vô công rỗi nghề, những kẻ lười biếng v.v…

Có thể là tôi hơi chủ quan khi không kể tới nghĩa: “họ không tìm được việc làm”? Nhưng trong tiếng Anh, nếu là nghĩa này, tác giả đã viết cách khác. Và trong ngữ cảnh của “socialism”, nó cũng không có nghĩa này.

Thử dịch, như thế này:

— Con: Ba ơi, nếu chủ nghĩa xã hội không thực dụng, tại sao vẫn có những người ủng hộ nó?

— Cha: Vì chúng nó là bọn báo cô con ạ!

Nhạc sỹ Anh Tuyền với “Vĩnh Biệt Tha La”…

…”từng đoàn trai ra đi, đã thề chẳng trở về…”

Sách chép, nhà thơ Vũ Anh Khanh thăm nhà văn Thẩm Thệ Hà ở Trảng Bàng, Tây Ninh… ghé thăm nhà văn chỉ là cái cớ: nhà văn có cô cháu gái rất xinh xắn mà chàng đang mơ mộng…

Đó là năm 1950. Thời tao loạn, khói lửa can qua khiến chàng viết “Tha La Xóm Đạo”.

Bài thơ này đã được các nhạc sỹ phổ nhạc:

  1. Nhạc sỹ Dũng Chinh với “Tha La Xóm Đạo”.
  2. Nhạc sỹ Sơn Thảo với “Hận Tha La”.
  3. Và nhạc sỹ Anh Tuyền với “Vĩnh Biệt Tha La”.

— Soạn giả Viễn Châu cũng có bài tân cổ giao duyên “Tha La Xóm Đạo”.

Bản “Tha La Xóm Đạo” của nhạc sỹ Dũng Chinh và “Hận Tha La” của nhạc sỹ Sơn Thảo được phổ biến rộng rãi, ngay bây giờ trên YouTube chắc có dư vài trăm clips của hai bản nhạc này.

Nhưng bản “Vĩnh Biệt Tha La” của nhạc sỹ Anh Tuyền hình như tuyệt bản! Trên YouTube, chỉ có một clip duy nhất và không hoàn chỉnh của một người hát văn nghệ tại nhà!

Tìm trên Google bằng cụm từ: “nhạc sỹ Anh Tuyền Vĩnh Biệt Tha La”https://www.google.com/search?sxsrf=ALeKk01dfOqLpXSlshEtZqSQvRH2lW6eQA%3A1602590421204&source=hp&ei=1ZaFX6eICvuR4-EP7qyWoAo&q=nh%E1%BA%A1c+s%E1%BB%B9+Anh+Tuy%E1%BB%81n+V%C4%A9nh+Bi%E1%BB%87t+Tha+La&oq=nh%E1%BA%A1c+s%E1%BB%B9+Anh+Tuy%E1%BB%81n+V%C4%A9nh+Bi%E1%BB%87t+Tha+La&gs_lcp=CgZwc3ktYWIQAzIHCCMQsAIQJ1DKNFjKNGCIOmgAcAB4AIABgASIAYAEkgEDNS0xmAEAoAECoAEBqgEHZ3dzLXdpeg&sclient=psy-ab&ved=0ahUKEwjnxpjGwrHsAhX7yDgGHW6WBaQQ4dUDCAg&uact=5

Có và kết quả, nhưng các trang cũng chỉ nhắc đến tên nhạc sỹ Anh Tuyền, chi tiết về ông thì không có.

Duy chỉ có trang https://dotchuoinon.com/2019/12/06/tha-la-xom-dao-va-nhung-bai-hat-bolero-buon/ là có đăng tải trang nhạc lý của “Vĩnh Biệt Tha La” tôi xin được đăng kèm lại làm tài liệu:

Sau Hiệp Định Geneva, 1954 chia đôi đất nước, nhà thơ Vũ Anh Khanh đã tập kết ra Bắc… Sau ông trốn về Nam, vượt sông Bến Hải, ông đã bị ngụy cộng phỉ bắn chết.

…”người nước Việt ra đi vì nước Việt…” — ông chết tức tưởi, không xứng đáng với khí phách của người cầm bút!

Ông cũng viết văn, nhưng hậu thế chỉ biết “Tha La Xóm Đạo” của ông.

Trảng Bàng, Tây Ninh cũng là quê hương của anh hùng Hải Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa: Hải Quân Trung Tá Ngụy Văn Thà.

13/10/2020.

Humanocracy: Dân Trị Nhân Chủ — Thái Dịch Lý Đông A.

Các tác phẩm của Thái Dịch Lý Đông A.
Các tác phẩm của Thái Dịch Lý Đông A.

Trích Chu Tri Lục:

Sự chủ tể loài người bằng mục đích lập thể của loài người công nhận cái dân trị nhân chủ, hay cứ dịch là humanocracy kia ở chính trị, trên hành chính đó là hiến trị ( nhân trị, đức trị, nho với pháp trị thống nhất và tối cao ), cũng đã là sự chủ tể thời đại bằng nhân chủ tinh thần: nhân tính hóa, nhân bản hóa, nhân chủ hóa.

Humanocracy được Thái Dịch tiên sinh bình giải trong ngữ cảnh của chữ “Cách Mạng”! Đối với ông “Cách Mạng” phải bắt đầu từ chính con người, hay “dân” — do đó ông đề cao “tính”, “bản”“chủ”!

— Không có “Nhân Chủ” thì khó mà có được “Dân Chủ” theo định nghĩa và hành xử của Tây Phương. “Nhân Chủ” là điều mà hiện này người Việt có vẻ thiếu!

— Người Việt không thiếu “Dân Trí”! Đừng lẫn lỗn giữa “Dân Trí” với kiến thứcthông tin!

Chu Tri Lục được viết vào khoảng năm 1943, ( trước khi Hiến Chương Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ra đời ). Ngày nay, humanocracy vẫn là một chủ đề lớn đối với những lý thuyết gia của ngành quản lý và tổ chức.

https://www.google.com/search?sxsrf=ALeKk012PG_AHMy9sn9I8sh1FNCyKARkUg%3A1601686056320&source=hp&ei=KMp3X5eAEbeE4-EPh7ufuAI&q=Humanocracy&oq=Humanocracy&gs_lcp=CgZwc3ktYWIQAzIHCC4QJxCTAjIECCMQJzIECCMQJzICCAAyAggAMgIIADICCAAyAggAMgIIADICCABQziRYziRg3SdoAHAAeACAAa0BiAGtAZIBAzAuMZgBAKABAqABAaoBB2d3cy13aXo&sclient=psy-ab&ved=0ahUKEwiXtLTDmZfsAhU3wjgGHYfdBycQ4dUDCAg&uact=5

Tóm tắc ngắn ngọn về trên đại cương của các tài liệu: bureaucracy ( hệ thống tổ chức cấp bậc ) có khi loại bỏ yếu tố con người. Humanocracy đặt yếu tố con người vào hàng quan trọng hơn và do đó hiệu suất của tổ chức ( chính quyền hoặc công ty, v.v… ) sẽ cao hơn.

Đọc Chu Tri Lục của Thái Dịch tiên sinh, chúng ta có thấy được sợi dây liên hệ của Chính Đề Việt Nam của nhóm ông Ngô Đình Nhu?

Liệu có quá chủ quan khi chúng ta có suy nghĩ đoạn đầu của Chu Tri Lục đã phảng phất tinh thần nhân quyền mà đến 5 ( năm ) năm sau Liên Hiệp Quốc mới thật sự hệ thống hóa thành Hiến Chương Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc?

03/10/2020.