Chữ Quốc Ngữ của Việt Nam và khi So Sánh với Đại Hàn và Phù Tang.

Sách “Chính Đề Việt Nam” của nhóm ông Ngô Đình Nhu kết luận về tác dụng của chữ Quốc Ngữ như sau, dẫn gián tiếp theo trí nhớ:

Giúp cho chúng ta học ngoại ngữ Tây Phương và do đó dễ dàng tiếp cận với khoa học kỹ thuật Tây Phương.

Nhà văn Lỗ Tấn.
Nhà văn Lỗ Tấn.

Cái hậu quả tất yếu của việc sử dụng chữ Quốc Ngữ là chúng ta không còn khả năng cảm thụ được cổ văn của tiền nhân để lại: vấn đề này các cụ đã nêu ra và bàn thảo trong gần thế kỷ qua, không còn là điều lạ.

Cá nhân tôi thiển nghĩ: cổ văn của tiền nhân chưa bị hủy diệt, chúng ta đã hoàn tất công việc dịch thuật và dịch giải, cái hay cái đẹp của những áng cổ văn này ít nhiều chúng ta đã giữ lại được.

Trong hai năm gần đây ( bây giờ là ngày 29/12/2020 ), đã có hai vị trí thức trưởng thượng đưa ra nhận định, tôi xin được dẫn gián tiếp:

Người Nam Triều Tiên, người Phù Tang đã không chuyển qua sử dụng mẫu tự Latin và khoa học kỹ thuật của họ bây giờ không thua Tây Phương.

— Ý các vị muốn nói: chữ Quốc Ngữ đã không góp phần vào việc tiếp thu khoa học kỹ thuật Tây Phương như chúng ta mặc định.

Tôi xin được không đồng ý với nhận định này, đơn giản: thời gian thái bình thịnh trị của chúng ta chưa đủ dài để kiến thiết và phát triển một nền học thuật đúng nghĩa, nên — cho dù chúng ta có sử dụng chữ Quốc Ngữ hay không, hậu quả vẫn cứ như ngày hôm nay.

Hơn 20 ( hai mươi ) năm trước tôi đã kết luận: lý do chính, tiền nhân chúng ta đã hăng say sử dụng chữ Quốc Ngữ là sự tiếp nối cái khát vọng “thoát Hán” triệt để theo tinh thần:

“Hàn Thuyên Đại Việt hồn xưa bàng hoàng”

— Xuân Phong Ngâm, Đông Hồ Lâm Tấn Phát

Đọc lại sử sách, theo hiểu biết của tôi, các cụ chưa bao giờ nghĩ đến chuyện chữ Quốc Ngữ sẽ giúp cho hậu thế dễ dàng học sinh ngữ Tây Phương cũng như dễ dàng tiếp cận với khoa học kỹ thuật Tây Phương.

Cái kết luận, sử dụng chữ Quốc Ngữ cũng đã không giúp cho Việt Nam tiến bộ khoa học kỹ thuật khi so sánh với Đại Hàn và Phù Tang là một kết luận không hợp lý vì lý dọ đã dẫn ở trên.

29/12/2020.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: