Có Đệ Tứ và Đệ Tam Cộng Sản, vậy Đệ Nhất và Đệ Nhị là gì?

Chúng ta nghe nói nhiều đến Đệ Tam Cộng Sản và Đệ Tứ Cộng Sản.

— Và đã có người phán rằng: cộng sản là cộng sản tại sao phải phân biệt Đệ Tứ với Đệ Tam!

Câu hỏi hiển nhiên là: nếu có Đệ Tam Cộng Sản và Đệ Tứ Cộng Sản?
Vậy có Đệ Nhất Cộng Sản và Đệ Nhị Cộng Sản không? Và tại sao
Đệ Nhất và Đệ Nhị không được nhắc đến?

Đây chỉ là tìm hiểu giản lược về sự ra đời của các cao trào
cộng sản. Không phải là một tìm hiểu chi tiết về lịch sử của
các cao trào này.

Nguồn tham khảo duy nhất là Wikipedia tiếng Anh.

  • Đệ Nhất Cộng Sản ( 1864–1876 ) — tham khảo [ 1 ]

Tiếng Anh không gọi là Đệ Nhất Cộng Sản mà gọi là International Workingmen’s Association hay Liên Đoàn Công Nhân Quốc Tế; gọi ngắn gọn là First International hay Đệ Nhất Quốc Tế.

Tập hợp quốc tế này được thành lập từ năm 1864 ở Luân Đôn, Anh Cát Lợi, hội nghị quốc tế đầu tiên của họ tổ chức ở Geneva vào năm 1866. Và tổ chức này đã được giải tán vào năm 1876.

Mục đích khởi nguyên của tập hợp là liên kết các nhóm xã hội khuynh tả, các nhóm cộng sản và những kẻ mang khuynh hướng khởi loạn tạo ra xã hội rối loạn ( — tương tự như các nhóm Black Live Matters và ANTIFA của những năm 2020, 2021. )

Thời gian này, Karl Marx đã 46 tuổi và chưa nổi danh. Ông ta cũng được mời tham gia, và ông ta đã trở thành một lý thuyết gia cột trụ của tổ chức này.

  • Đệ Nhị Cộng Sản ( 1889–1916 ) — tham khảo [ 2 ]

Tên tiếng Anh là Second International hay Đệ Nhị Quốc Tế. Được thành lập vào ngày 14/07/1889 ở Paris với 20 quốc gia tham dự.

Mục đích của Đệ Nhị Quốc Tế là tiếp tục công việc đang dang dỡ của Đệ Nhất Quốc Tế, nhưng Đệ Nhị loại bỏ đám khởi loạn và công đoàn công nhân. Nhưng trên thực tế hai tập hợp này vẫn có ảnh hưởng trong những giai đoạn nhất định của Đệ Nhị.

Hệ tư tưởng của Đệ Nhị là Chủ Nghĩa Karl Marx và Chủ Nghĩa Xã Hội. Và màu đỏ là màu đại diện.

Di sản còn lại cho đến ngày nay của Đệ Nhị là Ngày Quốc Tế Lao Động: ngày 1, Tháng Năm; và ngày Quốc Tế Phụ Nữ: ngày 8, Tháng Ba. Đệ Nhị cũng đã đấu tranh đòi được quyền làm việc tám ( 8 ) tiếng đồng hồ một ngày.

Những người đứng đầu của Đệ Nhị là những người Tây Âu và Bắc Âu. Vladimir Lenin chỉ bắt đầu làm thành viên từ năm 1905.

Vào năm 1916, Đệ Nhị xem như không còn hiệu lực. Vì các đảng phái của những quốc gia thành viên không tìm được tiếng nói chung trong việc phản đối Đệ Nhất Thế Chiến, mà họ vì tinh thần quốc gia, đã ủng hộ quốc gia của họ trong chiến tranh.

Tuy không còn hiệu lực, nhưng đại hội sau cùng của Đệ Nhị đã được tổ chức ở Geneva, vào Tháng Bảy, 1920. Trong đại hội này, các quốc gia Châu Âu không đồng ý với mô hình tái tổ chức, nên nhiều “hệ phái” khác nhau đã được hình thành.

Biểu tượng ( logo ) của Đệ Tam và Đệ Tứ Cộng Sản.
Biểu tượng ( logo ) của Đệ Tam và Đệ Tứ Cộng Sản.
  • Đệ Tam Cộng Sản ( 1919–1943 ) — tham khảo [ 2, 3, 4 ]

Sau biến cố Tháng Mười Đỏ, 1917, Liên Bang Sô Viết được hình thành. Đệ Tam Quốc Tế do những người theo chủ nghĩa xã hội được hình thành vào năm 1919. Tên chính thức của nó là Quốc Tế Cộng Sản, tiếng Anh là Communist International gọi tắt là Comintern.

Comintern do Liên Bang Sô Viết điều khiển.

Mục tiêu chính của Comintern là cộng sản hóa toàn cầu!

Tại Đại Hội Lần Thứ Nhì, Comintern khẳng định là:

Sử dụng tất cả mọi phương tiện đấu tranh, kể cả vũ trang, nhằm mục đích lật đổ các chính quyền tiểu tư sản quốc tế và thiết lập nền cộng hòa quốc tế Sô Viết với vai trò quá độ để hoàn toàn xóa khái niệm quốc gia.

( Trong Việt ngữ, hiện tượng được gọi là Thế Giới Đại Đồng Cộng Sản? )

Trong những năm sau của Đệ Nhị Thế Chiến, dưới áp lực của đồng minh Hoa Kỳ và Anh Cát Lợi, Joseph Stalin đã giải tán Comintern vào năm 1943.

Sau khi Comintern bị giải tán, thì vào năm 1947, Bộ Thông Tin Cộng Sản Và Các Đảng Phái Công Nhân, tiếng Anh là Information Bureau of the Communist and Workers’ Parties, gọi tắt là Cominform được thành lập.

Cominform có vai trò là cơ quan tối cao của Phong Trào Quốc Tế Cộng Sản ( International Communist Movement ); có vai trò điều hợp viên của các đảng cộng sản theo hệ tư tưởng Mác-Lê ( Marxist-Leninist ) ở Châu Âu trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh.

Kể từ năm 1950, Cominform đã không còn hiệu lực trong nội bộ Sô Viết, và đã được giải tán vào năm 1956, trong thời kỳ Stalin bị đạp đổ.

  • Đệ Tứ Cộng Sản ( 1938 – ) — tham khảo [ 5, 6 ]

Đệ Tứ Cộng Sản do Leon Trotsky khai lập, chính thức ra mắt ở Pháp, năm 1938, sau khi Trotsky và những người ủng hộ ông đã bị trục xuất khỏi Liên Bang Sô Viết.

Leon Trotsky và Vladimir Lenin trên phương diện cá nhân và tư tưởng rất gần gũi nhau, về đường lối chính trị họ có sự khác biệt và từng tranh luận với nhau nhưng họ không phải là kẻ thù của nhau. Cả hai cùng là người gốc Do Thái.

Trotsky bị lưu đày ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 1928, sau đó ông sang Pháp, Na Uy và cuối cùng là Mễ Tây Cơ. Ông đã bị Stalin ám sát ở đây vào Tháng Tám, 1940.

Tuy chính thức ra đời vào năm 1938, nhưng sự phản kháng của Trotsky đã có từ thời Stalin lên nắm quyền ở Liên Bang Sô Viết. Và sau khi ông bị trục xuất, những thành viên Đệ Tứ chưa bị phát hiện vẫn âm thầm hoạt động trong Liên Bang Sô Viết.

Ông cho rằng Đệ Tam và các thành viên của nó là những con rối của chủ nghĩa Stalin. Và Stalin không có khả năng lãnh đạo tầng lớp công nông. Trong suy nghĩ của ông, thì Đệ Tam đã trở thành độc tài khi dân chủ tính của tầng lớp công nông chỉ tập trung vào một nhóm người rất nhỏ ( degenerated workers’ state, xem [ 7 ], có phải là “dân chủ tập trung“? )

Mục tiêu của Đệ Tứ cũng là xóa bỏ tư bản toàn cầu và thiết lập chủ nghĩa xã hội toàn cầu bằng phương pháp cách mạng toàn cầu.

Trên phương diện tổ chức, Đệ Tứ không chặc chẽ bằng Đệ Tam, vì có nhiều khuynh hướng tư tưởng bất đồng.

Đệ Tứ cũng gặp khó khăn vào thời Đệ Nhị Thế Chiến khi cả Hoa Kỳ và Anh Cát Lợi đều truy lùng những người cộng sản: bất kể họ là ai.

Liên quan đến Việt Nam, vào thập niên 1930s, cụ Tạ Thu Thâu được xem là người lãnh đạo cộng sản Trotskyist Đệ Tứ ở Việt Nam, đây là một tổ chức có thực lực, đặc biệt ở Sài Gòn.

Trong khi đó Hồ Chí Minh, tay sai của Đệ Tam đã viết rằng: bất cứ những ai theo Quốc Dân Đảng là những kẻ phản quốc và Đệ Tứ Trotskyist Việt Nam cần phải bị tiêu diệt!

Cơ quan ngôn luận của Đệ Tứ Việt Nam là tờ La Lutte hay “Đấu Tranh“, xem [ 8 ] được cho là có sức ảnh hưởng mạnh đủ lôi kéo các thành viên của Đệ Tam ở Việt Nam gia nhập Đệ Tứ.

Cụ Tạ Thu Thâu đã bị bắt và bị Việt Minh giết chết vào Tháng Chín, năm 1945. Những đồng chí của ông, sau đó, hoặc bị Việt Minh tàn sát hoặc bị thực dân Pháp tàn sát trong nỗ lực chiếm lại thuộc địa.

(
Tìm hiểu thêm về cái chết của cụ Tạ Thu Thâu, xin xem: “Tìm hiểu vụ ám sát Tạ Thu Thâu.

Hội Nghị Toàn Cầu Lần Thứ Hai của Đệ Tứ được tổ chức vào Tháng Tư, năm 1948. Và vào thời điểm này Đệ Tứ Việt Nam đã bị Đệ Tam của Hồ Chí Minh tiêu diệt hoàn toàn.

Cũng trong Hội Nghị này, Tổng Thư Ký Toàn Cầu của Đệ Tứ đã có nỗ lực đối thoại với Josip Broz Tito, Tổng Thống của Nam Tư. ( Tổng Thống Tito vẫn được xem là một nhà cách mạng cộng sản cởi mởi. ) Hành động này của Tổng Thư Ký đã bị Đảng Cộng Sản Anh phản đối kịch liệt.

Đệ Tứ tổ chức lỏng lẻo hơn Đệ Tam, vì là tập hợp của nhiều khuynh hướng tư tưởng khác nhau, họ vẫn còn tồn tại, nhưng không hợp nhất được.

Nỗ lực sau cùng để hợp nhất là vào năm 1963. Và sau đó, Đệ Tứ vẫn chưa thống nhất thành một khối hợp nhất. Năm 2003, đã có một sự thay đổi nữa.

Và đã có những người Đệ Tứ cho rằng Đệ Tứ đã bị khai tử, và họ kêu gọi thành lập một Quốc Tế Công Nhân mới hay Đệ Ngũ.

Tham Khảo:

  1. International Workingmen’s Association: https://en.wikipedia.org/wiki/International_Workingmen%27s_Association
  2. Second International: https://en.wikipedia.org/wiki/Second_International
  3. Communist International: https://en.wikipedia.org/wiki/Communist_International
  4. Cominform: https://en.wikipedia.org/wiki/Cominform
  5. Fourth International: https://en.wikipedia.org/wiki/Fourth_International
  6. Trotskyism: https://en.wikipedia.org/wiki/Trotskyism
  7. Degenerated workers’ state: https://en.wikipedia.org/wiki/Degenerated_workers%27_state
  8. La Lutte: https://en.wikipedia.org/wiki/La_Lutte_(newspaper)

20/05/2021.

One thought on “Có Đệ Tứ và Đệ Tam Cộng Sản, vậy Đệ Nhất và Đệ Nhị là gì?”

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: