Trung Quốc Ở Đâu Trong Con Mắt Người Nước Ngoài? Tác Giả: Từ Liên.


Tuy nhiên, câu chuyện của Trung Quốc vẫn chỉ là câu chuyện của một quốc gia đơn độc… một quốc gia được mệnh danh là Kẻ Bắt Nạt lớn nhất thế giới.

Khoảng một thập niên gần đây, Trung Quốc dường như khuấy đảo cả thế giới, với những tham vọng không che dấu của họ về việc họ sẽ đưa đất nước của họ lên vị trí siêu cường số 1 của thế giới trên mọi lĩnh vực. Họ sẽ soán ngôi Hoa Kỳ cả trên trái đất lẫn ngoài vũ trụ, trút bom hạt nhân xuống Nhật Bản, thu hồi Đài Loan, biến Biển Đông thành ao nhà, đẩy Ấn Độ rớt khỏi cao nguyên Tây Tạng vĩnh viễn, Hán hóa toàn bộ các dân tộc yếm thế và các cộng đồng thiểu số đang sống trên đất nước Trung Hoa, thiết lập hàng rào kiên cố bao bọc hệ thống “thuộc địa mới” của họ với chiến lược Vành Đai Và Con Đường, từ Châu Á qua Châu Phi, qua tới Châu Âu và cả Châu Mỹ Latin, biến nền kinh tế Trung Cộng thành nền kinh tế sản xuất lớn và hiện đại nhất địa cầu, biến các chiến lang Trung Quốc thành những đội quân hùng mạnh nhất trong vũ trụ tương lai.

Tháng trước, Tờ Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc đưa tin, từ ngày 01/09, Trung Cộng sẽ áp dụng quy định yêu cầu những người điều khiển một số loại tàu thuyền phải khai báo thông tin chi tiết về hải trình khi đi vào vùng lãnh hải mà Trung Cộng tuyên bố chủ quyền. Các loại tàu thuyền phải khai báo bao gồm tàu có thể lặn, tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu chở vật liệu phóng xạ, tàu chở hóa chất, khí hóa lỏng… Đây là các loại tàu mà Trung Cộng cho là “có thể gây nguy hiểm cho an toàn giao thông hàng hải”.

Việc khai báo bao gồm cả thông tin của cảng dự kiến sắp đến và thời gian dự kiến đến, tên và chủng loại hàng hóa chở theo… Sau khi vào “lãnh hải tự nhận” của Trung Cộng, nếu hệ thống nhận diện tự động của tàu không hoạt động tốt thì phải khai báo mỗi 2 giờ cho đến khi rời khỏi lãnh hải.

Nhiều quốc gia đã lên tiếng đáp lại những lời đe dọa hung hăng của Trung Quốc… [ Hình như không có Việt Nam ].

Ngày 19/09/2021, báo Nikkei của Nhật Bổn có bài đăng nhận xét về quân đội của Trung Quốc với tựa đề “Quân đội Trung Quốc có một “gót chân Achilles”: Tinh thần quân đội thấp. Link:

https://asia.nikkei.com/Politics/China-s-military-has-an-Achilles-heel-Low-troop-morale

Nhận xét về một tấm hình những binh sĩ của quân đội Trung Cộng mạnh mẽ và cơ bắp, tờ báo này nói: Một đội quân khoe cơ bắp của họ để mọi người có thể nhìn thấy, như chúng ta vẫn nhìn các vũ khí khác là tên lửa và xe tăng… nhưng đây chỉ là một phần của sức mạnh. Tinh thần của binh lính là một câu chuyện khác.

Đội quân con một‘ này, do đó có xu hướng phải bổ sung bằng máy bay viễn khiển và các tên lửa đạn đạo.

Trong nhiều diễn biến hành động, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã vô tình để lộ những điểm yếu của quân đội nước này.

Đã có dấu hiệu cho thấy việc xây dựng các cơ sở phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới ở một vùng sa mạc nội địa của Trung Quốc. Hoạt động còn lại gồm một loạt nỗ lực tiếp theo nhằm tăng tỷ lệ sinh con của người dân Trung Quốc, bao gồm các biện pháp giúp giảm gánh nặng tốn kém trong việc giáo dục con cái. Đằng sau những động thái này là bằng chứng cho thấy nước này đang giải quyết những lo ngại liên quan đến tinh thần binh lính và khả năng của quân đội trong việc tham dự vào một cuộc chiến kéo dài.

Trong gần một thập kỷ gần đây, Trung Quốc đã hoạt động hết sức “bận rộn” ở Biển Đông, đầu tiên là xây dựng các đảo nhân tạo, sau đó triển khai thiết bị radar và tên lửa để ngăn chặn máy bay và tàu quân sự nước ngoài tiếp cận khu vực này, và cuối cùng là triển khai tàu ngầm hạt nhân chiến lược có khả năng phóng tên lửa đạn đạo ở vùng biển hiện tại họ cho rằng họ đang phải bảo vệ.

Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, được gọi là SLBM [ Submarine-Launched Ballistic Missiles ], là loại vũ khí tối tân. Chúng cho phép các quốc gia tránh được tình trạng bị đặt vào những vị trí bất lợi khi những tàu ngầm chuyên chở chúng đang kẹt ở vùng nước sâu, chúng sẽ giữ chân kẻ thù cho đến phút cuối cùng.

Vậy tại sao Trung Quốc lại gấp rút xây dựng các căn cứ ICBM [ InterContinental Ballistic Missiles, tức các cơ sở phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ] mới ở các vùng sa mạc nội địa? Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân nằm ở chỗ, mặc dù Trung Quốc đã quân sự hóa một số vùng biển ở Biển Đông và triển khai SLBM, [ tức tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm ], nhưng nước này đã không còn tự tin có thể bảo vệ khu vực này nếu xung đột phát sinh.

Vào Tháng Giêng năm 2018, một tàu ngầm Trung Quốc đã bị bẽ mặt khi nó tiết lộ về khả năng hoạt động kém hiệu quả ở cấp độ cao. Chiếc tàu ngầm đang di chuyển dưới đáy biển tại khu vực tiếp giáp quần đảo Senkaku của Nhật Bản, trên biển Hoa Đông, đã nhanh chóng bị Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản phát hiện.

Nó đã nhanh chóng phải nổi lên và không ngần ngại giương cao lá cờ Trung Quốc, cũng có thể là lá cờ trắng đầu hàng; thủy thủ đoàn có lẽ sợ rằng tàu của họ có thể bị tấn công với các đòn mạnh mẽ từ Nhật Bản.

Theo luật pháp quốc tế, Lực Lượng Phòng Vệ Hàng Hải có thể coi con tàu này như một “tàu ngầm không xác định” đã xâm nhập vào lãnh hải Nhật Bản khi đang chìm dưới nước.

Nhiều quan chức Nhật Bản và Hoa Kỳ tin rằng vụ việc này đã bộc lộ tinh thần thấp kém của quân đội Trung Quốc.

[ Hình ảnh đi kèm ]: Một tàu ngầm Trung Quốc giương cờ đầu hàng sau khi buộc phải nổi lên gần quần đảo Senkaku của Nhật Bản vào Tháng Giêng năm 2018. ( Ảnh do Bộ Quốc Phòng cung cấp ).

Một tàu ngầm Trung Quốc giương cờ đầu hàng.

Hải quân Trung Quốc đang thực hiện chương trình đóng hàng không mẫu hạm, nhưng một cựu quan chức Bộ Quốc Phòng Nhật Bản dự đoán hàng không mẫu hạm Trung Quốc sẽ không rời quân cảng của họ trong các cuộc xung đột vì lo sợ chúng có thể bị tấn công và đánh chìm.

Trong một phần tư thế kỷ qua, các chính phủ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tăng chi tiêu quân sự và tổ chức các cuộc duyệt binh và duyệt binh hải quân thường xuyên. Nhưng có thể nhìn thấy được tên lửa và xe tăng chỉ là một thành phần của sức mạnh quân sự. Tuy nhiên, còn có những yếu tố “đầu vào” vô hình mà người ta đã không nói tới, trong số đó có tinh thần của quân đội.

Một số người tin rằng tinh thần thấp kém của binh lính Trung Quốc hiện nay đến từ chính sách một con lâu đời của nước này, điều khiến quân đội nước này trở thành một trong những “đội quân con một” lớn hàng đầu thế giới.

Hơn 70% binh lính Trung Quốc là ‘con một’, và phần còn lại là con thứ hai hoặc sau con thứ mà cha mẹ của họ đã phải nộp những khoản tiền phạt để sanh ra chúng“, Kinichi Nishimura, một cựu sĩ quan Lực Lượng Phòng Vệ Mặt Đất, người đã nhiều năm phân tích cán cân quân sự của Đông Á tại Trụ Sở Tình Báo Quốc Phòng của Bộ Quốc Phòng cũng như ở nhiều cơ quan khác, cho biết.

Quan điểm của Nho Giáo cho rằng con cái phải kính trọng và chăm sóc cha mẹ, tổ tiên vẫn ăn sâu vào Trung Quốc. Do đó, các bậc cha mẹ đặc biệt không muốn thấy việc con của mình chết sớm hơn họ. Các bậc cha mẹ của các hộ gia đình một con càng phải cảm thấy có niềm tin mạnh mẽ hơn về việc con trai hoặc con gái duy nhất của họ phải tiếp nhận trọng trách phụng dưỡng này [ chứ không được phép chết trước họ ].

Ở Trung Quốc, nơi mọi người có xu hướng ít tôn trọng người lính hoặc nghề làm lính, có một câu nói: “Thép tốt không trở thành đinh“, nghĩa là những cá nhân đáng kính không trở thành quân nhân. Để đảm bảo có đủ quân số, đảng cộng sản Trung Quốc đã phải nỗ lực cải thiện tiền lương và lương hưu trong những năm qua.

Vào ngày 1 Tháng Tám, chính phủ đã ban hành luật bảo vệ địa vị, quyền và lợi ích của quân nhân. Nỗ lực tuyệt vọng này là nhằm để cải thiện tình trạng của những người chọn theo sự nghiệp quân sự, và đây có thể là một dấu hiệu cho thấy Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân ( PLA ) đã không thể xoay chuyển được các cố gắng tuyển dụng thêm binh lính của mình, đặc biệt là trong bối cảnh tỷ lệ sinh đang giảm của đất nước.

Quân đội Trung Quốc đã tăng cường triển khai chiến hạm và máy bay chiến đấu kể từ vài năm trước“, Nishimura nói, “nhưng tỷ lệ hoạt động của chúng không chính xác cao. Có vẻ như họ không thể đào tạo đủ binh sĩ để bảo dưỡng và sửa chữa đúng cách“, đặc biệt là đối với những phần cứng có sử dụng công nghệ cao.

Đây là một phần lý do tại sao quân đội Trung Quốc trong những năm gần đây đã phụ thuộc nhiều hơn vào máy bay viễn khiển và tên lửa đạn đạo. Số lượng tên lửa đạn đạo mà Trung Quốc triển khai đã tăng lên vài ngàn tên lửa.

Một trong những học thuyết quân sự của PLA không được nhiều người biết đến là “Trong những trận chiến ban đầu, hãy phóng một số lượng lớn tên lửa, và sau đó ngay lập tức rời khỏi chiến tuyến.” Chiến lược này được học từ Liên Xô cũ, mà quân đội Liên Xô đã đóng vai trò là giáo viên hướng dẫn, vào thời điểm Trung Quốc thành lập PLA.

Trong vài năm qua, PLA đã gấp rút bổ sung thêm nhiều máy bay chiến đấu, tàu nổi và tàu ngầm, điều này có thể cho thấy ý định của họ là tăng số lượng tên lửa có thể phóng khi trận chiến bắt đầu. Máy bay viễn khiển được cho là có cùng mục đích. Chiến lược này sẽ tiếp tục, đặc biệt là khi quân đội không thể đảm bảo đủ số lượng binh lính có thể tham chiến.

Để tự bảo vệ mình khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa của Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia khác phải bắt đầu nghĩ đến việc tăng cường các biện pháp để giảm thiểu thiệt hại. Các biện pháp này bao gồm phát triển và triển khai vũ khí thế hệ tiếp theo, bao gồm vũ khí laser năng lượng cao và súng railgun, sử dụng lực điện từ để phóng đạn với tốc độ cực cao. Nhật Bản đã có nền tảng công nghệ để phát triển các loại vũ khí này, mặc dù năng lực này không được công bố rộng rãi trong nước [ để tránh những phản ứng trái chiều của người dân đối với những đầu tư về quân sự ].

Trong khi đó, nhiều bản tin khác cũng cho thấy rằng, hiện nay, mặc dù Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã có sự đầu tư và cải thiện rất lớn về mặt vũ khí quân sự, tuy nhiên, hầu như không có quốc gia phát triển nào sẵn sàng giúp đỡ Trung Quốc với những công nghệ mới và an toàn của họ. Điều này đến từ việc thiếu sự tin tưởng vào Trung Quốc cũng như có các lo ngại đến từ việc Trung Quốc đã không che đậy dã tâm “xâm chiếm” thế giới của họ. Do đó, phần lớn các công nghệ của Trung Quốc hiện tại là sự chắp vá những gì họ đã đánh cắp lại từ những phòng lab trên khắp thế giới và nghiên cứu lại trong các phòng thí nghiệm của họ, với sự trợ giúp của nhiều nhà nghiên cứu được Trung Quốc gửi đi hoặc thu hút về từ nhiều nơi trên thế giới.

https://nationalinterest.org/blog/reboot/chinas-air-force-may-be-its-own-worst-enemy-185673


https://nationalinterest.org/blog/buzz/navy-ready-kill-chinas-aircraft-carrier-open-sea-98327

Bản tin số 2, liên quan đến sức mạnh kinh tế của Trung Quốc thường vẫn được Bắc Kinh thổi phồng trong nhiều năm qua. Đã có các cáo buộc điều tra cho rằng các quan chức của Ngân Hàng Thế Giới, World Bank, đã thay đổi phương thức hoạt động và cách đánh giá của họ theo cách có lợi cho Trung Quốc.

Các nguồn của bản tin này đến từ ba tờ báo sau:

(1) CNN ngày 17/9/2021, “Điều tra cho thấy các nhà lãnh đạo Ngân Hàng Thế Giới đã thúc đẩy các nhân viên tăng thứ hạng cho Trung Quốc và Saudi Arabia trong các báo cáo cấp cao”:

https://edition.cnn.com/2021/09/17/business/world-bank-investigation/index.html

(2) Reuters ngày 16/09/2021 có tựa đề “Cuộc điều tra cho thấy ‘áp lực quá mức’ từ các nhà lãnh đạo Ngân Hàng Thế Giới để tăng thứ hạng doanh nghiệp Trung Quốc”:

https://www.reuters.com/world/china/probe-found-undue-pressure-world-bank-leaders-boost-china-business-rankings-2021-09-16/

(3) Aljazeera, ngày 17/09/2021: “Cuộc điều tra đã phát hiện ra dữ liệu của Ngân hàng Thế giới đã bị thay đổi để tăng thứ hạng của Trung Quốc”:

https://www.aljazeera.com/economy/2021/9/17/probe-finds-world-bank-changed-data-to-boost-china-ranking

Ngân Hàng Thế Giới, vào Thứ Năm [ 16/09/2021 ] cho biết họ sẽ ngừng công bố Báo Cáo Kinh Tế “Doing Business” thường niên của mình, sau khi một cuộc điều tra độc lập cho thấy các lãnh đạo Ngân Hàng Thế Giới đã gây “áp lực quá mức” đối với nhân viên trong việc thay đổi dữ liệu để tăng thứ hạng cho Trung Quốc và Saudi Arabia trong các phiên bản báo cáo năm 2018 và 2020. Cuộc điều tra cũng cho thấy có “sự bất thường về dữ liệu” trong các ấn bản vào năm 2018 và 2020 và các “vấn đề đạo đức” có thể liên quan đến các quản lý của Ngân Hàng Thế Giới.

Ngân hàng đã ủy quyền cho công ty luật WilmerHale tiến hành cuộc điều tra độc lập.

Các nhà điều tra phát hiện ra khi đó, Giám đốc điều hành Ngân Hàng Thế Giới là bà Kristalina Georgieva, hiện đang là giám đốc điều hành của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế ( IMF ), đã gây áp lực buộc nhóm soạn thảo báo “Doing Business” vào năm 2017 để “thay đổi phương pháp của báo cáo” hoặc “thực hiện các thay đổi cụ thể” đối với các điểm dữ liệu nhằm làm tăng thứ hạng của Trung Quốc trong báo cáo kinh tế ấn bản năm 2018.

Điều này xảy ra sau khi các quan chức chính phủ Trung Quốc liên tục bày tỏ quan ngại với bà Georgieva và Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới lúc đó là ông Jim Yong Kim về xếp hạng của đất nước họ, theo cuộc điều tra dài 16 trang do WilmerHale công bố.

Vào thời điểm đó, Ngân Hàng Thế Giới đang tiến hành các cuộc đàm phán về một chiến dịch tăng vốn, trong đó Trung Quốc “được cho là sẽ đóng một vai trò quan trọng“. Bà Georgieva đã “trực tiếp tham gia” vào việc điều chỉnh dữ liệu để cải thiện thứ hạng của Trung Quốc. Theo cuộc điều tra độc lập, Giám đốc điều hành khi đó “đã trách phạt Giám đốc phụ trách quốc gia [ Trung Quốc ] đương nhiệm của Ngân Hàng Thế Giới, vì đã “điều hành sai” mối quan hệ của Ngân Hàng Thế Giới với Trung Quốc và không đánh giá cao tầm quan trọng của Báo Cáo Kinh Tế đối với đất nước Trung Quốc”.

Bà Kristalina Georgieva bị cáo buộc là đã gây áp lực buộc nhân viên phải “thực hiện những thay đổi cụ thể đối với các điểm dữ liệu của Trung Quốc” và tăng xếp hạng của nó, vào thời điểm mà ngân hàng đang tìm kiếm sự ủng hộ của Trung Quốc đối với việc tăng vốn trên quy mô lớn của họ.

Theo báo cáo của WilmerHale, các nhà lãnh đạo Nhóm Kinh Doanh đã tăng xếp hạng của Trung Quốc trong một cuộc khảo sát thêm 7 bậc, đưa họ lên thứ tự 78, bằng cách xác định các điểm dữ liệu mà họ có thể sửa đổi, bao gồm cả việc cho quốc gia này “tín nhiệm nhiều hơn” đối với luật giao dịch bảo đảm của Trung Quốc.

Trong khi đó, vào Tháng Mười năm 2017, cuộc điều tra cho thấy các trợ lý của ông Kim cũng đã chỉ đạo một nhóm khảo sát chạy mô hình mô phỏng những cách thức khiến điểm số cuối cùng của Trung Quốc có thể thay đổi, nếu dữ liệu từ Đài Loan và Hồng Kông được đưa vào dữ liệu hiện có của đất nước. Báo cáo nói rằng các lãnh đạo của nhóm viết “Doing Business” “tin rằng sự chỉ đạo này trực tiếp đến từ Chủ Tịch Kim.

Hiện tại, bà Georgieva, đã từ chối nhận trách nhiệm của mình như bản điều tra cáo buộc, trong khi ông Kim vẫn chưa trả lời email của CNN.

Ban điều hành IMF đã yêu cầu một Ủy Ban Đạo Đức xem xét lại cuộc điều tra WilmerHale. Sau đó, Ủy Ban sẽ báo cáo lại với Hội Đồng về đánh giá của họ.

Ngân Hàng Thế Giới, có trụ sở chính tại Washington, là một trong những nguồn tài trợ phát triển lớn nhất thế giới. Kinh doanh, xem xét thuế, đề ra các quy định và các điều kiện kinh doanh khác, mà thường được một số chính phủ dẫn chứng trong các báo cáo để cố gắng thu hút đầu tư. Nó xếp hạng các quốc gia dựa trên các yếu tố như mức độ đơn giản hay khó khăn khi đăng ký kinh doanh, thực thi hợp đồng hợp pháp, giải quyết những trường hợp phá sản, kết nối cơ sở hạ tầng, hoặc xin giấy phép xây dựng, v.v…

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã cố gắng gia tăng ảnh hưởng của mình đối với các tổ chức quốc tế bao gồm IMF, Tổ Chức Y Tế Thế Giới và các chính sách của họ.

Những thay đổi trong báo cáo năm 2018 đã xảy ra sau khi Trung Quốc vận động hành lang để có thứ hạng tốt hơn, và trước chiến dịch huy động vốn của Ngân Hàng Thế Giới, trong đó Bắc Kinh được cho là sẽ đóng “vai trò chủ chốt”, báo cáo cho biết. Trung Quốc là cổ đông lớn thứ ba của ngân hàng sau Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Ngoài Trung Quốc, cũng có những thay đổi dữ liệu khác ảnh hưởng đến thứ hạng của Azerbaijan, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất và Saudia Arabia.

Một giám đốc cấp cao của Ngân Hàng Thế Giới thừa nhận ban lãnh đạo đã thực hiện những thay đổi để “đẩy dữ liệu theo một hướng nhất định để phù hợp với các cân nhắc địa chính trị“. Người này giải thích điều đó nhằm để “không chọc giận Trung Quốc” trong các cuộc đàm phán tăng vốn, báo cáo cho biết.

Hai bản tin trên chỉ tiết lộ một phần những sự thật mà Trung Quốc trong nhiều năm, đã cố gắng che đậy những điểm yếu kém và thổi phồng về thực lực của họ.

Gần đây, những báo cáo về tình hình kinh doanh của Tập đoàn Bất động sản Evergrande ( trước đây là Tập Đoàn Hengda – Hằng Đại ) là nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc và là tập đoàn lớn thứ 122 trên thế giới theo doanh thu, theo Danh Sách Fortune Global 500 năm 2021. Năm 2018, nó trở thành công ty bất động sản có giá trị nhất thế giới. Từ Tháng Tám, 2021, Tập Đoàn Evergrande đang phải đối mặt với số lượng kỷ lục các vụ kiện do các nhà thầu đệ trình lên tòa án Trung Quốc với món nợ 300 tỷ USD phải trả của tập đoàn này [ Số tiền này lớn Hơn 1 năm GDP của toàn đất nước Việt Nam năm 2020 là 271 tỷ USD, World Bank ]. Vào ngày 20 Tháng Chín năm 2021, cổ phiếu của Evergrande đã giảm 19% tại Hồng Kông, mức thấp nhất trong 11 năm.

https://www.bbc.com/news/business-58579833


https://www.reuters.com/business/investors-grappling-with-evergrande-fallout-weigh-risk-wider-pain-2021-09-20/


https://www.afr.com/markets/equity-markets/evergrande-contagion-infects-global-markets-20210921-p58tdh


https://www.abc.net.au/news/2021-09-21/china-property-bust-evergrande/100472190

Sự sụp đổ của tập đoàn này của Trung Quốc dự báo kéo theo nhiều hệ lụy khó tưởng tượng được đối với nền kinh tế có một phần rất lớn dựa trên bong bóng Bất Động Sản của Trung Quốc.

Không phủ nhận được rằng, Trung Quốc cũng đã thành công trong việc mua chuộc các quan chức và lũng đoạn nhiều tổ chức Quốc Tế lớn vốn vẫn được tín nhiệm trong nhiều năm… Tuy nhiên, câu chuyện của Trung Quốc vẫn chỉ là câu chuyện của một quốc gia đơn độc… một quốc gia được mệnh danh là Kẻ Bắt Nạt lớn nhất thế giới. Với những cốt chuyện được xây dựng vội vã, cẩu thả và lỏng lẻo… câu chuyện này có thể sẽ hứa hẹn một kết thúc bất ngờ và sớm hơn nhiều so với những gì nó dự định, trong tương lai.

Tác Giả: Từ Liên.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: