Dịch “can do for” và “to work”…

Phát biểu nổi tiếng của Tổng Thống JFK: “Ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country.”

Một vị trưởng thượng của VNCH dịch là: “Đừng đòi hỏi tổ quốc phải làm gì cho quý vị, mà hãy hỏi quý vị có thể làm gì để phụng sự tổ quốc”.

— Tôi chép lại theo trí nhớ, có thể không hoàn toàn đúng với nguyên văn bản dịch.

Nhưng quan trọng ở đây dịch giả đã uyển chuyển dịch và đã xiển dương được trong bản Việt Ngữ tính trang trọng của phát biểu lịch sử này.

“can do for” được dịch uyển chuyển và cũng rất sát nghĩa trong bản Việt Ngữ “phải làm g씓làm gì để phụng sự”!

Phải giỏi tiếng Việt lắm mới có thể dịch được như vậy.

Xem hình đính kèm: chữ “to work” ở câu hỏi và câu trả lời trong mẫu đối thoại này có một người dịch cả hai là “thực dụng”.

Ở câu đầu thì được, nhưng câu sau thì không.

Ở câu sau, “to work” được sử dụng với nghĩa là: những người không đi làm, những kẻ vô công rỗi nghề, những kẻ lười biếng v.v…

Có thể là tôi hơi chủ quan khi không kể tới nghĩa: “họ không tìm được việc làm”? Nhưng trong tiếng Anh, nếu là nghĩa này, tác giả đã viết cách khác. Và trong ngữ cảnh của “socialism”, nó cũng không có nghĩa này.

Thử dịch, như thế này:

— Con: Ba ơi, nếu chủ nghĩa xã hội không thực dụng, tại sao vẫn có những người ủng hộ nó?

— Cha: Vì chúng nó là bọn báo cô con ạ!

Chân Dung Nàng Thơ — Portrait of Jennie

Hình phim Chân Dung Nàng Thơ.
Hình phim Chân Dung Nàng Thơ.

Toàn bản dịch “Chân Dung Nàng Thơ” do Hoàng Ưng, Trần Phong Giao dịch từ nguyên văn tiếng Anh “Portrait of Jennie” của Robert Nathan.

“Tập San Văn” Việt Nam Cộng Hòa, xuất bản ngày 27/07/1966.

Bản PDF: “Chân Dung Nàng Thơ” Bản PDF — Google Drive

Dung lượng ( file size ): 152 MB.

Bản dịch của Công Hàm 257/HC-2016 Việt+ gửi Liên Hiệp Quốc

Công Hàm 257/HC-2016
Công Hàm 257/HC-2016

 

Công Hàm 257/HC-2016
PERMANENT MISSION
OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
TO THE UNITED NATIONS

866 U.N. Plaza. 4th Floor, Suite 435
New York. N. Y. 1007
(212) 644-0594. (212) 644-0831
(212) 644-2535. (212) 644-1564
Fax (212) 644-5732

PHÁI ĐOÀN THƯỜNG TRỰC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TẠI LIÊN HIỆP QUỐC

Công hàm 257/HC-2016

Phái Đoàn Thường Trực Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc xin được gửi lời chào trân trọng đến tất cả các Phái Đoàn Thường Trực của các Quốc Gia Thành Viên tại Liên Hiệp Quốc và, để trả lời Công Hàm Số CML/59/2016 ngày 01 Tháng Bảy 2016 của Phái Đoàn Thường Trực Cộng Hòa Nhân Dân Trung Cộng tại Liên Hiệp Quốc, chúng tôi trân trọng khẳng định quan điểm của Việt Nam như sau:

Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả các nội dung, đặc biệt là các lý luận sai trái của Trung Cộng, được nêu ra trong Công Hàm đã nói ở trên. Trung Cộng đã bẻ cong sự thật để có thể đòi chủ quyền bất hợp pháp trên các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường của Việt Nam và cũng để hợp thức hóa việc họ sử dụng vũ lực trên Biển Đông để xâm chiếm Quần Đảo Hoàng Sa và một vài đảo và bãi đá ở Quần Đảo Trường Sa và năm hai năm 1974 và 1988. Các hành vi đó đã ngang nhiên vi phạm Điều Lệ của Liên Hiệp Quốc và nguyên tắc ngăn cấm đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế.

Trong các thời kỳ bảo hộ và thuộc địa, Pháp Quốc, đại diện cho Việt Nam, đã thực thi các hành động bảo vệ và chủ quyền trên các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng cách một chuỗi biện pháp quản lý và tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên trên các đảo thuộc các Quần Đảo này. Lý luận của Trung Cộng rằng Pháp Quốc chưa bao giờ trao chủ quyền của Quần Đảo Trường Sa cho Việt Nam là hoàn toàn trái ngược lại với các sự thật và nguyên tắc của pháp luật quốc tế liên quan đến sự thừa kế Quốc Gia. Vào năm 1933 sự kiện sau đây đã được khẳng định rõ ràng, Chính Quyền Pháp ở Đông Dương đã sát nhập Quần Đảo Trường Sa vào Tỉnh Bà Rịa lúc đó còn là thuộc địa của Pháp. Hành động trả lại Nam Kỳ cho Việt Nam, mà Bà Rịa là một tỉnh quan trọng, Pháp Quốc đã hiển nhiên ủy quyền Quần Đảo Trường Sa, trước đây đã sát nhập vào tỉnh Bà Rịa, cho Việt Nam. Tại Hội Nghị Hòa Bình Cựu Kim Sơn năm 1951, khi pháp đoàn Việt Nam khẳng định chủ quyền lịch sử trên các Quần Đảo Trường Sa và Hoàng Sa, không có bất cứ các Quốc Gia Thành Viên nào phản đối, Pháp Quốc cũng không phản đối. Khi Pháp Quốc rút quân khỏi Việt Nam vào năm 1956, quốc gia Việt Nam Cộng Hòa thừa kế chủ quyền của Quần Đảo Trường Sa từ Pháp Quốc. Thông qua Lệnh Số 143-NV ngày 22 Tháng Mười 1956, Chính Phủ của nước Việt Nam Cộng Hòa đã chuyển hành chính của Quần Đảo Trường Sa từ Tỉnh Bà Rịa sang Tỉnh Phước Tuy.

Các Phái Đoàn Thường Trực của các Quốc Gia Thành Viên tại Liên Hiệp Quốc
Nữu Ước

Công Hàm 257/HC-2016
Công Hàm 257/HC-2016

 

Giữa những năm 1954 và 1975, Việt Nam tạm thời bị chia đôi. Vì vị trí địa lý, vào thời gian đó, các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của quốc gia Việt Nam Cộng Hòa (Nam Việt Nam). Do đó, sự kiện quốc gia Việt Nam Cộng Hòa thực thi trách nhiệm chủ quyền đối với hai Quần Đảo này trong thời kỳ đó là hoàn toàn hợp lý và hợp pháp trong bối cảnh khi đó. Hành xử quốc tế chứng minh rằng trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, cũng có những Quốc Gia bị chia cắt như Việt Nam, thí dụ Đức Quốc, Yemen… Và do vậy, lý luận của Trung Cộng dựa trên sự chia cắt của Việt Nam vào thời kỳ đó là hoàn hoàn không có căn cứ pháp lý. Năm 1975, sau khi Trung Cộng dùng vũ lực chiếm Quần Đảo Hoàng Sa (vào Tháng Giêng 1974), Chính Phủ quốc gia Việt Nam Cộng Hòa đã ra Văn Thư liệt kê các bằng chứng lịch sử trích từ thư tịch Quốc Gia chứng minh rõ ràng và thuyết phục chủ quyền truyền đời của Việt Nam trên Quần Đảo này. Ngược lại, Văn Thư của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Cộng năm 1980 đã không đưa ra được bằng chứng thuyết phục nào để hỗ trợ cho việc Trung Cộng đòi chủ quyền với hai Quần Đảo trên. Hơn nữa, lý lẽ của Trung Cộng về thời kỳ Việt Nam bị chia đôi làm tổn hại nghiêm trọng đến cảm xúc của người Việt Nam và hoàn toàn không giúp ích được gì cho tình hữu nghị của hai quốc gia.

Lý luận của Trung Cộng trong đoạn thứ 8 của Công Hàm Số 59/CML/2016 hoàn toàn trái ngược với tinh thần của Thỏa Thuận về Những Nguyên Tắc Cơ Bản Chỉ Đạo Giải Quyết Vấn Đề Trên Biển Giữa nước Việt Nam và nước Trung Cộng được ký vào Tháng Mười 2011. Những vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Cộng trên Biển Đông về hai Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tranh chấp này mang tính pháp lý và tồn tại một cách khách quan và tạo thành một yếu tố trong các tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Cộng trên Biển Đông. Chính Trung Cộng là kẻ trong rất nhiều lần, khẳng định rằng có hai tranh chấp cốt lõi trên Biển Đông giữa Trung Cộng và vài quốc gia ASEAN, đó là tranh chấp chủ quyền của một vài bãi đá và hải đảo trên Biển Đông và các tranh chấp về biên giới lãnh hải. Trung Cộng đã bác bỏ sự tồn tại của các tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Cộng về vấn đề chủ quyền của Quần Đảo Hoàng Sa, quần đảo này hiển nhiên là ở trong hải phận Biển Đông, và do đó Trung Cộng đã hoàn toàn mâu thuẫn trong lý luận của họ.

Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu Trung Cộng tôn trọng chủ quyền của Việt Nam trên hai Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hãy tôn trọng và thực thi trách nhiệm pháp lý quốc tế của Trung Cộng, hãy dừng lại các hành vi làm cho tình hình tranh chấp thêm phức tạp, bằng phương pháp hòa bình, hãy cùng Việt Nam và các thành phần liên quan tìm giải pháp thỏa thuận các tranh chấp trên Biển Đông một cách công bằng và khách quan, theo luật quốc tế, đặc biệt là Điều Lệ của Liên Hiệp Quốc liên quan đến Công Ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Phái Đoàn Thường Trực Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc xin được tận dụng cơ hội này để yêu cầu các Phái Đoàn Thường Trực của các Quốc Gia Thành Viên tại Liên Hiệp Quốc sự bảo đảm sự kiện này nhận được sự quan tâm cao nhất.

Nữu Ước, 25 Tháng Tám 2016.

Xì Tung Đã Đề Nghị ‘Xuất Cảng’ Hàng Triệu Đàn Bà ( Tàu+ ) Sang Mỹ

14/02/2018

Washington / AFP

https://www.theage.com.au/world/mao-proposed-exporting-millions-of-women-to-us-20080214-ge6q47.html

Trong các cuộc hợp thượng đỉnh với phái đoàn của Henry Kissinger trong năm 1973, Mao Xì Tung đã đề nghị gửi 10 triệu đàn bà Tàu+ sang Hoa Kỳ, theo các tài liệu được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ bạch hóa.

Theo những tài liệu về quan hệ Mỹ-Tàu+ trong những năm 1973 và 1976, tên độc tài Tàu+ này đã cho biết nó tin tưởng rằng một cuộc di dân như vậy sẽ giúp khởi động thương mại song phương nhưng cũng sẽ làm “tổn hại” Mỹ với tai họa bùng nổ dân số tương tự như ở Tau+.

Trong một buổi trò chuyện dai dẳng quá nữa đêm ở tại tư dinh của Mao vào ngày 17, Tháng Hai, 1973, Mao-kẻ-hút-xì-gà đã than vãn về nền thương mại èo uột của Mỹ và Tàu+, và nói rằng Tàu+ là “quốc gia rất nghèo nàn” và “thứ chúng tôi dư thừa là đàn bà”.

Lúc đầu Xì Tung bảo sẽ gửi khoảng “vài ngàn” đàn bà nhưng sau khi nghĩ lại đã đề nghị “10 triệu”, điều này khiến những người có mặt bật cười, trong buổi hợp này có cả thằng thủ tướng Chu Ân Lai.

Tiến sỹ Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Richard Nixon lúc đó, trả lời Mao rằng Hoa Kỳ đã không có hạn ngạch hay thuế khóa đối với đàn bà Tàu+, điều này lại khiến mọi người bật cười lần nữa.

Sau đó Kissinger gắng sức nêu ra những đe dọa từ phía Sô Viết và những lo ngại toàn cầu khác trong nỗ lực thiết lập nền tảng để khôi phục lại ngoại giao một năm sau cuộc viếng thăm Tàu+ mang tính lịch sử của Nixon.

Nhưng Mao lại kéo đề tài về chuyện đàn bà Tàu+.

“Hãy cho chúng sang quốc gia của ông. Chúng nó sẽ tạo ra những tai họa. Qua đó các ông có thể chia sẻ gánh nặng của chúng tôi,” Mao nói.

“Các ông có muốn đàn bà Tàu+ của chúng tôi không? Chúng tôi có thể cho các ông 10 triệu đứa.”

Tiến sỹ Kissinger cho rằng Mao đã “đưa ra một đề nghị đẹp hơn”.

Mao tiếp tục: “Bằng cách này chúng tôi sẽ để chúng tạo ra những tai họa ngập tràn trong nước Mỹ và điều đó sẽ khiến các ông phải bận tâm đối phó. Quốc gia của chúng tôi có quá nhiều đàn bà, và chúng gây ra quá nhiều phiền toái.

“Chúng đẻ thêm con nít và chúng tôi đã có quá nhiều con nít.”

Tiến sỹ Kissinger trả lời: “Một đề nghị quá mới mẻ, chúng tôi cần phải nghiên cứu lại.”

Các lãnh đạo thảo luận ngắn gọn về hiểm họa từ Liên Bang Sô Viết, và Mao phát biểu rằng nó hy vọng Mạc Tư Khoa sẽ tấn công Tàu+ và sẽ bị đánh bại.

Nhưng rồi Mao lại nói: “Quốc gia của chúng tôi có quá nhiều đàn bà và chúng không biết đánh đấm gì cả.”

Trợ lý bộ trưởng ngoại giao Tàu+, Vương Hải Quân, lúc đó cảnh báo Mao rằng nếu biên bản cuộc hợp này mà được công bố ra công cộng thì “nó sẽ tạo ra một cơn thịnh nộ trong dân chúng”.

Tiến sỹ Kissinger đã đồng ý với Mao chi tiết này của cuộc hợp sẽ được xóa khỏi biên bản.

Nhưng khi tiến sỹ Kissinger đùa rằng hắn sẽ bàn về chuyện này ở cuộc hợp báo kế tiếp, Mao đã trả lời la “không sợ gì cả”.

“Sợ gì, Thượng Đế đã gửi thiệp cho tôi,” Mao đã nói, và nó bị ho rất nặng trong các cuộc hợp.

Mao ngỏm vào Tháng Chín, 1976. Quan hệ ngoại giao Mỹ-Tàu+ được tái thiết lập vào năm 1979.

AFP

31/01/2020


February 14, 2008 — 11.00am, By Washington

Mao proposed ‘exporting’ millions of women to US

MAO Zedong proposed sending 10 million Chinese women to the United States, in talks with top envoy Henry Kissinger in 1973, according to documents released by the US State Department.

The Chinese dictator said he believed such emigration could kick-start bilateral trade but could also “harm” the US with a population explosion similar to China’s, according to documents covering US-China ties between 1973 and 1976.

In a long conversation that stretched past midnight at Mao’s residence on February 17, 1973, a cigar-smoking Mao referred to the dismal trade between the two countries, saying China was a “very poor country” and “what we have in excess is women”.

He first suggested sending “thousands” of women but as an afterthought proposed “10 million”, drawing laughter at the meeting, also attended by Chinese prime minister Zhou Enlai.

Dr Kissinger, who was president Richard Nixon’s national security adviser at that time, told Mao that the US had no quotas or tariffs for Chinese women, drawing more laughter.

He then tried to highlight the threat posed by the Soviet Union and other global concerns as he moved to lay the groundwork for restoring diplomatic ties a year after Nixon’s historic visit to China.

But Mao dragged the talks back to Chinese women.

“Let them go to your place. They will create disasters. That way you can lessen our burdens,” Mao said.

“Do you want our Chinese women? We can give you 10 million.”

Dr Kissinger noted that Mao was “improving his offer”.

Mao continued: “By doing so we can let them flood your country with disaster and therefore impair your interests. In our country we have too many women, and they have a way of doing things.

“They give birth to children and our children are too many.”

Dr Kissinger replied: “It is such a novel proposition, we will have to study it.”

The leaders then spoke briefly about the threat posed by the Soviet Union, with Mao saying he hoped Moscow would attack China and be defeated.

But Mao said: “We have so many women in our country that don’t know how to fight.”

The assistant Chinese foreign minister, Wang Haijung, then cautioned Mao that if the minutes of the conversation were made public “it would incur the public wrath”.

Dr Kissinger agreed with Mao that the minutes be scrapped.

But when Dr Kissinger joked he would raise the issue at his next press conference, Mao said he was “not afraid of anything”.

“Anyway, God has sent me an invitation,” said the Chinese leader, who coughed badly during the talks.

Mao died in September 1976. US-China diplomatic relations were restored in 1979.

AFP

Các cụ giáo Ta, giáo Lang Sa và tiếng Việt…

Trích “Chơi Chữ” của Lãng Nhân Phùng Tất Đắc Tiên Sinh:

Khoảng năm 1920, ở trường Bờ Sông, Hà Nội, vào giờ dịch Pháp Văn, nguyên văn của Emile Nolly có câu:

“Les soldats tiraient sur les flamboyants” ( lính bắn vào các cây me tây. ) [1]

Một bạn dịch là: “Các ông lính tẩy bắn các me tây”, cụ giáo Nghi lấy làm khoái trá phê cho 10 điểm vì “bắn”“me tây” được dùng cả hai nghĩa, lại thêm chữ “tẩy” vào chữ “lính” hình dung được một thái độ hùng hục!

Nhưng một hôm khác, câu: “Je suis malade” [2] một bạn dịch là “Tôi ốm”, thì ông đốc Léonet lúc ấy đứng dự thính, hét lên một tiếng “zéro!” và bảo phải dịch là “tôi thì ốm” mới đúng.

Chết cái, “tôi thì ốm” đúng mẹo Pháp [4], chứ đâu phải mẹo ta!

Sau này, một ông Tây thạo truyện Kiều, đã khám phá ra: trong truyện Kiều, có nhiều lối đặt câu giống như trong tiếng Pháp. Chẳng hạn như:

“Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân,”

ông cho là không khác gì lối đặt câu trong tiếng Pháp:

“La maison est vaste, vaste aussi la cour.” [3]

Kể ra nếu dễ tính cũng hãy cho là đúng đi.

— Hết trích —

Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, Chơi Chữ.
Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, Chơi Chữ.

❀❀❀❀ Chú thích: ❀❀❀❀

[1] Google sang tiếng Anh: The soldiers were shooting at the flamboyant

Theo: https://educalingo.com/en/dic-fr/flamboyant

Flamboyant is an ambiguous vernacular name designating in French certain trees of the family Caesalpiniaceae. By extension the name flamboyant can also refer to other trees with red flowers. The flamboyants are trees of tropical origin.

Họ cây Caesalpiniaceae, xem http://www.botany.hawaii.edu/faculty/carr/caesalpini.htm

Cho nên “flamboyant” trong câu Google dịch sang tiếng Anh không đúng — nhưng không biết phải thay bằng chữ nào cho chính xác.

[2] Google sang tiếng Anh: I am sick

[3] Google sang tiếng Anh: The house is vast, the yard is also vast.

Nghĩa là: “Nhà đã lớn, sân cũng lớn”, hay dịch theo lối cụ Lang Sa thạo truyện Kiều: “Cái nhà là lớn, cái sân là lớn”!

[4] cũng là cấu trúc ngữ pháp của tiếng Anh.

Nhưng câu tiếng Việt: “Tôi ốm” chẳng lẽ động từ là “ốm”?

❀❀❀❀ Các tài liệu sách vỡ về ngôn ngữ buổi giao thời và hậu giao thời những người Việt Nam sau này đã không biết đến: ngụy +sản chúng đốt mẹ hết rồi!

Các tác phẩm về văn chương, ngôn ngữ v.v… của Lãng Nhân Phùng Tất Đắc Tiên Sinh là một trong những tác phẩm quan trọng.

Trong một Việt Nam Mới, “Chơi Chữ” nên là một quyển có trong chương trình giáo dục ở bậc đại học, đặc biệt cho các sinh viên theo Ban C ( Ban C nặng về Văn, Sử, Địa v.v… theo chương trình giáo dục của VNCH xưa. )

Các cụ dầy công ghi chép lại những lố lăng, những lố bịch, những ngây ngô trong lãnh vực Latin hóa Việt Ngữ, cũng như sự tiếp xúc với văn chương Tây Phương: chúng ta không học là chúng mất sợi dây liên lạc với quá khứ nhiều màu sắc!

Không hiểu quá khứ, chúng ta cứ mãi tiếp tục những lố lăng, lố bịch của quá khứ!

11/08/2019

Từ Ngữ Dịch Thuật…

Mặt Trận Phục Hồi Nhân Quyền Việt Nam
Vietnam Human Rights Restoration Movement

Hiệp Hội Tranh Đấu Nhân Quyền Việt Nam
Vietnam Human Rights Front

Hội những Tiếng Nói Can Đảm
The Voice of Brave People Associate

Bộ Công An
Police Ministry

Hội Bảo Vệ Nhân Quyền
Stichting Vietnam Human Rights Foundation

Xã Hội Dân Chủ Thiên Chúa Giáo.
Christian Democratic Society (*)

Phong Trào Xã Hội Dân Chủ Thiên Chúa Giáo.
Christian Democratic Society Movement (*)

Dân Chủ Thiên Chúa Giáo
Christian Democratic (*)

Phong Trào Dân Chủ Thiên Chúa Giáo
Christian Democratic Movement (*)


(*) Xem:

  1. Christian Democratic Union of Germany — https://www.britannica.com/topic/Christian Democratic-Union-political-party-Germany
  2. Germany’s political parties CDU, CSU, SPD, AfD, FDP, Left party, Greens – what you need to know — https://www.dw.com/en/germanys-political-parties-cdu-csu-spd-afd-fdp-left party-greens-what-you-need-to-know/a-38085900

a. Christian Democratic Union (CDU)

b. Christian Social Union (CSU)


Phong Trào Tự Vệ Công Giáo Phát Diệm / Bùi Chu
Catholic Self-Defence Militia Phát Diệm and Bùi Chu

lực lượng “an ninh dân phòng”
the state controlled ‘civilian guard’


The U.S. National Security Strategy and National Defense Strategy
Cơ Quan Chiến Lược An Ninh và Quốc Phòng Quốc Gia Hoa Kỳ

State Department’s Office of Counter Terrorism
Cơ Quan Chống Khủng Bố của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ

The Bureau of Counter Terrorism
Cục Chống Khủng Bố

United States European Command
Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ Bộ Tư Lệnh Châu Âu

Drug Enforcement Administration
Cục Phòng Chống Ma Túy, Thuốc Phiện

U.S. Attorneys
Biện Lý Cuộc hoặc Công Tố Viện hoặc Chưởng Lý liên bang Hoa Kỳ (trực thuộc Bộ Tư Pháp – Department of Justice).

The Countering America’s Adversaries Through Sanctions Act (CAATSA)
Luật Cấm Vận Để Phòng Ngừa Đối Thủ của Hoa Kỳ

Australian Strategic Policy Institute
Viện Chính Sách Chiến Lược Úc Đại Lợi

Navy Rear Admiral
Phó Đề Đốc

Một Thí Dụ Rất Khó Dịch trong George Orwell “1984”: Luận Tiêu Diệt Ngôn Ngữ!

Trích đoạn:

This was done partly by the invention of new words, but chiefly by eliminating undesirable words and by stripping such words as remained of unorthodox meaning, and so far as possible of all secondary meanings whatever. To give a single example. The word free still existed in Newspeak, but it could only be used in such statements as “This dog is free from lice” or “This field is free from weeds”. It could not be used in its old sense of “politically free” or “intellectually free”, since political and intellectual freedom no longer existed even as concepts, and were therefore of necessity nameless.

Chuyển ngữ sang tiếng Việt:

Việc tiêu diệt ngôn ngữ được thực hiện một phần bằng cách tạo ra từ mới, nhưng chủ yếu là loại bỏ những từ ngữ chúng không chấp nhận bằng cách quy chụp những từ ngữ này có những nghĩa phản cách mạng, và cũng bỏ luôn tất cả các nghĩa phụ nếu có thể. Xin được đơn cử một thí dụ. Từ “tự đo” cũng còn tồn tại trong Ngôn Ngữ Mới, nhưng nó chỉ được sử dụng trong những câu như “Con chó này được tự do khỏi những con rận” hoặc “cách đồng này được tự do khỏi cỏ dại”. Ý nghĩa cổ điển của nó như “nền chính trị tự do” hoặc “tự do tư tưởng” thì không được sử dụng, vì tự do chính trị và tự do tư tưởng không còn tồn tại dù chỉ là ở dạng khái niệm, và do đó cần phải được quên lãng.

*
* *

Trong “1984“, Oldspeak là Ngôn Từ Chế Độ Cũ, đồi trụy phản động, Newspeak là Ngôn Ngữ, Ngôn Từ của cách mạng!

— Một cách so sánh có lẽ không khác văn phong của “Trại Súc Vật” mấy!

Trong trích đoạn trên, ý ông muốn nói: nếu không xóa bỏ được những từ ngữ chúng muốn xóa bỏ, thì chúng sẽ loại bỏ một vài ý nghĩa quan trọng, có thể khiến cho người dân suy nghĩ về số phận của họ, do đó có thể tạo nên ý thức chống đối, phản kháng.

Thí dụ ông sử dụng là loại bỏ những ý nghĩa quan trọng của chữ “free“: một thí dụ vô cùng súc tích dễ hiểu.

Xin lưu ý trong ngữ pháp chữ “free” là tính từ, trạng từ và động từ.

Nhưng các thí dụ này rất khó dịch sát nghĩa sang tiếng Việt!

Trong trích đoạn này: nếu dịch thuần Việt, thì đoạn văn hoàn toàn vô nghĩa. Còn nếu dịch sát nghĩa ( như tôi đã thử ) thì đoạn tiếng Việt hoàn toàn ngô nghê ngốc nghếch:

“This dog is free from lice” = “Con chó này được tự do khỏi những con rận”

“This field is free from weeds” = “Cách đồng này được tự do khỏi cỏ dại”

Thuần Việt thì phải dịch là:

Con chó này không có rận = This dog has no lice.

Cách đồng này không có cỏ dại = This field has no weeds.

*
* *

Làm sao vẹn cả đôi đường?

Cụ Lộc Đình Nguyễn Hiến Lê có viết: các ngôn ngữ Tây Âu và Việt Nam rất khác nhau. Do đó, có những trường hợp chúng ta không thể dịch thuần túy được, mà phải có phần uyển chuyển sáng tạo ở trong đó.

Ngoại ngữ chính của cụ là Pháp, Tàu và Anh.

Có lẽ đây là trường hợp chúng ta cần có sự uyển chuyển? Nhưng phải uyển chuyển như thế nào?

12/04/2018


1984