
Tôi biết có chính quyền Quốc Gia Việt Nam ( Liên Hiệp Pháp, Đông Dương ), tôi biết có cụ Trần Văn Hữu làm Thủ Tướng, tôi biết cụ Clement Attlee làm Thủ Tướng Anh Cát Lợi hậu Đệ Nhị Thế Chiến — nhưng tôi mới biết tấm hình này vào trung tuần Tháng Tư, 2020.
— Nó gây cho tôi nhiều suy nghĩ…
Người Anh Cát Lợi chậm chân không vào xâm lăng được Đông Dương thời kỳ thuộc địa, vì họ còn bận rộn với những vùng thuộc địa khác ở Đông Á. Người Pháp: chưa chiếm được nhiều thuộc địa ở Châu Á, nên đã có nhiều nỗ lực hơn người Anh chen chân vào vùng đất còn ít nhiều độc lập Đông Dương [1].
Thời Tây Sơn Quang Trung còn diện hiện, người Anh cũng đã vào Nam Hà, Bắc Hà tìm hiểu Việt Nam. Rồi thời Nguyễn Phúc Anh mới thống nhất đất nước, sứ bộ Anh Cát Lợi cũng đã nhiều lần vào thăm viếng, mang tặng quà cáp có tính chất xiển dương khoa học kỹ thuật của họ [2].
Nguyễn Vương Phúc Ánh dù có nhiều tiếp xúc với người Tây Dương từ thời niên thiếu, sứ bộ của ông cũng đã đến Paris khi ông còn bị Tây Sơn truy đuổi thừa sống thiếu chết. Ông hiểu rất rõ sức mạnh khoa học kỹ thuật của người Tây Dương.
Nhưng tiếc sau khi khôi phục được Vương nghiệp của tổ tiên ông, ông đã nghe lời các trọng thần cực đoan mạt-Hán-Nho thiển cận mà đẩy người Tây Dương ra rìa, hậu quả tất yếu là khiến cho đất nước phải lâm vào tình trạng thuộc địa [1].
— Thật sự không hiểu được suy nghĩ của Nguyễn Vương Phúc Ánh? Có lẽ cái tầm của ông cũng chỉ là “Bá” — như đã nhiều lần chứng minh trong các cuộc cầu viện ngoại bang đánh nhau với Tây Sơn?
Ông đã có đủ điều kiện để giữ cho Việt Nam được độc lập như Thái Lan!
❀❀❀
Chính trị của người Anh đi trước người Pháp vài thập niên. Họ biết thời kỳ thuộc địa phải chấm dứt, nên họ chuẩn bị tầng lớp lãnh đạo cho các dân tộc bị trị, ngõ hầu khi họ rút đi rồi, các quốc gia này không lâm vào tình trạng hỗn loạn, và cũng lưu lại chút nghĩa tình chính trị với các cựu thuộc địa [3].
Thủ Tướng Clement Attlee thay thế Thủ Tướng chiến tranh Winston Churchill sau Đệ Nhị Thế Chiến. Một trong những trách nhiệm chính của ông là thi hành việc trả độc lập lại cho các thuộc địa.
Ngày 27/01/1947, Thủ Tướng Clement Attlee đã đón tiếp phái đoàn của cụ Aung San, thân phụ của bà Aung San Suu Kyi, để cùng ký kết một bản cam kết trao trả độc lập cho Miến Điện trong năm 1947. Lớn hơn cụ Aung San 32 ( ba mươi hai ) tuổi, nhưng Thủ Tướng Clement Attlee được diễn tả là rất quý trọng và tiếp đón cụ Aung San rất trọng thể, vì nễ vì cái quá trình hoạt động, cũng như sự thông minh và bản lãnh của cụ Aung San [4].
Chống lại người Anh, cụ Aung San đã liên kết với quân Tàu Tưởng, Tàu Mao, rồi Nhật! Nhận thấy đây là những kẻ có thể mang lại hậu quả tàn khốc cho dân tộc cụ, cụ quay lại liên kết với người Anh và đấu tranh bằng một con đường khác [4].
❀❀❀
Người Pháp đã không sáng suốt như người Anh! Dùng tiền viện trợ tái thiết của Mỹ sau Đệ Nhị Thế Chiến để gây chiến tranh ở Đông Dương hòng bấu víu thuộc địa! Bị Tàu Mao đánh tanh banh ở Điện Biên Phủ vẫn chưa sáng mắt. Còn ráng gồng mình đánh Algeria để nhận lấy thất bại thảm hại ở quốc gia này!
— Người Pháp là một tác nhân chính giúp cộng sản tồn tại ở Việt Nam và dẫn đến thảm nạn chia đôi đất nước.
Người Việt Nam — qua cách nhìn của một người đọc lịch sử — ít nhiều đã mang tinh thần quốc gia quá đáng. Thời đó, khát khao độc lập quá mạnh, và không nhận ra được những bất lợi của Việt Nam nên người Việt Nam thẳng tay đuổi người Pháp ra khỏi Việt Nam!
Nếu người Việt Nam lúc đó hiểu được hiểm họa cộng sản và tình hình chính trị của thế giới, cùng chung tay với Pháp duy trì Chính Quyền Liên Hiệp Pháp, chắc cộng sản không có cơ hội ngóc đầu lên được?
Và theo thời cuộc người Pháp cũng phải trả độc lập cho Đông Dương.
Nếu chuyện này đã xảy ra, thì nước Việt Nam độc lập lúc đó là một lãnh thổ toàn vẹn và phồn thịnh:
— Thay vì cái gọi là “chín năm kháng chiến” của ngụy +sản cùng hai mươi mốt năm Việt Cộng Hòa phải tự vệ trước sự xâm lăng của ngụy +sản, Việt Nam đã có được ba mươi ( 30 ) năm hòa bình, xây dựng học thuật, kinh tế?
Với góc độ này, sự hiện diện của người Pháp thêm ba mươi ( 30 ) năm nữa cũng không có gì là hãi hùng?
❀❀❀
Thời cận đại, Việt Nam đã mất quá nhiều cơ hội để phục hưng kiến thiết đất nước. Năm 2020 này, có lẽ một cơ hội nữa đang đến rất gần để Việt Nam có được sự Tự Do thật sự, mong rằng người Việt Nam sẽ đón bắt được cơ hội này — đừng để vuột mất nữa.
30/04/2020.
Tham khảo:
[1] Tạ Chí Đại Trường, Lịch Sử Nội Chiến Ở Việt Nam Từ 1771 Đến 1802, Văn Sử Học xuất bản, Sài Gòn, Việt Nam Cộng Hòa, 1973.
Link: https://drive.google.com/drive/folders/1VPaEwHoBAqPQ_sLBD-Ljlv8eE7ZOjEMQ
[2] Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Bộ Giáo Dục, Trung Tâm Học Liệu Xuất Bản, Sài Gòn, Việt Nam Cộng Hòa, 1971.
[3] Ngô Đình Nhu và các Cộng Sự, Chính Đề Việt Nam, bản PDF đánh máy lại ở hải ngoại. Không phải bản của nhà Xuất Bản Đồng Nai, Việt Nam Cộng Hòa.
Link: https://drive.google.com/drive/folders/1VPaEwHoBAqPQ_sLBD-Ljlv8eE7ZOjEMQ
Vấn đề lãnh đạo ở thuộc địa, được tóm tắc: “Chính Đề Việt Nam” ( + ) luận Truyền Thừa Lãnh Đạo
[4] Jesper Bengtsson, Aung San Suu Kyi Strugggle For Freedom, HarperCollins Publisher, Australia, 2011.