“Cư An Tư Nguy”: người Việt Nam chưa được quyền “Tu”!

“Đời cha ăn mặn, đời con khát nước” — chúng ta bất lực chính trị, con cái chúng ta sinh ra mang một núi nợ trên lưng.

Gần 10 ( mười ) thập niên qua, Việt Nam luôn luôn trong ở trạng thái “Nguy”, chưa bao giờ được “An”.

Chúng ta phó mặc chính trị, xã hội của chúng ta cho một lũ vô đạo đức, vô nhân cách, vô học, vô kiến thức, vô nhân v.v…

Hậu quả là ngày hôm nay, năm 2021, cái chết, cái nghèo, cái đói, cướp giật, trộm cắp v.v… luôn luôn bủa vây đời sống của thường dân Việt Nam.

— Con nít Việt Nam vừa được sinh ra đã phải gánh trên lưng một núi nợ hơn hai ngàn đô la Mỹ ( $AUD 2,000.00 )!

Cái “An” mà người Việt Nam tưởng mình có, chỉ là cái “An” được xây trên cát: cái “An” không được luật pháp của một thiết chế tam quyền bảo vệ!

Nếu chúng ta cứ tự “phê” tự “lắc” với Phật ( của cộng phỉ ), với Chúa v.v… thì chúng ta đẩy cái “Nguy” của xã hội hiện tại xuống đời con cháu của chúng ta mà thôi!

Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ được cường liệt như ngày hôm nay, trước hết là nhờ tinh thần đầy trách nhiệm của các Thượng Phụ Lập Quốc… Thể hiện rõ nhất qua cụ John Adams, Tổng Thống Thứ Nhì, nhiệm kỳ 1797-1801:

Anh có trách nhiệm phải học môn khoa học chính quyền, bộ môn quan trọng nhất trong tất cả các môn khoa học; anh phải đặt việc học nghệ thuật lập pháp và nghệ thuật quản lý cũng như nghệ thuật thương lượng lên hàng tối ưu tiên, loại bỏ, trên một phương diện nào đó, tất cả các môn nghệ thuật khác. Anh phải học chính trị và chiến thuật chiến tranh, để con cái của chúng ta có quyền tự do được học các môn toán cũng như môn triết. Con cái của chúng ta nên học các môn toán cũng như môn triết, địa lý, bác vật và kiến trúc hàng hải, ngành hàng hải, thương mại và nông nghiệp để cho con cái của chúng có quyền được học hội họa, thơ văn, nhạc, kiến trúc, điêu khắc, dệt vải lẫn gốm sứ.

Nguyên văn tiếng Anh:

The science of government it is my duty to study, more than all other sciences; the arts of legislation and administration and negotiation ought to take the place of, indeed exclude, in a manner, all other arts. I must study politics and war, that our sons may have liberty to study mathematics and philosophy. Our sons ought to study mathematics and philosophy, geography, natural history and naval architecture, navigation, commerce and agriculture in order to give their children a right to study painting, poetry, music, architecture, statuary, tapestry and porcelain.

Source: https://www.goodreads.com/quotes/42294-the-science-of-government-it-is-my-duty-to-study

Trích từ John Adams, “Letters of John Adams, Addressed to His Wife” — “Các Tâm Thư Của John Adams, Gửi Phu Nhân Của Ông”.

Cụ John Adams -- Thượng Phụ Lập Quốc, Tổng Thứ Nhì của Hoa Kỳ: năm 1797 đến 1801. Cụ John Adams ngồi bên trái.
Cụ John Adams — Thượng Phụ Lập Quốc, Tổng Thứ Nhì của Hoa Kỳ: năm 1797 đến 1801.

❀❀❀

“Cư An Tư Nguy”: “dù đang sống yên bình, vẫn phải luôn luôn chuẩn bị cho những ngày tao loạn can qua trong tương lai”.

02/12/2021.

Kẻ Nào Phá Tanh Banh “y” và “i”?

Nam+ Nguyễn Thị Bình phá tanh banh “y” và “i”!

Trong buổi nói chuyện ngày 14, Tháng Mười Một, 2021 với kênh YouTube Leftard ở Mỹ, học giả đất Phù Tang Đỗ Thông Minh cho biết, khoảng 30 ( ba mươi ) năm trước Nam Kỳ Nguyễn Thị Bình ra “nghị định” đổi “y” thành “i” — khi:

  1. Đứng một mình — thí dụ: “í kiến”.
  2. Đứng sau một phụ âm — thí dụ: “”.
  3. Còn trong trường hợp đứng sau một nguyên âm vẫn giữ nguyên. Thí dụ: “tai”, “tay”, “thúy”.

Ông không cho biết tại sao bà ta lại ra một cái “nghị định” như vậy.

❀❀❀

Trong các sách do Văn Nghệ ở Hoa Kỳ xuất bản, học giả Nguyễn Hiến Lê cũng sử dụng “i” theo nghị định của bà Bình! Tôi không nhớ là đã được đọc giải thích của cụ.

“Hồi Kí”, Nguyễn Hiến Lê, Văn Nghệ xuất bản, California, U.S.A, 1990.
“Hồi Kí”, Nguyễn Hiến Lê, Văn Nghệ xuất bản, California, U.S.A, 1990.

Cá nhân, tôi thấy đây là một sự phá phách nhiều hơn là một sự “cải cách”!

Nhìn chữ “”, “í kiến” v.v… thấy thô tục!

Về từ “biên giới”…

https://vov.vn/kinh-te/nhnn-noi-gi-ve-vu-chuyen-trai-phep-30000-ty-dong-qua-bien-gioi-826369.vov

Xem hình đính kèm, địa chỉ của cái trang đó là: https://vov.vn/kinh-te/nhnn-noi-gi-ve-vu-chuyen-trai-phep-30000-ty-dong-qua-bien-gioi-826369.vov.

Tôi đã nghe vài người livestream, cũng như vài posts trên Facebook bắt bẽ rằng chữ “biên giới” sử dụng trong trường hợp trên là không đúng, vì chúng nó đâu có tẩu tán số tiển này sang Tàu +phỉ, Cambodia hay Vương Quốc Lào!

Những quốc gia có đường biên giới với Việt Nam.

Tôi không đồng ý với nhận định này, vì ngày nay, “biên giới” không chỉ còn được định nghĩa thuần túy là biên giới giữa các quốc gia mà biên giới còn được định nghĩa là các phi cảng, hải cảng nơi thiên hạ đi vào quốc gia nào đó, và rời quốc gia đó.

Thí dụ phi trường Tân Sơn Nhất có thể được xem là biên giới của nước Việt Nam đang bị ngụy +phỉ cai trị. Những người đã xuống máy bay ở phi cảng Tân Sơn Nhất mà bị chúng tống xuất khỏi Việt Nam có thể được xem là “bị tống xuất ngay tại biên giới Việt Nam”.

Một thí dụ với trường hợp của tiếng Anh: “Border Security: Australia’s Front Line” hay “An Ninh Biên Giới: Tiền Tuyến Úc Đại Lợi”; trong chương trình truyền hình này, “biên giới”, “tiền tuyến” là các phi cảng của Úc Đại Lợi.

Cho nên cái tựa trên, về phương diện ngôn từ, không có gì sai.

04/02/2021.

Chữ Quốc Ngữ của Việt Nam và khi So Sánh với Đại Hàn và Phù Tang.

Sách “Chính Đề Việt Nam” của nhóm ông Ngô Đình Nhu kết luận về tác dụng của chữ Quốc Ngữ như sau, dẫn gián tiếp theo trí nhớ:

Giúp cho chúng ta học ngoại ngữ Tây Phương và do đó dễ dàng tiếp cận với khoa học kỹ thuật Tây Phương.

Nhà văn Lỗ Tấn.
Nhà văn Lỗ Tấn.

Cái hậu quả tất yếu của việc sử dụng chữ Quốc Ngữ là chúng ta không còn khả năng cảm thụ được cổ văn của tiền nhân để lại: vấn đề này các cụ đã nêu ra và bàn thảo trong gần thế kỷ qua, không còn là điều lạ.

Cá nhân tôi thiển nghĩ: cổ văn của tiền nhân chưa bị hủy diệt, chúng ta đã hoàn tất công việc dịch thuật và dịch giải, cái hay cái đẹp của những áng cổ văn này ít nhiều chúng ta đã giữ lại được.

Trong hai năm gần đây ( bây giờ là ngày 29/12/2020 ), đã có hai vị trí thức trưởng thượng đưa ra nhận định, tôi xin được dẫn gián tiếp:

Người Nam Triều Tiên, người Phù Tang đã không chuyển qua sử dụng mẫu tự Latin và khoa học kỹ thuật của họ bây giờ không thua Tây Phương.

— Ý các vị muốn nói: chữ Quốc Ngữ đã không góp phần vào việc tiếp thu khoa học kỹ thuật Tây Phương như chúng ta mặc định.

Tôi xin được không đồng ý với nhận định này, đơn giản: thời gian thái bình thịnh trị của chúng ta chưa đủ dài để kiến thiết và phát triển một nền học thuật đúng nghĩa, nên — cho dù chúng ta có sử dụng chữ Quốc Ngữ hay không, hậu quả vẫn cứ như ngày hôm nay.

Hơn 20 ( hai mươi ) năm trước tôi đã kết luận: lý do chính, tiền nhân chúng ta đã hăng say sử dụng chữ Quốc Ngữ là sự tiếp nối cái khát vọng “thoát Hán” triệt để theo tinh thần:

“Hàn Thuyên Đại Việt hồn xưa bàng hoàng”

— Xuân Phong Ngâm, Đông Hồ Lâm Tấn Phát

Đọc lại sử sách, theo hiểu biết của tôi, các cụ chưa bao giờ nghĩ đến chuyện chữ Quốc Ngữ sẽ giúp cho hậu thế dễ dàng học sinh ngữ Tây Phương cũng như dễ dàng tiếp cận với khoa học kỹ thuật Tây Phương.

Cái kết luận, sử dụng chữ Quốc Ngữ cũng đã không giúp cho Việt Nam tiến bộ khoa học kỹ thuật khi so sánh với Đại Hàn và Phù Tang là một kết luận không hợp lý vì lý dọ đã dẫn ở trên.

29/12/2020.

24/09/2019: Toàn diễn văn của Tổng Thống Trump trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc

Kính thưa Chủ Tịch, Tổng Thư Ký, các vị Đại Diện và các vị Lãnh Đạo,
Bảy thập niên lịch sử đầy bão táp phong ba đã trôi qua tại Sảnh Đường này,
Các vị cựu Tổng Thống và Thủ Tướng cũng đã phát biểu tại nơi này vào thời căng thẳng nhất của Chiến Tranh Lạnh,
Cũng tại nơi này, chúng ta chứng kiến các quốc gia được thành lập,

chúng ta đã được hội kiến những lãnh tụ của các cuộc cánh mạng,
và những con người tuyệt vời mang hy vọng mới cho chúng ta,
cùng những người mang tinh thần đột phá quy cũ đầy khát vọng mới,
và những anh hùng đã khơi dậy sự can đảm trong mỗi chúng ta,
họ đến đây để chia sẻ những dự định, đề nghị, kế hoạch tương lai và suy tư của họ qua diễn đàn quy mô nhất thế giới này,

Tương tự như trong quá khứ,
chúng ta phải đương đầu những cạnh tranh dữ dội, những rủi ro khó lường và những sự lựa chọn rất hiển nhiên.
Những khác biệt căn tính của lịch sử và trong thế giới của chúng ta một lần nữa được hiển hiện rất rõ ràng,
đó là sự khát biệt giữa những kẻ muốn đè đầu cưỡi cổ người khác,
đây là những đứa bị ảo tưởng rằng chúng có thiên mệnh cai trị thiên hạ,
và của những người trong các quốc gia chỉ muốn quản lý quốc gia của mình mà thôi.

Tôi được vinh dự và hân hạnh hầu chuyện cùng quý vị hôm nay với tư cách lãnh đạo dân cử của quốc gia xiển dương tự do, độc lập và tự trị trên tất cả mọi thứ.
Liên Bang Hoa Kỳ, sau khi tôi đắc cử đã đầu tư hai ngàn rưỡi tỷ đô la để chấn chỉnh hoàn toàn lực lượng quân sự vĩ đại của chúng tôi,
và chúng tôi cũng là quốc gia hùng mạnh nhất bỏ xa các quốc gia khác.
Và hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ phải sử dụng sức mạnh vĩ đại này.

Người Hoa Kỳ hiểu rằng trong thế giới đầy những kẻ muốn chinh phạt và thống trị,
thì quốc gia của chúng tôi phải giàu có, hùng mạnh và đầy đức tin,
đó là lý do chúng tôi kiên quyết bảo vệ những truyền thống và phong tục đã dẫn dắt chúng tôi được như ngày hôm nay.

Cũng như Hoa Kỳ yêu quý của tôi,
các quốc gia có mặt trong Sảnh Đường này đều có một lịch sử, văn hóa và di sản rất quý báo đáng trân trọng,
rất đáng được bảo vệ và xiển dương,
và đó cũng là nguồn gốc cốt lõi của tiềm năng và cho chúng ta nghị lực.

Thế giới Tự Do phải tôn trọng nền tảng quốc gia của mình,
họ không được phép xóa bỏ hay thay thế nền tảng quốc gia.
Nhìn đi nhìn lại khắp nơi trên hành tinh bao la tuyệt vời này,
chúng ta thấy một sự thật hiển nhiên là,
nếu quý vị muốn có tự do quý vị phải biết tự hào về quốc gia của mình.
Nếu quý vị muốn có dân chủ thì phải bảo vệ chủ quyền của mình.
Và nếu quý vị muốn có hòa bình thì phải biết yêu tổ quốc của mình.
Các nhà lãnh đạo thông tuệ luôn luôn đặt quyền lợi của dân tộc và quốc gia lên hàng đầu.

Tương lai không thuộc về những kẻ theo chủ nghĩa toàn cầu.
Tương lai thuộc về những người theo chủ nghĩa ái quốc.
Tương lai thuộc về những quốc gia độc lập có chủ quyền và có nỗ lực bảo vệ công dân của mình,
và biết tôn trọng các quốc gia láng giềng và biết kính trọng các sự khác biệt khiến mỗi quốc gia có những nét đặc biệt duy nhất.

Đó là lý do Hoa Kỳ đã khởi xướng một chương trình tái thiết quốc gia đầy thú vị,
qua đó chúng tôi hỗ trợ biến những ước mơ và khát vọng của công dân chúng tôi thành hiện thực.
Thông qua chính sách ưu tiên phát triển kinh tế,
tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ đã xuống thấp nhất trong hơn nữa thế kỷ qua.
Vì những khoản giảm thuế khổng lồ cùng đơn giản hóa những thủ tục luật pháp,
công ăn việc làm được nảy sinh với một tỷ lệ lịch sử.
Trong khoảng gần ba năm, có sáu triệu người Mỹ đã tìm được việc làm.
Tháng rồi, tỷ lệ thất nghiệp của người Mỹ gốc Phi Châu, gốc nói tiếng Tây Ban Nha và gốc Á đã giảm xuống thấp chưa từng có trước đây.

Chúng tôi tập trung khai thác nguồn năng lượng tự nhiên mênh mông của chúng tôi,
và Liên Bang Hoa Kỳ là quốc gia có lượng khai thác dầu và ga tự nhiên lớn nhất trên thế giới.
Lương hướng đang gia tăng.
Thu nhập tăng vọt.
Trong khoảng thời gian ít hơn ba năm, hai triệu rưỡi người Mỹ đã thoát cảnh cùng quẫn.

Trong khi chúng tôi chấn chỉnh lực lượng quân sự vô địch thủ của chúng tôi,
chúng tôi cũng đang tái hồi phục lại các liên minh quân sự bằng thông điệp rõ ràng,
tất cả đồng minh của Hoa Kỳ sẽ phải chung vai gánh vác khoản tài chánh khổng lồ của ngân sách quốc phòng,
mà trong quá khứ Hoa Kỳ đã phải gồng gánh một mình.

Trung điểm của chương trình tái thiết quốc gia của chúng tôi,
là cuộc vận động quyết liệt tập trung vào cải cách thương mại quốc tế.
Hàng mấy thập niên nay, hệ thống thương mại quốc tế
đã bị các quốc gia có tâm ý xấu xa dễ dàng khai thác,
công ăn việc làm bị đưa ra nước ngoài,
một nhóm đếm trên đầu ngón tay được giàu có bội phần,
trong khi tầng lớp trung lưu bị thiệt hại.
Hậu quả là Hoa Kỳ bị mất khoảng bốn triệu hai trăm ngàn công việc trong các ngành mang tính sản xuất,
và mười lăm ngàn tỷ thâm thụt mậu dịch,
trong vòng hai mươi lăm năm qua.

Liên Bang Hoa Kỳ đang có những hành động dứt khoát để chấm dứt bất công kinh tế nghiêm trọng này.
Mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản.
Chúng tôi muốn có nền thương mại hài hòa hai yếu tố công bằng và có đi có lại.
Chúng tôi làm việc chặt chẽ với đối tác Mễ Tây Cơ và Gia Nã Đại để thay thế Hiệp Ước Thương Mại Tự Do Bắc Mỹ
bằng một hiệp ước hoàn toàn mới và hy vọng là hiệp ước song phương Hoa Kỳ, Mễ Tây Cơ và Gia Nã Đại.

Ngày mai tôi có buổi làm việc với Thủ Tướng Abe của Nhật Bản
tiếp tục thảo luận để đạt kết quả sau cùng cho hiệp ước thương mại song phong phương tuyệt vời Nhật-Hoa Kỳ.

Trong khi Anh Quốc đang chuẩn bị rời Liên Minh Châu Âu,
tôi đã tuyên bố rõ ràng rằng chúng tôi sẵn sàng để ký kết
hiệp ước thương mại có một không hai và sẽ mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia của chúng ta.
Chúng tôi làm việc khắng khích với Thủ Tướng Boris Johnson để đạt được thỏa thuận thương mại tuyệt hảo.

Khác biệt quan trọng nhất trong phương cách thương mại mới của Hoa Kỳ,
có liên quan đến quan hệ song phương với China.

Vào năm 2001, China được phép tham gia vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới ( WTO ).
Những lãnh đạo thời đó đã lý luận rằng
quyết định này sẽ khiến cho China phải tự do hóa nền kinh tế
và củng cố pháp luật để đáp ứng cho những vấn đề không được chúng ta chấp nhận,
cũng như đối với tài sản cá nhân và quy tắc pháp luật.

Sau hai thập niên, lý thuyết này đã được thử nghiệm và đã được chứng minh là sai hoàn toàn.
China không chỉ từ chối thực hiện những cải cách họ đã hứa hẹn,
mà họ còn áp dụng một mô thức kinh tế khác,
phụ thuộc vào sự be bờ thị trường, vào trợ cấp khổng lồ của chính quyền,
lũng đoạn tiền tệ, tống khứ hàng hóa ra nước ngoài,
ép buộc chuyển giao công nghệ và ăn cướp tài sản trí tuệ cùng bí mật thương mại ở một tầm cỡ vĩ đại.

Xin đơn cử một thí dụ, gần đây tôi được tiếp vị CEO của một công ty Mỹ tuyệt vời, Micron Technology, tại Tòa Bạch Ốc.
Micron sản xuất những con chip bộ nhớ được sử dụng trong vô vàn các thiết bị điện tử.
Để thúc đẩy kết hoạch kinh tế năm năm của nhà cầm quyền China,
một công ty của nhà cầm quyền China đã bị tố cáo ăn cắp thiết kế của Micron,
được định giá khoảng tám tỷ bảy trăm triệu đô la.
Không lâu sau đó công ty China này đăng ký bản quyền một sản phẩm tương tự
và Micron đã không được quyền bán sản phẩm của mình trong China nữa,
và chúng ta đang đi đòi công lý.

Liên Bang Hoa Kỳ đã đóng cửa sáu chục ngàn nhà máy sau khi China vào WTO.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở các quốc gia khác trên địa cầu.
Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế ( WTO ) cần có sự thay đổi tận gốc rễ.
Nền kinh tế thứ nhì của thế giới không được phép tự nhận là quốc gia đang phát triển để lũng đoạn hệ thống và quốc gia khác phải trả giá.

Rất nhiều năm nay, các sự lường gạt lạm dụng này đã được làm ngơ và hình như được khuyến khích,
chủ nghĩa toàn cầu đã khiến cho các lãnh đạo trong qua khứ quên đi lợi ích quốc gia của họ,
nhưng đối với Hoa Kỳ, những ngày đó đã qua.

Để đối đầu với những hành vi bất chính kể trên,
tôi đã đánh một số thuế khổng lồ vào hơn năm trăm tỷ đô la hàng hóa sản xuất ở China.
Và phương pháp thuế khóa này đã mang lại kết quả,
các chuỗi cung ứng đã dời về Hoa Kỳ và các quốc gia khác,
và ngân khố Hoa Kỳ đã thu vào hàng tỷ đô la.
Người Mỹ một lòng cam kết vào việc khôi phục lại quan hệ song phương hài hòa với China.
Và hy vọng rằng chúng ta sẽ đạt được một thỏa thuận có lợi cho cả hai quốc gia.
Nhưng như tôi đã khẳng định rõ ràng, tôi sẽ không chấp nhận một giao ước bất lợi đối với người Mỹ.

Trong khi chúng tôi nỗ lực ổn định lại quan hệ của chúng ta, chúng tôi cũng cẩn thận theo dõi tình hình Hương Cảng.
Thế giới được quyền chờ đợi ở nhà cầm quyền China sự tôn trọng hiệp ước có tính pháp lý đã ký kết với Anh Quốc
và cũng được đăng bộ với Liên Hiệp Quốc trong đó China hứa hẹn sẽ bảo vệ các quyền lợi của Hương Cảng như tự do,
hệ thống pháp lý và đời sống sinh hoạt dân chủ.
Phương pháp China giải quyết tình hình Hương Cảng là phản ánh về vai trò lãnh đạo thế giới của China trong tương lai.
Chúng ta trông mong rằng Chủ Tịch Tập là một lãnh đạo sáng suốt.

Hoa Kỳ không chủ động gây chiến với bất kỳ quốc gia nào.
Chúng tôi muốn hòa bình, hợp tác và lợi ích song phương với mọi quốc gia.
Nhưng tôi sẽ luôn luôn bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ.
Mối đe dọa an ninh với các quốc gia chuộng hòa bình bây giờ là chế độ đàn áp ở Iran.
Thành tích giết người và hủy diệt của chế độ này thì ai cũng biết rõ.
Iran không chỉ là quốc gia số một trên thế giới bảo hộ cho khủng bố,
nhưng các lãnh đạo của Iran còn tiếp sức những cuộc chiến thê thảm ở Syria và Yemen.

Cùng lúc chế độ này hoang phí tài sản quốc gia cũng như thu nhập tương lai,
điên cuồng theo đuổi mục phát triển và sử dụng vũ khí hạt nhân,
chúng ta sẽ chặn đứng tham vọng nguy hiểm này.

Để ngăn chận Iran thực hiện giấc mơ nguyên tử và hỏa tiển,
tôi đã rút Hòa Kỳ ra khỏi hiệp ước hạt nhân ăn hại với Iran,
thời hạn của hiệp ước này đã gần chấm dứt,
nó cũng không cho phép kiểm tra những địa điểm trọng yếu,
và cũng không có điểm nào về hỏa tiển đạn đạo.

Sau khi chúng tôi rút ra khỏi hiệp ước,
chúng tôi đã áp dụng những biện pháp chế tài kinh tế khắc nghiệt đối với Iran,
Dẫy dụa hy vọng thoát khỏi cấm vận, chế độ này đã gia tăng bạo lực và hung hãn hơn dù không bị khiêu khích,
để đáp trả cuộc tấn công gần đây của Iran vào các hạ tầng dầu hỏa của Á Rập Saudi,
chúng tôi đã áp dụng nấc chế tài cao nhất đối với Ngân Hàng Trung Ương và Quỹ Tài Chánh Quốc Gia của Iran.
Tất cả các quốc gia đều phải trách nhiệm hành động,
Các chính quyền có trách nhiệm sẽ không tiếp ứng cho các hành vi khát máu của Iran.
Khi Iran cứ tiếp tục các hành vi hung hãn các biện pháp cấm vận sẽ không được hủy bỏ. Và sẽ trở nên khắc nghiệt hơn.

Các lãnh đạo của Iran sẽ biến quốc gia đầy hãnh diện thành một mẫu chuyện cảnh cáo về hậu quả tất yếu
khi tầng lớp thống trị bỏ rơi quốc dân và chỉ chú trọng đến thâu tóm quyền lực cá nhân và tiền bạc,

Đã bốn mươi năm qua thế giới đã nghe đầy tai khi các nhà cầm quyền của Iran
rủa xả những người khác vì những khó khăn do chính họ tạo ra,
họ luôn miệng hò hét kiểu nghi lễ “Tiêu diệt Hoa Kỳ”,
và luôn kích động khuynh hướng chống Do Thái.

Năm rồi, các lãnh đạo tối cao của Iran tuyên bố Do Thái là khối ung thư ác tính
cần phải cắt bỏ và tiêu diệt,
chuyện đó có thể thực hiện được và nó sẽ được thực hiện.

Hoa Kỳ không bao giờ tha thứ khuynh hướng chống Do Thái cực đoan như vậy,
đã từ lâu những kẻ cuồng tín luôn sử dụng Do Thái để che đập những thất bại của chúng,
nhưng cũng thật may mắn các quốc gia vùng Trung Đông đã hiểu được rằng
các quốc gia trong vùng phải hợp sức chống lại những kẻ cực đoan
và cùng nhau khai phá các cơ hội kinh tế,
đó là lý do tại sao những quan hệ ổn định giữa Do Thái và các quốc gia láng giềng rất quan trọng,
chỉ có những quan hệ dựa trên tương đồng quyền lợi, tương kính lẫn nhau, tương nhượng tôn giáo mới đạt được tương lai sáng sủa.

Công dân Iran đáng được có một chính quyền biết lo lắng xóa nghèo đói,
diệt tham nhũng, gia tăng việc làm, không phải chỉ biết ăn cắp của họ,
để mua súng đạn cho các cuộc tàn sát ở nước ngoài và ở trong nước.
Sau bốn thập niên thất bại, đây là thời điểm các lãnh đạo của Iran nên can đảm
ngừng đe dọa các quốc gia khác và tập trung sức lực tái thiết quốc gia của mình.
Đây là thời điểm các nhà lãnh đạo Iran nên bắt đầu đưa quốc dân của họ lên hàng đầu,
Hoa Kỳ luôn sẵn sàng đón nhận bạn bè với tất cả những quốc gia thật lòng chuộng hòa bình và tương kính,
những bằng hữu thân cận nhất của Hoa Kỳ đã có thời là những kẻ thù không đội trời chung,

Liên Bang Hoa Kỳ không có kẻ thù vĩnh cửu.
Chúng tôi muốn có đối tác, không phải đối thủ.
Hoa Kỳ hiểu quốc gia nào cũng có thể gây chiến tranh, nhưng chỉ có những quốc gia dũng lược mới chọn hòa bình,
vì lý do này chúng tôi đã chọn những biện pháp ngoại giao bạo dạn ở Bán Đảo Triều Tiên.
Tôi đã nói với ông Kim Đại Ân những gì tôi thật sự tin tưởng,
cũng tương tự như Iran, quốc gia của ông ấy có đầy những tiềm năng to lớn chưa được khai thác,
nhưng để biến những cơ hội đó thành hiện thực Bắc Hàn phải giải giới hạt nhân.

Thông điệp của chúng tôi với thế giới rất rõ ràng, mục tiêu của Hoa Kỳ kiên định,
Mục tiêu của Hoa Kỳ hòa ái,
và mục tiêu của Hoa Kỳ là không theo đuổi các cuộc chiến triền miên, các cuộc chiến không bao giờ chấm dứt.

Với mục tiêu như vậy,
nội các của tôi cũng đang mang hy vọng đạt được tương lai tươi sáng hơn ở A Phú Hãn,
nhưng không may là đám Taliban vẫn cứ tiếp tục những cuộc tấn công dã man,
chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các đồng minh A Phú Hãn để diệt trừ khủng bố ở đó,
và chúng tôi sẽ không bao giờ ngưng nỗ lực tái thiết hòa bình.

Ở Tây Bán Cầu này chúng tôi sát cánh cùng các đối tác để đảm bảo sự ổn định và các cơ hội,
trên toàn khu vực.
Một trong những thử thách trọng yếu là vấn đề di dân bất hợp pháp, làm giảm bớt sự phồn thịnh,
khiến cho xã hội tan vỡ và tạo cơ hội tốt cho những tổ chức tội phạm độc ác,

Di dân bất hợp pháp hàng loạt không công bằng, không an toàn, và không duy trì được đối với các bên:
các quốc gia có người ra đi và các quốc gia bị chảy máu con người. Và họ họ chảy máu rất nhanh,
khi những công dân trẻ của họ không được chăm sóc đàng hoàng và vốn liếng con người bị lãng phí.

Họ là gánh nặng cho những quốc gia phải tiếp nhận khi không đủ khả năng vì số lượng quá lớn.
Và những người di dân bị bốc lột, hành hung, và lạm dụng bởi những tên tội phạm tàn ác.
Gần một phần ba những phụ nữ lên phía bắc để vào biên giới đã bị tấn công tình dục trên đường đi.
Vậy mà ngay trong Hoa Kỳ và vòng quanh thế giới,
đang phát triển ngành tiểu công nghiệp của những người hoạt động cực đoan và những tổ chức phi chính phủ xiên dương vượt biên lậu,
Những hội nhóm này khuyến khích di dân bất hợp pháp và đòi hỏi xóa bỏ biên cương quốc gia.

Hôm nay, thông điệp của tôi đến những kẻ kêu gọi mở cửa biên giới
và đang tự quan trọng hóa mình bằng mặt nạ quan tâm đến công bằng xã hội:
Phương pháp của các người không đúng đắn. Đó là những phương pháp tàn nhẫn và ác độc.
Các người tạo cơ hội cho các tổ chức tội phạm buôn bán những người đàn ông, đàn bà và trẻ em vô tội.
Các người quan trọng cái thứ đạo đức bệnh hoạn của các người
hơn là sinh mạng, sự bình an của vô vàn những con người vô tội khác.
Khi các người làm an ninh biên giới suy yếu, các người xâm phạm đến nhân quyền và nhân phẩm của người khác.

Nhiều quốc gia có mặt hôm nay phải đối đầu với nạn di dân không kiểm soát được.
Quý vị tuyệt đối có quyền bảo vệ biên giới của quý vị, và do vậy, dĩ nhiên, chúng tôi cũng có quyền đó.
Ngày hôm nay, chúng ta phải tìm cách hợp tác để chấm dứt các tệ nạn đưa người vượt biên lậu, và buôn người,
và xóa sổ các mạng lưới tội phạm.

Đối với Hoa Kỳ, tôi trân trọng xin thưa với quốc dân điều này:
Chúng ta đang hợp tác chặc chẽ với các quốc gia bạn hữu trong khu vực –
như Mễ Tây Cơ, Gia Nã Đại, Guatemala, Honduras, El Salvador, và Panama –
để bảo vệ đường biên giới cũng như an ninh và thịnh vượng cho quốc dân của chúng ta.
Tôi xin được cám ơn Tổng Thống Mễ Tây Cơ ngài López Obrador đã hết lòng cộng tác với chúng ta
và đã điều hai mươi bảy ngàn quân đến biên giới phía nam của chúng ta.
Mễ Tây Cơ đã tỏ lòng tương kính với chúng ta,
và đáp lại tôi rất kính trọng họ.

Tại Hoa Kỳ, chúng tôi đã áp dụng một phương pháp không tiền lệ để ngăn chận làn sóng di dân bất hợp pháp.
Với những người đang manh nha vượt biên bất hợp pháp vào Hòa Kỳ, xin vui lòng lắng nghe:
Đừng trả tiền những kẻ dẫn đường vượt biên. Đừng trả tiền những tên tội phạm gian ác.
Đừng tự đặt mình vào hoàn cảnh hiểm nghèo. Đừng đưa con trẻ vào hoàn cảnh nguy hiểm.
Vì nếu quý vị xâm nhập thành công vào Hoa Kỳ, quý vị cũng sẽ không được ở lại;
quý vị sẽ bị tống xuất nhanh chóng.
Quý vị sẽ không được tự do trong quốc gia của chúng tôi.
Trong khi tôi còn là Tổng Thống của Hiệp Chúng Quốc,
chúng tôi sẽ theo luật và bảo vệ các biên cương của chúng tôi.

Đối với các quốc gia ở Tây Bán Cầu,
mục tiêu của chúng tôi là trợ giúp quốc dân của họ có được tương lai sáng sủa nơi chính quốc của họ.
Khu vực của chúng ta có đầy những cơ hội tuyệt vời:
những ước mơ đang chờ thành hiện thực và vận mệnh quốc gia đang chờ những bàn tay kiến tạo.

Trên toàn bán cầu này, có hàng hàng triệu triệu những những người yêu nước trẻ tuổi cần cù,
khao khát cống hiến, đổi mới, và đạt thành công.
Nhưng những quốc gia này không khai thác được tiềm năng đích thực
nếu những thế hệ trẻ cứ từ bỏ quê hương kiếm tìm cuộc sống ở nơi khác.
Chúng ta muốn tất cả các quốc gia trong vùng hưng thịnh
và quốc dân của họ sống phồn thịnh trong tự do và hòa bình.

Trong sứ mệnh đó,
chúng tôi nhận trách nhiệm giúp đỡ những quốc gia Tây Bán Cầu đang sống dưới ách cai trị tàn bạo,
như Cuba, Nicaragua, và Venezuela.

Theo một báo cáo gần đây của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc,
những phụ nữ ở Venezuela phải xếp hàng một ngày mười tiếng để nhận thực phẩm.
Hơn mười lăm ngàn tù nhân chính trị bị tống ngục.
Những biệt đội sát nhân thời này hạ sát bất hợp pháp hàng ngàn người.

Tên độc tài Maduro là con rối của Cuba, được các vệ sỹ Cuba bảo vệ,
lẫn trốn quốc dân của hắn
khi Cuba vơ vét tài sản dầu hỏa của Venezuela để duy trì cái chế độ cộng sản thối nát.

Từ khi tôi phát biểu ở Sảnh Đường này vào lần cuối, Hoa Kỳ và các đồng minh
đã hoàn tất một liên minh chưa từng có trong lịch sử với 55 quốc gia thừa nhận tính hợp pháp của chính quyền ở Venezuela.

Xin được nhắn gửi đến những người Venezuela kẹt trong cơn ác mộng này:
Xin quý vị hiểu rằng tất cả người Mỹ đều một lòng ủng hộ quý vị.
Hoa Kỳ tích trữ số lượng hàng hóa viện trợ nhân đạo khổng lồ sẵn sàng chuyển đến quý vị.
Chúng tôi theo dõi tình hình Venezuela rất chặt chẽ.
Chúng tôi đợi đến ngày dân chủ được phục hồi lại,
khi Venezuela được giải phóng, và tự do sẽ chiến thắng khắp bán cầu này.

Một trong những thử thách nghiệm trọng mà các quốc gia của chúng ta phải đối đầu
là các bóng ma chủ nghĩa xã hội.
Chúng là tác nhân phá nát các quốc gia và hủy diệt các nền móng xã hội.

Các sự kiện ở Venezuela chứng minh rằng
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không phải vì công lý,
bình đẳng,
nâng đỡ người nghèo,
và chắc chắn không phải vì quyền lợi quốc gia.
Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản chỉ vì một điều duy nhất:
đó là quyền lực của giai cấp thống trị.

Hôm nay, tôi xin nhắc lại cùng quý vị thông điệp tôi đã trình bày với quốc dân Hoa Kỳ:
Mỹ Quốc sẽ không bao giờ là một quốc gia xã hội chủ nghĩa.

Thế kỷ vừa qua, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đã tàn sát 100 triệu người.
Đáng buồn, là hôm nay ở Venezuela, sự tàn sát vẫn tiếp diễn.
Các hệ tư tưởng độc tài toàn trị, cùng kỹ thuật hiện đại,
có thêm phương tiện để áp dụng những phương pháp đàn áp và cai trị đáng tỏm.

Vì lý do này, Hoa Kỳ đã áp dụng những biện pháp kiểm duyệt
kỹ thuật và đầu tư ngoại quốc và bảo vệ thông tin cùng an ninh của chúng tôi.
Tôi khẩn thiết yêu cầu các quốc gia có mặt hôm nay đều hành động như vậy.

Tự do và dân chủ phải luôn luôn được giữ gìn và bảo vệ, từ bên ngoài lẫn bên trong.
Chúng ta phải luôn hoài nghi những người muốn tương hợp và kiểm soát.
Trong lòng các quốc gia tự do, chúng ta cũng thấy những dấu hiệu báo động đe dọa nền tự do.

Một số nhỏ các mạng truyền thông xã hội
đã tích tụ uy quyền khủng khiếp đủ kiểm duyệt những gì chúng ta có thể thấy, nghe và được phép phát biểu.
Một giai cấp chính trị đang công khai khinh bỉ, từ chối, và khiêu khích ý nguyện của quốc dân.
Một tổ chức thư lại vô hình đang hoạt động bí mật làm suy yếu hệ thống chính quyền dân chủ.
Các công ty truyền thông và học viện thẳng tay tấn công lịch sử, truyền thống, và các giá trị của chúng ta.

Ở Hoa Kỳ, nội các của tôi đã nêu rõ
với các công ty truyền thông xã hội rằng chúng tôi sẽ bảo vệ quyền tự do ngôn luận.
Xã hội tự do không cho phép các đại công ty truyền thông xã hội bóp nghẹt tiếng nói của quốc dân,
và quốc dân trong xã hội tự do không được cho phép mình,
bị lôi kéo vào việc cưỡng bức, ép buộc, hay tẩy chay hòng bóp nghẹt tiếng nói của láng giềng.

Khi chúng tôi bảo vệ các giá trị Hoa Kỳ, chúng xác quyết rằng mọi người ai ai cũng có quyền giữ vững nhân phẩm của mình.
Vì lý do này, nội các của tôi đang làm việc với các quốc gia khác để ngăn chận việc tội phạm hóa những người đồng tính,
và chúng tôi ủng hộ những người thuộc giới tính thứ ba ( LGBTQ )
trong các quốc gia mà họ bị trừng phạt, tù đày, hoặc tử hình vì xu hướng tính dục của họ.

Chúng tôi cũng là những nhà vô địch xiển dương vai trò của phụ nữ trong xã hội.
Những quốc gia biết quý trọng năng lực của phụ nữ luôn giàu có, an toàn và có nền chính trị ổn định.
Do đó việc khuyến khích phát triển kinh tế cho phụ nữ có ý nghĩa quan trọng,
không chỉ trong việc khiến quốc gia phồn thịnh, mà còn trong cả nền an ninh quốc gia.

Dựa trên những nguyên tắc đó, nội các của tôi đã cho ra đời Dự Án Phụ Nữ Toàn Cầu Phát Triển và Thịnh Vượng.
W-GDP là dự án liên đới chính quyền đầu tiên giúp phụ nữ phát triển khả năng kinh tế của họ,
dự án này cũng nhắm đến việc đảm bảo cho phụ nữ toàn hành tinh
có quyền pháp lý được sở hữu tài sản cá nhân và thừa kế gia sản,
được quyền làm việc trong mọi ngành như đàn ông,
tự do di chuyển, được quyền vay tiền và tiếp cận với các loại cơ quan công, tư.

Ngày hôm qua, tôi hân hạnh được đón tiếp các vị lãnh đạo để thảo luận một cam kết sắt son của Hoa Kỳ:
bảo vệ các lãnh đạo tôn giáo và quyền tự do tôn giáo.
Nhân quyền cơ bản này đang bị đe dọa khắp nơi trên thế giới.
Khó tưởng tượng được, nhưng tám mươi phần trăm dân số thế giới đang sống ở những quốc gia
mà quyền tự do tôn giáo đang bị đe dọa nặng nề hoặc thậm chí tôn giáo bị cấm đoán hoàn toàn.
Người Mỹ sẽ không bao giờ mệt mõi hay từ bỏ nỗ lực
bảo vệ và xiển dương tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo.
Chúng tôi muốn mọi người ai ai cũng được hưởng quyền tự do tôn giáo.

Người Mỹ cũng sẽ không bao giờ biết mệt mõi bảo vệ những sinh linh vô tội.
Chúng tôi được biết đến những đề án của Liên Hiệp Quốc đã cố gắng thúc đẩy
quyền được phá thai khi muốn trên toàn cầu bằng tiền thuế của người dân,
ngay đến lúc đã đến ngày sinh nở.
Các thư lại trên hoàn cầu tuyệt đối không được quyền mạ lỵ
những quốc gia có chủ quyền và muốn bảo vệ các sinh linh bé bỏng của họ.
Tương tự như nhiều quốc gia trong khán phòng này, người Mỹ chúng tôi tin rằng mỗi em bé
– ra đời hay chưa ra đời – là quà tặng thiêng liêng của Thượng Đế.

Sẽ không bao giờ có chuyện Hoa Kỳ cho phép các thế lực quốc tế
chà đạp các quyền tự do của người Mỹ, gồm quyền được tự vệ vũ trang.
Đó là vì sao, năm nay, chúng tôi đã tuyên bố không bao giờ chấp thuận Hiệp Ước Buôn Bán Vũ Khí của Liên Hiệp Quốc,
vì nó sẽ đe dọa các quyền tự do của của những người Mỹ luôn tuân thủ pháp luật.
Hoa Kỳ luôn luôn bảo vệ quyền hiến định cho phép được quyền có vũ khí.
Chúng tôi sẽ luôn luôn duy trì Tu Chính Án Thứ Nhì của chúng tôi.

Những quyền lợi và giá trị cốt lõi mà Hoa Kỳ ra sức bảo vệ ngày hôm nay
đã được khắc ghi trong các văn kiện lập quốc.
Các Thượng Phụ Lập Quốc đã sáng suốt hiểu rằng
sẽ luôn có những kẻ tin rằng họ có thiên mệnh nắm quyền cai trị người khác.
Độc tài chuyên chế được ngụy trang dưới nhiều tên gọi và lý thuyết,
nhưng cốt lõi vẫn là khao khát quyền cai trị.
Độc tài chuyên chế không bảo vệ quyền lợi của quốc dân,
nó chỉ bảo vệ đặc quyền của tầng lớp cai trị.

Các Thượng Phụ Lập Quốc đã truyền thừa một hệ thống khả dĩ kiềm chế khuynh hướng nguy hiểm này.
Họ đã ký thác quyền lực của Hoa Kỳ cho những người sống chết
với vận mệnh quốc gia: những con người kiêu hãnh và quyết liệt chọn độc lập.

Sự tuyệt vời của tổ quốc chỉ có những ai yêu quê hương mới xiển dương được:
do những quốc dân có cội nguồn gắng kết với lịch sử, trưởng thành trong nền văn hóa đó,
biết giữ gìn những giá trị truyền thừa,
sống chết với đồng bào mình,
và họ hiểu rằng tương lai của tổ quốc là do họ kiến thiết hoặc tàn phá.
Viễn kiến của những người ái quốc với quê hương và định mệnh của tổ quốc không phải ai cũng có được.

Chúng ta gìn giữ tự do, giữ vững chủ quyền,
duy trì dân chủ, thực hiện những kỳ công bằng ý chí và sự tận hiến của những người ái quốc.
Hồn thiêng của họ chính là ý chí kháng cự áp bức,
lòng nhiệt thành kiến tạo di sản cho đời sau, tâm thiện tìm bạn hữu,
và dũng lược để đạt được hòa bình.
Yêu tổ quốc của chúng ta sẽ khiến thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả các quốc gia.

Thưa các lãnh đạo có mặt ngày hôm nay, hãy cùng nhau thực hiện sứ mệnh vinh dự của chúng ta,
đóng góp ý nghĩa nhất của đời người: xây dựng quốc gia của quý vị hùng mạnh lên.
Quý trọng văn hóa của quý vị. Trân trọng lịch sử của quý vị. Yêu quý quốc dân của quý vị.
Xây dựng quốc gia của quý vị hùng mạnh, phú cường, và đạo đức.
Trân trọng nhân phẩm của quốc dân của quý vị, và khi đó không có điều gì mà quý vị không đạt được.

Khi quốc gia của quý vị hùng mạnh hơn, tương lai sẽ sáng sủa hơn,
quốc dân của quý vị sẽ hạnh phúc hơn, và liên minh giữa chúng ta sẽ vững mạnh hơn.

Thượng Đế độ trì, cùng nhau chúng ta sẽ diệt trừ các kẻ thù của tự do
và giật sập những kẻ đàn áp nhân phẩm.
Chúng ta sẽ nâng tiêu chuẩn sống và sẽ đạt được những thành tựu mới.
Chúng ta sẽ khám phá lại những sự thật xưa cũ,
làm sáng tỏ những bí ẩn của quá khứ,
và thực hiện những đột phá mớ mẻ ngoạn mục.
Và chúng ta sẽ có thêm những tình giao hảo tuyệt vời
và các quốc gia sẽ được sống yên bình hơn bao giờ hết.

Thưa các lãnh đạo,
con đường đến hòa bình và tiến bộ, và tự do và công bằng, một thế giới tốt đẹp hơn cho loài người,
bắt đầu tại quê nhà.

Cám ơn. Thượng Đế phù hộ quý vị. Thượng Đế phù hộ các quốc gia trên thế giới. Và Thượng Đế phù hộ Hoa Kỳ. Trân trọng cám ơn.

HẾT.

References:

https://www.politico.com/story/2019/09/24/trump-speech-at-un-1507923

https://www.news.com.au/finance/work/leaders/donald-trump-makes-broad-un-speech-on-china-trade-iran-and-the-us-border/news-story/8cb891a7dec6c4cc08aa4dac765669ff

https://www.kivitv.com/news/president-trump-discusses-micron-in-u-n-speech-criticizing-china

https://edition.cnn.com/2019/09/24/politics/donald-trump-united-nations-speech-iran-2019/index.html

https://www.whitehouse.gov/briefings-statements/remarks-president-trump-74th-session-united-nations-general-assembly/

26/09/2019.

Các cụ giáo Ta, giáo Lang Sa và tiếng Việt…

Trích “Chơi Chữ” của Lãng Nhân Phùng Tất Đắc Tiên Sinh:

Khoảng năm 1920, ở trường Bờ Sông, Hà Nội, vào giờ dịch Pháp Văn, nguyên văn của Emile Nolly có câu:

“Les soldats tiraient sur les flamboyants” ( lính bắn vào các cây me tây. ) [1]

Một bạn dịch là: “Các ông lính tẩy bắn các me tây”, cụ giáo Nghi lấy làm khoái trá phê cho 10 điểm vì “bắn”“me tây” được dùng cả hai nghĩa, lại thêm chữ “tẩy” vào chữ “lính” hình dung được một thái độ hùng hục!

Nhưng một hôm khác, câu: “Je suis malade” [2] một bạn dịch là “Tôi ốm”, thì ông đốc Léonet lúc ấy đứng dự thính, hét lên một tiếng “zéro!” và bảo phải dịch là “tôi thì ốm” mới đúng.

Chết cái, “tôi thì ốm” đúng mẹo Pháp [4], chứ đâu phải mẹo ta!

Sau này, một ông Tây thạo truyện Kiều, đã khám phá ra: trong truyện Kiều, có nhiều lối đặt câu giống như trong tiếng Pháp. Chẳng hạn như:

“Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân,”

ông cho là không khác gì lối đặt câu trong tiếng Pháp:

“La maison est vaste, vaste aussi la cour.” [3]

Kể ra nếu dễ tính cũng hãy cho là đúng đi.

— Hết trích —

Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, Chơi Chữ.
Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, Chơi Chữ.

❀❀❀❀ Chú thích: ❀❀❀❀

[1] Google sang tiếng Anh: The soldiers were shooting at the flamboyant

Theo: https://educalingo.com/en/dic-fr/flamboyant

Flamboyant is an ambiguous vernacular name designating in French certain trees of the family Caesalpiniaceae. By extension the name flamboyant can also refer to other trees with red flowers. The flamboyants are trees of tropical origin.

Họ cây Caesalpiniaceae, xem http://www.botany.hawaii.edu/faculty/carr/caesalpini.htm

Cho nên “flamboyant” trong câu Google dịch sang tiếng Anh không đúng — nhưng không biết phải thay bằng chữ nào cho chính xác.

[2] Google sang tiếng Anh: I am sick

[3] Google sang tiếng Anh: The house is vast, the yard is also vast.

Nghĩa là: “Nhà đã lớn, sân cũng lớn”, hay dịch theo lối cụ Lang Sa thạo truyện Kiều: “Cái nhà là lớn, cái sân là lớn”!

[4] cũng là cấu trúc ngữ pháp của tiếng Anh.

Nhưng câu tiếng Việt: “Tôi ốm” chẳng lẽ động từ là “ốm”?

❀❀❀❀ Các tài liệu sách vỡ về ngôn ngữ buổi giao thời và hậu giao thời những người Việt Nam sau này đã không biết đến: ngụy +sản chúng đốt mẹ hết rồi!

Các tác phẩm về văn chương, ngôn ngữ v.v… của Lãng Nhân Phùng Tất Đắc Tiên Sinh là một trong những tác phẩm quan trọng.

Trong một Việt Nam Mới, “Chơi Chữ” nên là một quyển có trong chương trình giáo dục ở bậc đại học, đặc biệt cho các sinh viên theo Ban C ( Ban C nặng về Văn, Sử, Địa v.v… theo chương trình giáo dục của VNCH xưa. )

Các cụ dầy công ghi chép lại những lố lăng, những lố bịch, những ngây ngô trong lãnh vực Latin hóa Việt Ngữ, cũng như sự tiếp xúc với văn chương Tây Phương: chúng ta không học là chúng mất sợi dây liên lạc với quá khứ nhiều màu sắc!

Không hiểu quá khứ, chúng ta cứ mãi tiếp tục những lố lăng, lố bịch của quá khứ!

11/08/2019

Bên trong Lãnh Thổ Mênh Mông Cảnh Sát Trị Trung Điểm Nhất Đới Nhất Lộ của Tàu Cộng

25/01/2019

Peter Martin

https://www.bloomberg.com/news/features/2019-01-24/inside-the-vast-police-state-at-the-heart-of-china-s-belt-and-road

Tham vọng kinh tế của Tập dẫn đến gia tăng đàn áp Hồi Giáo ở Tân Cương.

Một nhân viên an ninh đang làm việc trong khi những phụ nữ đang biểu diễn điệu múa cổ truyền ở khu chợ chính trong thủ đô Ô Lỗ Mộc Tề của Tân Cương hồi Tháng Mười Một ( có lẽ là 2018 -- chú thích của người dịch. ) Nguồn: Bloomberg
Một nhân viên an ninh đang làm việc trong khi những phụ nữ đang biểu diễn điệu múa cổ truyền ở khu chợ chính trong thủ đô Ô Lỗ Mộc Tề của Tân Cương hồi Tháng Mười Một ( có lẽ là 2018 — chú thích của người dịch. ) Nguồn: Bloomberg

Một ngày hai lần, nhân viên của một hiệu kim hoàn sang trọng của Tàu ở vùng viễn tây Tân Cương ngưng công việc thường xuyên của họ và mặc giáp chống đạn và nón trận. Vung những cây gậy dài, họ thực tập bảo vệ cửa hiệu của họ chống lại những kẻ tấn công. Kẻ thù tưởng tượng của họ không phải là những những tên kẻ cắp — họ là những kẻ khủng bố Hồi Giáo.

Những cuộc thực tập do nhà cầm quyền chỉ định này là một phần trong chiến lược khống chế đối với người Duy Ngô Nhĩ, đa số là sắc tộc Hồi Giáo đã nhiều lần làm những cuộc khởi loạn, đâm người và những hình thức tấn công khác để phản kháng những kẻ cai trị đa số là Tàu Hán. Nhà cầm quyền Tàu cộng phản ứng bằng cách gắn nhiều hệ thống điện tử theo dõi trong các thành phố trên toàn cõi Tân Cương và bỏ tù lên đến một triệu người Duy Ngô Nhĩ — gần 10 phần trăm dân số Tân Cương — trong những trại tập trung khổng lồ.

Trại tập trung ở Hotan được nhận diện bằng vệ tinh. Liên Hiệp Quốc có ước lượng đáng tin cậy rằng có khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giữ trong các trại như thế này. Những kẻ cầm quyền địa phương bảo đây là trường trung học. Nguồn: Peter Martin/Bloomberg
Trại tập trung ở Hotan được nhận diện bằng vệ tinh. Liên Hiệp Quốc có ước lượng đáng tin cậy rằng có khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giữ trong các trại như thế này. Những kẻ cầm quyền địa phương bảo đây là trường trung học. Nguồn: Peter Martin/Bloomberg

Đàn áp ở Tân Cương đã bị các tổ chức nhân quyền lên án và các nhà lập Hoa Kỳ kêu gọi cấm vận Tàu cộng, họ đã bác bỏ ngụy biện của Tàu cộng rằng những trại tập trung này là những trung tâm giáo dục tự nguyện để gội rửa “các bệnh tật ý thức hệ.”

“Chuyện cũng tương tự như việc quý vị có một đứa con hư hỏng,” Du Xuemei phát biểu, một kẻ ủng hộ các trại tập trung cũng là phát ngôn nhân của Yema Group, công ty thương mại điều hành hiệu kim hoàn. “Làm cha mẹ chúng ta phải dạy dỗ con cái mình.”

Nhưng mục đích chính của những hành vi tàn khốc của Tàu cộng ở Tân Cương là ép buộc các sắc dân thiểu số vào đường lối của họ, chuyện này tôi đã chứng kiến trong chuyến đi gần đây của tôi đến năm thành phố trong vùng này.

Tân Cương xa xôi có tầm quan trọng bậc nhất đối với mục tiêu đầy tham vọng của Chủ Tịch Tập Cận Bình: hoàn tất việc đưa Tàu cộng lên thành một đại cường của thế giới. Dù vùng lãnh thổ này chỉ có 1.5 ( một rưỡi ) phần trăm của dân số Tàu cộng và 1.3 phần trăm kinh tế, địa lý Tân Cương lại là trung điểm của dự án Nhất Đới Nhất Lộ điển hình của Tập. Kế hoặch trị giá ngàn tỷ để xây những xa lộ, hải cảng và những dự án hạ tầng hiện đại khác ở các quốc gia đang phát triển sẽ kết nối những quốc gia này với thị trường Tàu cộng – và, những người nghi ngờ tin rằng, sẽ khiến những quốc gia này mang nợ Tàu cộng trong nhiều thập niên tới.

Nhà cầm quyền đã bỏ ra những kinh phí rất lớn để kiến tạo những thành phố ở Tân Cương hầu thu hút các công ty để phát triển vùng lãnh thổ nghèo nàn này. An ninh bất ổn ở Tân Cương có thể sẽ dẫn đến đình trệ đầu tư. Chiến dịch đàn áp người Duy Ngô Nhĩ có mục đích phụ là trấn an những nhà đầu tư rằng Tân Cương là nơi an toàn để sống và làm việc.

Vùng lãnh thổ có diện tích bằng tiểu bang Alaska này có biên giới với tám quốc gia khác là nơi có những giao lộ để thiết lập một đường xe lửa đến Luân Đôn và một con đường khác đến Biển Á Rập xuyên qua Pakistan, nơi mà Tàu cộng đã bỏ ra sáu mươi hai ( 62 ) tỷ để xây dựng hành lang giao thông và một hải cảng.

Nhưng trong khi Tập phát triển Tân Cương để tạo ảnh hương toàn cầu, ông ta đang đối diện với nguy hiểm là tạo ra hình ảnh Tàu cộng không phải là một bảo vệ thị trường tự do và tuân thủ luật quốc tế. Thật vậy, các chiến thuật theo dõi từng ly từng tí sử dụng ở Tân Cương đã lan ra toàn cõi Tàu cộng. Các camera nhận diện, kiểm soát qua mạng và thí nghiệm với hệ thống đánh giá tự động sự ngoan ngoãn của công dân ngày càng thông dụng. Và các hệ thống này không chỉ nhắm vào người Hồi Giáo, những nhắm vào bất cứ ai nguy hiểm đối với quyền lực của Đảng Cộng Sản hoặc là những kẻ được xem là làm cản trở các mục tiêu địa chính trị của Tàu cộng.

Con Đường Tơ Lụa đương đại nhằm phục hồi và mở rộng những lộ trình xưa cũ Nguồn: Belt and Road Portal, China’s National Development and Reform Commission
Con Đường Tơ Lụa đương đại nhằm phục hồi và mở rộng những lộ trình xưa cũ Nguồn: Belt and Road Portal, China’s National Development and Reform Commission

Đã từ lâu các chính trị gia và kinh tế gia Tây Phương dự đoán rằng khi Tàu cộng mở cửa thị trường, thì xã hội Tàu cộng tự nhiên cũng được thoải mái hơn. Nhưng khi Tàu cộng theo đuổi chiến tranh thương mại kéo dài với Hoa Kỳ cũng như cạnh tranh về sắt thép và đậu nành, Tập đã chứng minh rằng họ đã sai. Hoàn toàn không vậy, Tàu cộng dưới thời Tập tự do trở nên giới hạn dù rằng ông ta luôn mồm tuyên truyền tự do ở nước ngoài.

Điều này dẫn đến những hệ lụy rắc rối cho các nhà đầu tư lo lắng về danh tiếng của họ. Nó cũng là một thách thứ lớn đối với Tây Phương khi Tàu cộng nhất định giữ mô hình chính quyền trung ương hơn là áp dụng hệ thống dân chủ của Tây Phương. Đối với lãnh đạo của các quốc gia nghèo khác đang lựa chọn con đường phát triển, hệ thống chính quyền từ-trên-xuống khá hấp dẫn — nhất là khi nó đi đôi với tiền mặt để trang trải những dự án tốn kém về đường xá, cầu cống và nhà máy điện.

“Đối với tôi Tân Cương không phải là hiện tượng địa phương, nó là triệu chứng một hệ thống quy mô của Tàu cộng dưới thời Tập,” Rian Thum, một nhà nghiên cứu kỳ cựu củ Đại Học Nottingham, người đã viết sách về người Duy Ngô Nhĩ cho biết. “Tân Cương chứng mình rằng Đảng Cộng Sản của Tập là một tổ chức sẵn sàng áp dụng những phương thức đàn áp tối đa mà tôi nghĩ rằng những người quan sát từ bên ngoài không ngờ được.”

Nhưng cho đến nay vùng cảnh sát trị Tân Cương hình như không trấn an được các nhà đầu tư, dù rằng du lịch có tăng và việc nhà cầm quyền đổ tiền vào đây đã thu hút những người đi tìm việc làm có lương cao. Hầu như không có công ty ngoại quốc nào ở Tân Cương và kinh tế của vùng này chậm lại vào năm rồi. Tàu cộng cho đây là một thất bại tạm thời. Nhưng khi những cuộc đàn áp ở Tân Cương bị quan sát kỹ lưỡng, người ta không chỉ chú ý đến cách đối xử của Tàu cộng với người Hồi Giáo và chú ý đến viễn kiến của Tập đối với tương lai của Tàu cộng.

Bắt buộc phải treo chân dung của Tập ở Tân Cương, vì có cảnh sát đi tuần. Nguồn: Bloomberg.
Bắt buộc phải treo chân dung của Tập ở Tân Cương, vì có cảnh sát đi tuần. Nguồn: Bloomberg.

Các building và cơ sở thương mại hiện đại hiện diện cùng những hàng quán lề đường gia đình. Nguồn: Bloomberg.
Các building và cơ sở thương mại hiện đại hiện diện cùng những hàng quán lề đường gia đình. Nguồn: Bloomberg.

Các building và cơ sở thương mại hiện đại hiện diện cùng những hàng quán lề đường gia đình. Nguồn: Bloomberg.
Các building và cơ sở thương mại hiện đại hiện diện cùng những hàng quán lề đường gia đình. Nguồn: Bloomberg.

Các building và cơ sở thương mại hiện đại hiện diện cùng những hàng quán lề đường gia đình. Nguồn: Bloomberg.
Các building và cơ sở thương mại hiện đại hiện diện cùng những hàng quán lề đường gia đình. Nguồn: Bloomberg.

Vào Tân Cương từ tỉnh Gansu lân cận, sự khác biệt lớn lao càng rõ ràng giữa người Duy Ngô Nhĩ và Hán, Hán là chủng tộc chiếm 90 phần trăm của khối một tỷ tư dân số của Tàu cộng, gồm Tập và hầu hết các tên cầm quyền chóp bu. Hầu hết các người Hán không có quan hệ nào với dân thiểu số nói tiếng Thổ, và luôn luôn bị nhồi sọ rằng sắc dân thiểu số này là những người ngu ngơ và dễ dàng bị ảnh bởi những suy nghĩ cực đoan.

Mười Ngày ở Tân Cương

Tìm hiểu vùng lãnh thổ cảnh sát trị trung điểm của Trung Điểm Nhất Đới Nhất Lộ của Tập Source: Bloomberg
Tìm hiểu vùng lãnh thổ cảnh sát trị trung điểm của Trung Điểm Nhất Đới Nhất Lộ của Tập Source: Bloomberg

Trên chuyến xe lửa xuyên đêm vào thủ đô Ô Lỗ Mộc Tề, một bộ đội hồi hưu của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân có tên họ là Cai nói với tôi rằng ông ta không có chút thông cảm nào đối với người Duy Ngô Nhĩ trong vùng lãnh thổ trước đây là “heo hút, lạc hậu và nghèo khổ”. Ông ta cho rằng cư dân nơi đây phải biết ơn Tàu cộng vì những gì Tàu cộng đã làm cho họ.

“Chúng tôi đã xây cất đường xá, nhà cửa và trường học cho chúng,” Cai, 69 tuổi nói. “Có rất nhiều kẻ không hề biết ơn quốc gia này và đảng cộng sản.”

Đọc thêm: Tàu cộng Thử Nghiệm Hàng Rào Nhận Diện ở Vùng Có Nhiều Người Hồi Giáo

Đại đa số người Duy Ngô Nhĩ chống lại sự tràn ngập của Hán tộc vào vùng Tân Cương; đối với nhiều người Duy Ngô Nhĩ vùng lãnh thổ này là một quốc gia độc lập có tên East Turkestan. Bắc Kinh, đối lại, sợ rằng Tân Cương sẽ ly khai cũng giống như những quốc gia Trung Á lân cận đã giành độc lập từ Mạc Tư Khoa khi Nga Sô Viết tiêu tùng.

Tàu cộng bắt đầu đàn áp vùng này sau một vài vụ người Duy Ngô Nhĩ tấn công tự vệ vào năm 2013, gồm có một vụ sử dụng xe hơi đang phừng cháy tấn công ngay tại trung tâm Bắc Kinh: Quảng Trường Thiên An Môn. Các cuộc tấn công tự vệ leo thang này khiến giới cầm quyền bị báo động dù trước đó đã có nhiều cố gắng bình định Tân Cương, các cuộc tự vệ vào năm 2009 ở thủ đô Ô Lỗ Mộc Tề khiến 200 người bị giết, đa phần là Hán.

Dân chúng ta đứng xem chiếc xe bị cháy sau nhiều ngày người Duy Ngô Nhĩ khởi nghĩa ở thủ đô Ô Lỗ Mộc Tề năm 2009. Cuộc khởi nghĩa ngày giết chết 200 người và khiến cho người ta chú ý đến cách Tàu cộng đối xử với các chủng người thiểu số. Người chụp hình: Peter ParksAFP/Getty Images
Dân chúng ta đứng xem chiếc xe bị cháy sau nhiều ngày người Duy Ngô Nhĩ khởi nghĩa ở thủ đô Ô Lỗ Mộc Tề năm 2009. Cuộc khởi nghĩa ngày giết chết 200 người và khiến cho người ta chú ý đến cách Tàu cộng đối xử với các chủng người thiểu số. Người chụp hình: Peter ParksAFP/Getty Images

“Nhà cầm quyền đã kết luận cởi mởi không có tính thiết thực,” Raffaello Pantucci cho biết, ông là giám đốc về an ninh quốc tế của Royal United Services Institute ở Luân Đôn, nghiên cứu của ông nghiên về chống khủng bố cũng như các quan hệ của Tàu cộng với những quốc gia Tây Phương láng giềng. “Tàu cộng xuống tay rất là nặng nề ở vùng lãnh thổ Tân Cương.”

Đa số những người Hán mà tôi tiếp xúc ở Tân Cương có suy nghĩ giống như ông Cai rằng người Duy Ngô Nhĩ không trung thành. Họ bảo rằng họ ủng hộ chính sách hiện đại hóa vùng lãnh thổ này của Tập, họ vẽ lên một bức tranh rất lạc quan về những cơ hội làm giàu ở vùng tiền tuyến được bình định này — tuy nhiên rất khó phân biệt là họ nói thật tâm họ, hay chỉ lập lại tuyên truyền của Đảng Cộng Sản.

Khác với người Hán, sự sợ hãi khiến người Duy Ngô Nhĩ không nói gì cả. Họ thì thầm nói chuyện và sử dụng mật ngữ, khăng khăng rằng đời sống bình thường và nhanh chóng bỏ đi. Hai người Duy Ngô Nhĩ đang ăn thịt cừu và củ cải ở một nhà hàng bên ngoài Tân Cương đã cảnh báo tôi sẽ khó mà được trò chuyện với người Duy Ngô Nhĩ. Rất nhiều hàng xóm của họ ở quê nhà đã biến mất trong trại “cải tạo,” một ông nói.

Các máy ghi hình vượt nóc cổ thành. Nguồn: Bloomberg
Các máy ghi hình vượt nóc cổ thành. Nguồn: Bloomberg

Một người đàn ông Hồi Giáo đang cầu nguyện ở trạm xe lửa, bên ngoài Jiayuguan, ngoại vi Tân Cương. Nguồn: Bloomberg
Một người đàn ông Hồi Giáo đang cầu nguyện ở trạm xe lửa, bên ngoài Jiayuguan, ngoại vi Tân Cương. Nguồn: Bloomberg

Những hiện vật xấu xí Cộng Sản tính trưng bày ở Tổng Hành Dinh của Yema Group ở thủ đô Ô Lỗ Mộc Tề. Nguồn: Bloomberg
Những hiện vật xấu xí Cộng Sản tính trưng bày ở Tổng Hành Dinh của Yema Group ở thủ đô Ô Lỗ Mộc Tề. Nguồn: Bloomberg

Một du khách chụp hình với một người đàn ông Duy Ngô Nhĩ. Nguồn: Bloomberg
Một du khách chụp hình với một người đàn ông Duy Ngô Nhĩ. Nguồn: Bloomberg

Người Duy Ngô Nhĩ có lý do để sống trong sợ hãi thường xuyên. Lực lượng cảnh sát theo dõi họ có sự hiện diện rất trắng trợn. Họ luôn luôn sống trong sự sợ hãi bị bắt bất cứ lúc nào.

Cảnh sát tra vấn họ trên đường phố, bắt họ phải cho biết đang đi đâu và tại sao đi. Máy dò kim loại, máy nhận diện và kiểm tra giấy tờ là chuyện xảy ra thường xuyên. Máy ghi hình theo dõi được đặt ở khắp nơi, ngay cả trong những nơi vệ sinh công cộng. Trong một thánh đường Hồi Giáo, tôi đếm được 40 máy ghi hình.

Các thánh đường thường vắng lặng và tôi đã không bao giờ nghe lời kêu gọi cầu nguyện ở Tân Cương. Theo thời gian, những kẻ cầm quyền đã cấm “để râu bất thường,” tên tôn giáo cho con nít, nhịn ăn trong ngày lễ Ramadan và dự những tiệc cưới tưng bừng — là một trong nhiều phương cách mà nhà cầm quyền cố gắng kiểm soát tôn giáo, bao gồm Công Giáo.

Đọc thêm: Tàu cộng Đưa Nhân Viên Ngoại Giao Tham Quan ‘Các Trại Cải Tạo’ ở Tân Cương

Tôi đang ngồi trong toa xe lửa chật hạng ba đến Hotan, một vùng ốc đảo trong quá khứ đã nối Tàu và Ấn Độ, những cha mẹ người Duy Ngô Nhĩ ngưng trò chuyện và cúi đầu xuống khi cảnh sát đi vào. Và họ cũng ra lệnh cho con cái im lặng.

Không lâu, khoảng một tá đàn ông mặc đồng phục xanh và băng tay đỏ vào, lôi hành lý từ trên cao xuống và la hét ra lệnh.

“Lấy cái này xuống!”, “Mở ra!” “Cái gì đây?” Chúng lôi một cô gái trẻ người Duy Ngô Nhĩ vào toa khác để thẩm tra. Một đứa bé bắt đầu khóc.

Khi chúng tôi đến Hotan, tôi thuật lại cho một người đàn ông Duy Ngô Nhĩ chuyện vừa xảy ra.

“Ở đây, ba năm qua, ngày nào cũng vậy,” ông thận trọng nói. Một vài thành viên trong gia đình bị đưa vào các tập trung cho người Hồi Giáo, ông cho biết thêm, ở đó nguyên ngày họ phải học luật Tàu cộng.

Những cơ quan truyền thông quốc tế và những tổ chức phi lợi nhuận có đầy đủ chứng cứ về việc vi phạm tinh thần và thể xác trong các trại tập trung này, và Associated Press đã báo cáo rằng người Duy Ngô Nhĩ bị ép buộc phải khước từ đức tin Hồi Giáo của họ, xiển đương đảng và phải chịu tù cách ly. Những người bị bắt trước đây cho Human Rights Watch biết rằng họ bị bỏ tù không qua tòa án, bị còng và bị đánh đập.

“Họ bị giam ít nhất là hai năm, và nhiều người bị ba năm,” người đàn ông Duy Ngô Nhĩ cho tôi biết. “Năm thứ nhất và thứ nhì ông có thể chịu đựng được, như sau đó thì không.”

Bây giờ, cổ thành Kashgar đang bị đóng cửa. Nguồn: Bloomberg
Bây giờ, cổ thành Kashgar đang bị đóng cửa. Nguồn: Bloomberg

Tại thủ đô Ô Lỗ Mộc Tề, máy ghi hình, nhân viên và máy dò kim loại được sử dụng ở cổng vào chợ chính. Nguồn: Bloomberg
Tại thủ đô Ô Lỗ Mộc Tề, máy ghi hình, nhân viên và máy dò kim loại được sử dụng ở cổng vào chợ chính. Nguồn: Bloomberg

Tại thủ đô Ô Lỗ Mộc Tề, máy ghi hình, nhân viên và máy dò kim loại được sử dụng ở cổng vào chợ chính. Nguồn: Bloomberg
Tại thủ đô Ô Lỗ Mộc Tề, máy ghi hình, nhân viên và máy dò kim loại được sử dụng ở cổng vào chợ chính. Nguồn: Bloomberg

Nhân viên cửa hàng, nhiều người là Duy Ngô Nhĩ, cầm gậy dài thực tập chống lại những cuộc tấn công của người Duy Ngô Nhĩ. Nguồn: Bloomberg
Nhân viên cửa hàng, nhiều người là Duy Ngô Nhĩ, cầm gậy dài thực tập chống lại những cuộc tấn công của người Duy Ngô Nhĩ. Nguồn: Bloomberg

Trên nguyên tắc, Tân Cương cũng được tự do như những vùng khác ở Tàu cộng. Nhưng khi tôi đến Khorgas, một thành phố được dựng lên vào năm 2014 có biên giới với Kazakhstan, bốn cảnh viên với giáp trụ và súng dài tự động đã ra lệnh cho tôi rời xe. Một người ra lệnh cho tôi quỳ xuống đất và đã trút đồ trong túi của tôi ra. Ông ta chỉ vào một dụng cụ laser mà ông ta muốn khám xét kỹ lưỡng hơn.

Một người đàn ông trong áo khoát đen tham dự thẩm vấn cùng những cảnh sắt cảnh phục. Ông ta tự giới là “ông Li, một thương nhân địa phương.” Nhưng thẻ căn cước của ông ta là ông Wang, nhân viên của Bộ Nội An.

“Chúng tôi đã biết là ông đang đến,” ông ta vui vẻ nói.

Wang lấy điện thoại của tôi và xóa các hình chụp và hồ sơ, chuyện này đã xảy ra nhiều lần trong chuyến viếng thăm Tân Cương này của tôi. “Tôi xóa vì sự an toàn của ông thôi,” ông ta nói, trước khi đưa điện thoại của tôi cho một đồng nghiệp để ghi lại số nhận diện của điện thoại, có lẽ để tiện việc định vị tôi.

Wang và hai nhân viên tuyên truyền khác luôn luôn ở bên tôi. Họ chỉ những nơi đang được xây dựng và các khu triển lãm và ca ngợi những thành tựu của Tập, chỉ cho tôi một vật có tựa là “Tổ Quốc Tôi Tuyệt Vời.” Wang động viên tôi chụp hình, nhưng chỉ chụp những gì mang tính “tích cực.”

Đọc thêm: Kiến Trúc Sư của Các Trại Tập Trung của Tàu cộng cho Người Duy Ngô Nhĩ là Một Ngôi Sao Đang Lên Trong thời Tập

Tại một nhà hàng cô bồi bàn mặc áo giáp, tôi không biết tại sao: ở Khorgas hình như không có tội phạm hình sự. Các đồn cảnh sát luôn luôn có đèn chớp liên hồi và còi hụ liên tục.

Đến cuối cuộc viếng thăm Khorgas của tôi, Wang chào tôi tạm biệt. “Lúc nào ông cũng được chào đón ở đây,” ông ta nói. “Khi ông đến, tôi sẽ xuất hiện.”

Ở Kashgar, một ốc đảo Đường Tơ Lụa trước đây, tính cảnh sát toàn trị ở Tân Cương được hiển lộ rất rõ ràng. Cảnh sát tuần tra đường phố bằng đội hình ba người, mang khiên và gậy đen đầu nhọn. Quân đội tuần tra với vũ khí tự động và lưỡi lê trong vỏ.

Vô tình hay cố ý, thường dân người Hán góp phần vào nỗ lực của nhà cầm quyền làm tăng nỗi sợ hãi người Duy Ngô Nhĩ có thể tấn công bất cứ lúc nào. Những nhóm chủ cửa hàng trong thành phố thực tập với gậy gỗ. Trong các hàng thịt, những con dao được xích vào bàn, và cửa chính của các cửa hàng được rào lại vào ban đêm.

Có những lúc, sự theo dõi quá đáng lên đến điểm vô lý. Bảy nhân viên mật vụ được đặc phái theo dõi tôi ở Kashgar. Khi tôi hỏi tại sao lại cần số lượng đông như vậy, ông ta bác bỏ rằng không có ai theo dõi tôi cả.

“Ông bị hoang tưởng rồi,” ông ta nói.

Khorgas, địa điểm chiến lược của Nhất Đới Nhất Lộ, cố gắng thu hút doanh nghiệp thế giới bằng hình ảnh một thành phố hào nhoáng, an toàn. Nguồn: Bloomberg
Khorgas, địa điểm chiến lược của Nhất Đới Nhất Lộ, cố gắng thu hút doanh nghiệp thế giới bằng hình ảnh một thành phố hào nhoáng, an toàn. Nguồn: Bloomberg

Gần đó, cô bồi bàn mặc áo giáp khiến cho sự tuyên truyền gặp khó khăn. Nguồn: Bloomberg
Gần đó, cô bồi bàn mặc áo giáp khiến cho sự tuyên truyền gặp khó khăn. Nguồn: Bloomberg

...và bác thợ mộc phải xích dụng cụ của mình lại. Nguồn: Bloomberg
…và bác thợ mộc phải xích dụng cụ của mình lại. Nguồn: Bloomberg

...và nghệ sỹ đường phố phải vẽ phong cảnh đầy những máy ghi hình. Nguồn: Bloomberg
…và nghệ sỹ đường phố phải vẽ phong cảnh đầy những máy ghi hình. Nguồn: Bloomberg

Trong toàn cõi Tân Cương, trong tất cả các cuộc chuyện trò ai cũng sợ mình nói sai điều gì, ngay cả người Hán cũng sợ. Không làm sao biết được ai đang nói thật.

Một buổi chiều ở Hotan, khi mật vụ không theo dõi tôi, tôi thám hiểm một quán cà phê. Một phụ nữ trẻ người Hán tiến nhanh về phía tôi qua những máy dò kim loại tại lối ra vào. Khi thấy tôi là người ngoại quốc cô bật cười căng thẳng.

“Ông làm tôi sợ chết đi được!” “Tôi đã nghĩ ông là cảnh sát kiểm tra hệ thống an ninh của chúng tôi — và người bảo vệ của chúng tôi không có ở đây.” Nếu cảnh sát mà đến vào lúc này, “chúng tôi sẽ phải đi dự một buổi học về an ninh.”

Ở Tây Phương với môi trường tương tự như vậy dân chúng và doanh nghiệp sẽ bỏ đi hết. Ở Tân Cương thì khác, sự hiện diện của cảnh sát được xem là điểm mạnh và là sự tự hào đối với những người gốc Hán mới đến.

Không biết là có bao nhiêu người Hán di dân sang Tân Cương — thống kê hàng năm mới nhất có được, từ năm 2016, cho thấy số lượng người Hán giảm — số lượng du khách tăng. Tờ báo Nhật Báo Tàu cộng của nhà cầm quyền báo cáo rằng Tân Cương thu hút hơn 105 triệu du khách trong tám tháng đầu của 2016, gần bằng toàn năm 2017.

Một người đàn ông Hán có tên là Tian, ông ta từ Thượng Hải đến với người yêu của ông ta, bảo rằng ông không tưởng tượng được ông ta sẽ rời Tân Cương cho đến những ngày gần đây.

“Nhìn xem, ở đây cũng có cảnh sát,” ông ta nói trong khi ngắm nhìn những người Duy Ngô Nhĩ trong chợ. “Thực sự thì có hơi bất tiện nhưng họ đảm bảo cho sự an toàn của chúng tôi. Những kẻ khủng bố và những kẻ xấu xa không còn nơi nào để ẩn nấp.”

Lực lượng bán quân sự của Tàu cộng trong buổi tuyên thệ chống khủng bố ở Hotan 2017. Lực lượng đặc biệt này giám sát cảnh sát chính quy, và có sự hiện diện thường trực ở Tân Cương. Nguồn: STR/AFP/Getty Images
Lực lượng bán quân sự của Tàu cộng trong buổi tuyên thệ chống khủng bố ở Hotan 2017. Lực lượng đặc biệt này giám sát cảnh sát chính quy, và có sự hiện diện thường trực ở Tân Cương. Nguồn: STR/AFP/Getty Images

Các thành phố ở Tân Cương mướn cảnh sát không kịp. Thống kê chính thức cho thấy kinh phí an ninh của nhà cầm quyền địa phương tăng gần gấp đôi so với năm 2017. Từ Tháng Tám 2016 cho đến Tháng Bảy 2017 hơn 90,000 ( chín mươi ngàn ) việc làm liên quan đến an ninh được quảng cáo, theo một nghiên cứu được Jamestown Foundation xuất bản. Tân Cương có 21 phần trăm của tất cả các cuộc bắt bớ hình sự ở Tàu cộng vào năm 2017.

Rất nhiều người Hán có những câu chuyện về bạn bè của họ vừa tốt nghiệp đã đến vùng viễn tây này tìm việc làm. Ở Hotan, tôi gặp một phụ nữ 67 tuổi tên là Lu bà đến đây từ tỉnh Gansu một thập niên trước đây để tìm cuộc sống tốt hơn. Bây giờ những người con trai của bà có hai cửa hàng bán rượu.

“Lần đầu tiên chúng tôi đến đây, những người Duy Ngô Nhĩ bảo chúng tôi, ‘Đây là đất của chúng tôi, chúng tôi không muốn người Hán đến đây,’” bà ta nói. Bây giờ thì mọi chuyện đã thay đổi, và nhờ ơn Tập.

“Tôi rất thích ông ấy,” bà ta nói. “Bây giờ đã có rất nhiều người Hán ở đây và đây là nơi an toàn.”

Tuy nhiên, không có gì chứng minh rằng, việc nhà cầm quyền đầu tư khủng khiếp vào vùng này cộng với sự hiện của cảnh sát thúc đẩy phép màu kinh tế mà Tàu cộng đã dự đoán cho vùng này.

Tăng trưởng kinh tế của Tân Cương chậm lại vào mức 5.3 phần trăm vào tam cá nguyệt thứ ba của năm rồi, trong khi đó ở năm trước cùng giai đoạn tăng trưởng là 7.6 phần trăm, theo số liệu của nhà cầm quyền. Tăng trưởng được đôn lên do đầu tư vào tài sản cố định, đầu tư này tăng 20 phần trăm năm 2017 và sẽ tăng nữa cám ơn nhà cầm quyền đổ tiền vào vùng này.

Các công ty không ồ ạt kéo vào vùng này. Đầu tư nước ngoài trực tiếp ( FDI ) vào Tân Cương rớt hơn 40 phần trăm so sánh cùng năm trong 11 tháng của 2016, theo thống kê mới nhất được xuất bản từ cơ quan thống kê địa phương. Nắm đó FDI đóng góp khoảng 0.4 phần trăm vào kinh tế Tân Cương, khoảng một phần ba so với trung bình toàn quốc.

Xem nhanh: ‘Dự Án Thế Kỷ,’ Nhất Đới Nhất Lộ của Tàu cộng

“Đây là một trong những trở ngại trọng yếu với khái niệm Nhất Đới Nhất Lộ,” Jonathan Hillman cho biết ý kiến, ông là cựu nhân viên thương mại của Hoa Kỳ, bây giờ đứng đầu Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế Nối Kết Châu Á. “Nếu họ muốn quảng bá vận chuyển hàng hóa và nhân lực và thông tin, sự hiện diện nặng nề của cảnh sát là hoàn toàn trái ngược với sự quảng bá đó. Họ phải chịu mất một số sự kiểm soát.”

Không có bằng chứng là Tập buông kiểm soát. Một vài phương pháp được áp dụng ở Tân Cương bây giờ được áp dụng tràn lan ở các thành phố khác. Một lực lượng chống khủng bố từ thuộc địa Hồng Kông cũ của Anh Cát Lợi vừa viếng thăm Tân Cương để học hỏi phương pháp bảo an của nhà cầm quyền địa phương, tờ South China Morning Post cho biết. Vùng Ningxia lân cận cũng vừa ký một thỏa thuận hợp tác học hỏi nhà cầm quyền Tân Cương về an ninh chống khủng bố hòng xiểng dương “xã hội thịnh trị.”

Một vài người Duy Ngô Nhĩ chọn giải pháp dễ dàng là tham gia vào Đảng Cộng Sản hơn là chống nó: có thể phân nữa những mật vụ và nhân viên tuyên truyền theo dõi tôi ở những thành phố tôi viếng thăm là người Duy Ngô Nhĩ.

Mật vụ thường phục và nhân viên an ninh đồng phục hòa trộn cùng khách du lịch vào lúc mở cửa cổng thành Kashgar. Nguồn: Bloomberg
Mật vụ thường phục và nhân viên an ninh đồng phục hòa trộn cùng khách du lịch vào lúc mở cửa cổng thành Kashgar. Nguồn: Bloomberg

Trong đêm sau cùng trước khi tôi trở lại Bắc Kinh, tôi gặp đôi tình nhân Duy Ngô Nhĩ là hiện thân của nỗi đau khổ mà nhiều người đang đối mặt duy trì bản sắc dân tộc mình và thành công trong xã hội Tàu cộng dưới thời Tập.

Đó là một khoảnh khắc hiếm hoi khi tôi không bị theo dõi, chúng tôi trò chuyện bên bia nóng và thuốc lá. Dù cả hai người đều làm việc cho công ty của nhà cầm quyền, nhưng cũng như tất cả những người Duy Ngô Nhĩ khác họ cũng thể bị đưa vào trại tập trung bất cứ lúc nào.

“Tất cả những người Duy Ngô Nhĩ sợ rằng nếu mình làm bất cứ chuyện gì đều cũng sẽ bị bắt,” người đàn ông nói. Nhưng rồi ông cũng bảo vệ chế độ cầm quyền của Tập: “Thật ra, những người trong trại tập trung đã có thể bị xử tử hết rồi, nhưng họ được cho cơ hội thứ hai.”

Cô người yêu của ông nói rằng cô tức giận khi những người Duy Ngô Nhĩ bị khám xét trước khi họ có thể bước vào tòa nhà nơi làm việc.

“Một vấn đề lớn lao,” cô nói. “Khi họ khám xét chúng tôi cảm thấy bất an. Giống như là chúng tôi bị kết tội gì đó.”

Và cô, ngay cô, cũng cảnh giác. Giống như một học trò ngoan ngoãn, cô đổi giọng hùa theo Tập.

“Sự kiện họ bị đưa vào đó chứng tỏ họ bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ cực đoan,” cô phát biểu. “Họ không được giáo dục đàng hoàng — và họ cần phải được giáo dục lại.”

— Hoàn tất với trợ giúp của Kamran Haider, Ismail Dilawar, Hannah Dormido, và Adrian Leung.

Peter Martin, 25/01/2019.

27/01/2019.

Người Châu Âu và tiếng Anh…

Thấy cái bà tiến sỹ quặt quặt quẹo quẹo dọa Châu Âu không sử dụng tiếng Anh trong tương lai… nghe buồn quá trời!

— Kể lại quý vị nghe một vài tiếp xúc với người Châu Âu và tiếng Anh.

1. Hồi xưa lắm, tôi mê một cô người Úc như điếu đổ, đến nhà cô thì biết mẹ cô là người Áo, cha cô là người Đức — bây giờ thì hai vị ấy chắc cũng đã giữa giữa 70 rồi: hai ông bà nói tiếng Anh nghe không nổi, dù ở Úc cũng đã mấy chục năm.

2. Mấy năm đầu tiên đi làm, tôi chạy vòng vòng, nên gặp nhiều người mới. Ở hai công ty kia, tôi được tiếp xúc với hai người ở Hòa Lan sang làm việc, họ cũng trạc tuổi tôi, có nghĩa là bây giờ khoảng ngoài 20 ( hai mưới ) chút: tiếng Anh không thua người Úc. Có nghĩa là giỏi hơn tôi khoảng 100 ( một trăm ) lần.

3. Gần nhà tôi đang ở bây giờ, xưa có ông cụ người Đức, ông di cư sang Úc sau Đệ Nhị Thế Chiến, ông mất mấy năm trước, ngoài 80 — ông nói tiếng Anh nghe không hiểu!

4. Mấy năm trước có gặp một gia đình người Đức ở Thái Lan, ông bà ngoài 50, nói tiếng Anh giọng rất nặng, mấy người con thì khỏi chê.

5. Nói chuyện với anh Vien Van Le ở Na Uy, anh nói tiếng Anh rất chuẩn. Và dĩ nhiên anh biết tiếng Na Uy.

6. Khoảng Tháng Bảy, 2018, gia đình chị Tường Uyên có sang Melbourne chơi. Tiếng Hòa Lan của chị Uyên như người bản xứ rồi. Tiếng Việt có thể còn hơn chúng ta. Tiếng Anh rất giỏi.

Hai người con của chị và người con rễ, họ nói tiếng Anh hoàn hảo!

Trong Đài Chiến Sỹ Trận Vong, chị trò chuyện với vị cựu chiến binh người Úc, ông kể thời trai trẻ, khoảng 40 ( bốn mươi ) năm trước, ông có sang Hòa Lan, lạc đường, hỏi một ông Hòa Lan bản xứ, ông này rất vui mừng giúp đỡ một người nói tiếng Anh, vì ông bảo ông có cơ hội thực tập tiếng Anh.

Chị Uyên cười trả lời: “We don’t do that anymore…”

Nghĩa là: bây giờ người Hòa Lan không còn cần thực tập tiếng Anh nữa, có nghĩa là họ đã nói được tiếng Anh lưu loát.

*
* *

Thật sự tôi không hiểu làm sao người Châu Âu và người Việt ở Châu Âu có thể học tiếng Anh và đạt đến hoàn hảo ( người trẻ tuổi bây giờ ) như vậy? Tôi ở Úc, sử dụng tiếng Anh mấy chục năm, đi làm toàn sử dụng tiếng Anh nhưng thật sự mà nói, tôi không tự tin lắm. Nói chuyện vẫn còn lạng quạng, trong khi đó những người Châu Âu tôi tiếp xúc, họ nói tiếng Anh bình thản như tôi nói tiếng Việt!

Cái gì đã thành thói quen truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thì không có lý do gì mà họ bỏ ngang xương.

Không nghiên cứu kỹ càng, nhưng dựa trên những quan sát thực tế, rõ ràng người Châu Âu đã đặt mục tiêu học tiếng Anh thành một quốc sách.

— Với kết quả họ đã đạt được hôm nay, chắc chắn không gì lý do gì mà họ bỏ ngang.

*
* *

Ở Đông Nam Á, người Mã Lai cũng đã đặt tiếng Anh vào chính sách giáo dục của họ.

Việt Nam Mới bắt buộc phải đưa tiếng Anh vào chính sách giáo dục: tiếng Anh phải là ngoại ngữ thứ nhất và là ngôn ngữ thứ hai.

— Chỉ vậy, toàn dân mới có thể dễ dàng tiếp xúc với kho kiến thức vĩ đại của nhân loại.

22/12/2018.

Dấu “sắc/sắt”, “huyền”, “hỏi”, “ngã”, “nặng” và độc âm có hai nguyên âm.

Thí dụ của “độc âm”: thủy, hóa, Việt, nam v.v… Hay theo giáo sư Thompson [1] là “morpheme”. Chữ / từ ( word ) “Việt Nam” có hai “morphemes”.

Nguyên âm là “vowel”, nguyên âm là các ký tự “a”, “e”, “i”, “o”, “u” v.v…

— Độc âm “hóa” gồm phụ âm “h”, hai nguyên âm “o” và “a” và dấu “sắc/sắt” ( hình như là “sắc” chứ không phải “sắt”. )

"Hoá" / "Hóa": đầu cua tai nheo!
“Hoá” / “Hóa”: đầu cua tai nheo!

VẤN ĐỀ:

Trong tất cả các sách vỡ tiếng Việt trước 1975 xuất bản ở Miền Nam, và ở hải ngoại trước khi bị tụi ngụy cộng sản tràn ngập:

— Với một độc âm có hai nguyên âm, thì các dấu “sắc/sắt”, “huyền”, “hỏi”, “ngã”, “nặng” đều được viết ở trên nguyên âm thứ nhất.

Thí dụ:

1. Với độc âm “hóa”, thì dấu “sắc/sắt” ở trên nguyên âm thứ nhất “o”.

2. Tương tự: “thủy”, “hỏa” v.v…

Thiên hạ, bắt đầu với tụi ngụy cộng sản, đang thay đổi cách viết này!

Ngụy cộng:

— Bỏ dấu ở trên nguyên âm thứ nhì!

Thí dụ: “hoá”, “thuỷ”, “hoả” v.v…

MÀ HÌNH NHƯ CŨNG CHƯA ĐẠT ĐƯỢC SỰ NHẤT QUÁN: xem hình đính kèm:

— Ngụy cộng tự vả vào mặt!

Một cái thứ được gọi là “đại học” ở ngay thủ đô ( lúc nào ngụy cộng cũng tự hào là văn minh lịch duyệt! ) đầu cua tai nheo!

ĐIỀU NÀY GỢI Ý RẰNG: kẻ nào bày vẻ cái kiểu đánh vần quái dị này không có một nền tảng lý thuyết đủ mạnh để bảo vệ cho sự thay đổi này!

Tôi không nhớ rõ, nhưng hình như trong một bài viết của bác sỹ Yên Cư Trần Đại Sỹ, ông có một chú thích nhỏ về cái kiểu đánh vần này — đại khái:

— Bỏ dấu trên nguyên âm thứ nhì phù hợp với cách phát âm.

*
* *

Chữ Quốc Ngữ còn gặp nhiều khó khăn. Thí dụ, xuyên thế hệ, chúng ta lâu lâu nổi hứng là mang “xử dụng” và “sử dụng” ra choảng nhau:

— Các cụ tìm nguồn gốc chữ Việt Nho để giải thích sự khác nhau giữa “xử” và “sử”!

Cái cách giải thích này chỉ có các cụ rung đùi đắc ý hiểu với nhau! Chữ Việt Nho chỉ còn giá trị tinh thần cho dòng Lạc Việt. Cái giá trị thực dụng của nó không còn nữa. Và chắc chắn người Việt Nam sẽ không bao giờ quay về với chữ Việt Nho.

Chữ Quốc Ngữ là tương lai của Việt Nam.

Do vậy, chúng ta cần phải phát triển những phương pháp mới để giúp với các vấn đề chính tả rắc rối như: dấu hỏi, dấu ngã; có “g” hay không có “g”; ký tự cuối là “c” hay “t”; và các vấn đề khác.

Cái kiểu chỉnh sửa nữa mùa tùy thích kiểu như “văn hoá”; hay thay “y” bằng “i” ( nước Mĩ, bác sĩ v.v… ) trông nó ngu si kệch cỡm và không giúp phát triển được Quốc Ngữ.

Đừng mất công vô ích với những cái trò tủn mũn đó.


[1] L.C. Thompson, A Vietnamese Reference Grammar, Mon-Khmer Studies XIII-XIV A Journal of Southeast Asian Philology. University of Hawaii Press, 1987. Orginally published in 1965 as A Vietnamese Grammar.

13/12/2018.

Dùng Việt Ngữ trong ngành Ngân Hàng

Lời Người Đăng: đây là chương XXX trong “Hồi Ký Nguyễn Tấn Đời“, tác giả xuất bản và giữ bản quyền, Canada, Montreal, Mùa Xuân 1988, U.S.A., Orlando, Mùa Xuân 1988.

Miền Nam Việt Nam, 1970, ngôn ngữ của ngành ngân hàng là tiếng Pháp. Nhà tư sản Nguyễn Tấn Đời đã đề nghị và bằng “thủ đoạn” đã ép được ngành này chuyển sang sử dụng tiếng Việt và chữ Quốc Ngữ.

Cho nên, cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ việc áp dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai cho người Việt và các tiếng Châu Âu là ngôn ngữ thứ ba, thứ tư v.v… Nhưng tôi cực lực phản đối bỏ chữ Quốc Ngữ.

Bản sắc của một quốc gia ( National Identity ), phần quan trọng là ngôn ngữ và chữ viết.

Nhà tư sản Nguyễn Tấn Đời
Nhà tư sản Nguyễn Tấn Đời

Đa số cấp điều khiển ngân hàng ở Việt Nam, trước kia được đào tạo bởi Banque de L’Indochine gọi là Đông Dương Ngân Hàng, nên cũng dễ hiểu và thông cảm, sau này dù được độc lập mà các ngân hàng Pháp và các chuyên viên Pháp còn được vị nể cũng thường tình.

Bởi vậy Hiệp Hội Ngân Hàng Việt Nam được điều khiển do Tổng Thư Ký Pháp Kiều Bravard, là Tổng Giám Đốc Pháp Á Ngân Hàng, nên mọi công văn điều là Pháp văn, họp hội dùng toàn Pháp ngữ.

Trong phiên họp thường niên 1970 của Ngân Hàng Quốc Gia, tất cả các ngân hàng đều được mời để nghe Ngân Hàng Quốc Gia cho biết kết quả và tình hình chung của ngân hàng trong năm vừa qua, và đặt mục tiêu cho năm tới.

Bấy lâu nay tôi bị lép vế trong việc bàn cãi bằng Pháp ngữ, cũng như những ngân hàng khác, không thuộc ảnh hưởng Pháp, thừa dịp này tôi xin phát biểu ý kiến:

Kính thưa ông Thống Đốc,
Kính thưa quý vị Chủ Tịch và Tổng Giám Đốc.

“Quốc gia Việt Nam đã được độc lập, và tất cả công văn của Chánh Phủ đều dùng Việt ngữ từ lâu, ngoại trừ ngành ngân hàng chưa được “Việt ngữ hóa”, tôi yêu cầu đầu năm nay tiếng Việt phải được dùng lúc hội họp, dùng Việt ngữ trong ngành ngân hàng, tôi nhấn mạnh, yêu cầu này có tánh cách lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam, tôi xin được ghi vào biên bản đề nghị này, và ý kiến của mọi người…”

Phòng họp bắt đầu nhôn nhau, ồn ào không sao tả xiết, người này bỏ ghế đến phụ nhỉ người kia, như bầy ong vỡ ổ, tôi chỉ còn biết nhìn quang cảnh đó mà cười thầm.

Ông Chủ Tịch Hiệp Hội Ngân Hàng Việt Nam chống đối rằng:

Ngành ngân hàng chưa thể dùng tiếng Việt được, vì mình chưa có danh từ kỹ thuật, và chúng ta chưa có Hàn Lâm Viện, hơn nữa chúng ta đang làm việc trôi chảy, tại sao phải thay đổi, làm trở ngại sự hoạt động, và còn làm khó khăn việc giao thiệp với ngoại quốc.

Tôi đáp: lý do của ông Chủ Tịch vừa viện dẫn không được chánh đáng, nếu chúng ta có thiện chí và quyết tâm vì quốc gia Việt Nam thì việc gì mà không thể làm được.

Ông chủ tịch: ông Đời, xin ông biết rằng, ở đây ngân hàng ngoại quốc là đa số, không nên vì tự ái mà gây khó khăn cho họ, mà họ đã góp công không ít cho nền kinh tế tài chánh Việt Nam.

Đáp: tôi xin lưu ý ông Chủ Tịch, đa số ngân hàng ngoại quốc ở đây đều thạo Anh ngữ, chỉ có Pháp Á Ngân Hàng và một số rất ít thạo Pháp ngữ, và nếu vì quyền lợi quốc gia Việt Nam, mà ông Chủ Tịch cho rằng tự ái cũng được, nếu thật sự khó khăn cho họ lúc đầu đi nữa, thì họ phải chấp nhận, để tỏ ra họ biết trọng chủ quyền của dân tộc ta, được như vậy mới công bằng, với tất cả ngân hàng ngoại quốc đang sanh hoạt ở Việt Nam.

Ông Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia ngồi im để nghe, ông rất khôn ngoan và tế nhị, khi nhìn thấy hai lập trường đối chọi, như nước với lửa, khó mà hòa hợp nên ông xin gác việc này vào dịp khác, sẽ bàn lại.

Dứt phiên họp tôi ra về mà lòng buồn và ngao ngán sự đời, vì cô đơn tôi phải đương đầu với đa số ngân hàng có thể lực.

Nhưng lòng tôi đã quyết tiến lên, tiến xa khỏi tầm tay của họ, để tôi không còn bị họ đánh đòn hội chợ, với chủ thuyết “chánh truyền”, thì tôi phải tìm ra lối đi cho đến đích, để tự giải cứu.

Tôi tự nghĩ, hành động vì quyền lợi, danh dự chung của người Việt Nam, chớ không phải riêng tôi, sẽ không cô đơn, nếu tôi khéo léo kéo dân chúng và báo chí nhập cuộc, quả đúng như tôi đã dự liệu… Sau khi tung tin cuộc họp hôm ấy, báo chí nắm được cơ hội tốt làm ầm lên, dân chúng rầm rộ ủng hộ lập trường của Tín Nghĩa Ngân Hàng.

Ông Thống Đốc thừa dịp mời tái họp, bàn cải soạn thảo rồi ba tháng sau áp dụng, dùng Việt ngữ trong ngành ngân hàng.

PHẢI CHĂNG TỔ TIÊN CHÚNG TA LÀ NGƯỜI GAULOIS? ( * )

Trong dịp này, tôi hồi tưởng lại lúc còn là sinh viên, chúng tôi chỉ được giảng dạy học về Sử Ký Pháp mà thôi, tôi không hề quên một câu bất hủ: “tổ tiên chúng ta là người Gaulois”? Tất cả sự dạy dỗ, huấn luyện đều hướng về các tư tưởng trung kiên phục vụ và đề cao người Pháp và nước Pháp.

Dưới sự đô hộ của Pháp đã gây cho xã hội Việt Nam của chúng ta, một thứ tư tưởng đi có một chiều thật là nguy hiểm.

Phần đông ta xem nước Pháp là rún của vũ trụ, được sang Pháp, được du học ở Pháp, là một hãnh diện thật to lớn. Đến lúc Miền Nam Việt Nam bị sụp đổ, chúng ta bỏ nước ra đi khắp năm châu, ta mới có dịp nhìn trung thực, so sánh, nhận định để biết rõ sự thật. Lúc bấy giờ mới vỡ lẽ ra, ý tưởng trước kia là sai lầm ngớ ngẩn ví như ếch ngồi đáy giếng vậy.

Bởi sự lầm lạc to lớn làm thiên lệch phán đoán của mọi người, vì lúc học ở trường đã bị nhồi sọ, nên đã ăn sâu vào đầu óc họ, biến thành một khối cứng chắc, thành ra bất di bất dịch, rồi dầu cho lý tưởng có chánh đáng cách nào, cũng không thể được họ chấp thuận.

Huống chi sau khi ra trường họ không có môi trường nào khác hơn là được đào luyện, thực hành với những chuyên môn, kỹ thuật đặc quyền của Pháp, nên họ vô tình thành một chiến sĩ cuồng nhiệt mà không hay biết.

Biết và kịp nghĩ như vậy, tuy tôi có buồn lòng , nhưng tôi không đổ tội cho họ quá thiên kiến, mà xem họ như một nạn nhân đáng thương của một thời kỳ bị lệ thuộc về văn hóa, kinh tế, xã hội của kẻ đô hộ để cai trị, và họ chỉ được dạy dỗ, gò bó, nhồi sọ nên đã phải tin tưởng thái quá thành ra “tính ngưỡng” rồi đi đến “mê tín” không còn xa nữa.

Bởi vậy, dầu tôi bị chống đối và hạ nhục của họ, tôi cũng không giận hoặc thù oán mà chỉ làm nung chí tôi, phải làm cách nào cho được thành công để chứng minh sự thật, hầu kéo họ về lý tưởng chánh đáng và thật tế.

Nghĩ rằng một ý tưởng được đa số tín ngưỡng là một sức mạnh phi thường, mà họ là đa số, nên tôi tự biết rằng không thể dùng lý lẽ nào đánh đổ nỗi. Trừ khi tôi dám hành động, cách nào cho họ hoài nghi sự tin tưởng vu vơ như thế, để họ không còn làm chủ được lý tưởng đó nữa, để họ tự nhận thức rõ, họ hết đường ngụy luận, che chở, chừng ấy chắc họ sẽ chịu theo từ từ một cách bẽn lẽn, không còn phủ nhận mà cũng không dám công nhận.

Dự đoán của tôi đã được thành công, nên sau này sự chống đối với tôi càng ngày càng bớt dần mà họ đã âm thầm làm y theo tôi, làm cho tôi rất sung sướng khi nghĩ đến và cảm tạ Ơn Trên đã giúp tôi kéo được họ về tư tưởng quốc gia dân tộc.

Hoàn cảnh xã hội ta đã bị ảnh hưởng sâu nặng, mãnh liệt như thế đó, những điều họ cho là phải hay giống, là những tư tưởng lý thuyết của phe nhóm của họ đưa ra, họ không cãi lại, họ tin tưởng nó như một tín điều thiêng liêng bất khả xâm phạm.

Thật vậy, nếu người nào không nhận ý tưởng của nhóm mình, thì không thể sống ở trong nhóm đó được nữa. Ở đời ai cũng phải có một lý tưởng để làm phương châm cho hành động hàng ngày của mình, nhưng ai cũng có quyền có một tín ngưỡng cả, nhưng không nên tín ngưỡng thái quá mà thành ra “mê tín”.

Tin tưởng đạo Phật đâu phải là ta không để ý đến đạo khác.

Đọc một tờ báo cùng một tư tưởng không có nghĩa là không đọc các tờ báo khác tư tưởng. Nếu không, thì óc thiên kiến, bảo thủ ấy đã làm cho tư tưởng ta trở thành một chiến sĩ cuồng nhiệt, như bị nhốt trong một cái lòng che kín, không còn tự do thấy được bên ngoài, để biết sự thật được nữa, thì sẽ nếm và mê mùi chủ quan vậy.

Phàm giữa người với người có khác nhau, giá trị hơn nhau là nơi “Tư Tưởng”. Thói thường thiên hạ cho rằng kẻ trí thức, người thất học đến đâu cũng do tư tưởng mà phân cao thấp. Tư tưởng sai sẽ làm hại cho gia đình, cho xã hội, cho đất nước.

Người thiếu khả năng có một tư tưởng đúng là người sống với thói quen, vì sơ khởi họ đã học lầm, bị đầu độc bởi các lực lượng mạnh bạo, chánh trị, đảng phái, phe đảng, kinh tế. Họ sống như cục bột, chỉ đợi sự chỉ huy của kẻ khác. Trí thức, khoa bảng nếu người có tư tưởng vững chắc thì là bậc “Anh Minh” lỗi lạc, hữu ích cho quốc gia, dân tộc, bằng trái lại là con mọt sách đục khoét làm hại cho quốc gia, dân tộc.

Nhưng phần đông ở đời, một khi đã tin tưởng rồi thì, dầu cho gặp tư tưởng đối địch hợp lý, họ cũng pha lờ, bỏ qua dùng đủ thiên phương, bách kế để che đậy, bào chữa, ngụy luận, đến khi nào làm được cho họ phải hoài nghi, thấy sự thật hiển nhiên, được nhiều người công nhận, rồi họ mới chịu âm thầm từ từ biến đổi.

26/09/2018.

Chú Thích của Người Đăng:

( * ) “Tổ tiên chúng ta là người Gaulois“: Nos ancêtres étaient des Gaulois. Cụ Nguyễn Hiến Lê cũng có nhắc đến câu này, không chấp nhận. Nhưng cụ phản ứng có mềm mỏng hơn.