Về quân số 200,000 ( hai trăm ngàn ) của Tôn Sĩ Nghị trong cuộc xâm lăng Đại Việt 1788.

Vấn đề quân số của Tôn Sĩ Nghị, toàn quyền Lưỡng Quảng trong cuộc xâm lăng Đại Việt 1788 tôi đã bàn trong Về quân số của Tôn Sĩ Nghị ( Sun Shiyi ) toàn quyền Quảng Đông Quảng Tây trong cuộc xâm lăng Đại Việt 1788.

Tuy nhiên trong bài viết đó tôi chỉ đưa ra những suy nghĩ hòng tìm hiểu thêm, chứ không có được kết luận gì. Và nghi ngờ của ông Gia Kiểng vẫn hoàn toàn hợp lý.

Rải rác trong Jack Weatherford. Genghis Khan and the making of the Modern World. Crown Publishing Group, New York, 2004, có những thông tin về dân số của Tàu trong các thế kỷ trước đó, và quân số trong các đội quân của Tàu và lân quốc, qua đó tôi nghĩ rằng con số hai trăm ngàn ( 200,000 ) quân của Tôn Sĩ Nghị không phải là con số quá to lớn.

Để tiện theo dõi, tôi chỉ trích dẫn những con số liên quan. Những trích đoạn nguyên bản tiếng Anh liên quan được đính kèm ở cuối bài viết này.

Trang 84, 85 chép rằng, vào thế kỷ XIII, vùng lãnh thổ phía Nam của Mông Cổ, bây giờ đã bị Tàu chiếm có khoảng 50 ( năm mươi ) triệu dân. Trong khi đó nhà Tống, kinh đô ở Hàng Châu, cai trị khoảng 60 ( sáu mươi ) triệu dân ở miền Nam nước Tàu. Đế Quốc Tây Hạ ( Tangut ) ở phía Tây của Nam Mông Cổ, Jack Weatherford không cho biết dân số là bao nhiêu, nhưng vào khoảng năm 1209, khi Thành Cát Tư Hãn xâm lăng đế quốc này, quân đội của họ có khoảng 150,000 ( một trăm năm chục ngàn ) quân: gấp đôi số quân của Mông Cổ. Lãnh thổ của Đế Quốc Tây Hạ bây giờ là tỉnh Cam Túc của Tàu +phỉ.

Sau khi đã thâu tóm được những quốc gia và những chủng người xung quanh Mông Cổ như Tây Hạ, Duy Ngô Nhĩ, Khiết Đan và một phần của nước Tàu-Tống. Thành Cát Tư Hãn bắt đầu xâm lăng Ba Tư vào năm 1219.

Trang 110, 111 chép, khi xâm lăng các thành phố của đế quốc Khwarizm, Ba Tư, Thành Cát Tư Hãn có khoảng 100,000 ( một trăm ngàn ) đến 125,000 ( một trăm hai mươi lăm ngàn ) khinh kỵ quân, cùng với đám chư hầu Duy Ngô Nhĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, các bác sỹ Tàu, cùng ( các kỹ sư ) công binh; đội quân xâm lăng của Mông Cổ lên đến khoảng 150,000 ( một trăm năm chục ngàn ) đến 200,000 ( hai trăm ngàn ) quân. Trong khi đó, quốc vương Khwarizm có khoảng 400,000 ( bốn trăm ngàn ) quân.

Đại dịch “Black Death” hay “Chết Đen” — vì khi chết da bị bầm đen — của thế kỷ XIII, XIV đã giết một số lượng dân số khổng lồ ở nước Tàu.

Trang 243 viết, vào năm 1331, các nhà chép sử biên niên cho biết khoảng 90 ( chín mươi ) phần trăm dân số của tỉnh Hà Bắc đã tử vong. Đến 1351, toàn nước Tàu được cho là có khoảng phân nữa đến hai phần ba dân số đã tử vong vì đại dịch “Chết Đen“. Vào khoảng đầu thế kỷ thứ XIII, toàn quốc Tàu có khoảng 123 ( một trăm hai mươi ba ) triệu người, nhưng đến cuối thế kỷ thứ XIV dân số chỉ còn lại khoảng 65 ( sáu mươi lăm ) triệu.

Nước Tàu đã được mở rộng gấp năm lần sau khi bị Mông Cổ chiếm đóng và thành lập nhà Nguyên. Xin xem Di sản của Hốt Tất Liệt cho quốc gia Tàu: một nước Tàu rộng lớn gấp năm lần!

Từ thế kỷ XIV đến XVIII là 400 ( bốn trăm ) năm, với 65 ( sáu mươi lăm ) triệu dân, không biết trong bốn trăm năm, đến đời nhà Thanh, dân số là bao nhiêu, nhưng chắc chắn phải gấp đôi, gấp ba sáu mươi lăm triệu.

Với cái số lượng dân số đó, thì chắc để huy động một đội quân hai trăm ngàn ( 200,000 ) xâm lăng Đại Việt dưới thời nhà Thanh chắc chắn không phải là điều không tưởng!

Con số hai trăm ngàn quân của Tôn Sĩ Nghị chắc là con số thật.

Sẽ bổ túc nữa, nếu tìm được những dữ liệu mới.

28/05/2020.

❀❀❀

Nguyên văn tiếng Anh các trích đoạn trong Jack Weatherford. Genghis Khan and the making of the Modern World. Crown Publishing Group, New York, 2004

Trang 84-85:

In the thirteenth century, the area South of Mongolia now occupied by China consisted of many independent states and kingdoms containing perhaps a third of the world population. With some 50 million people, the Jurched kingdom was only the second largest of the many kingdoms occupying the territory now included in modern China. The largest and most important territory was under the administration of the Sung dynasty, heir to centuries of Chinese civilization, based in Hangzhou and ruling some 60 million people in southern China. A string of nomadic buffer states separated the Mongolian plateau from the Sung, each buffer state consisting of a hybrid of argicultural and grazing regions ruled over by a former nomandic tribe that had conquered and settled among its subjects in order to more efficiently exploit them. Frequently, a new tribe emerged from the steppes to displace the older tribe that has grown weak and dissipated from several generations of soft city life. In a long-established cycle, a nomandic army swept down from the steppe, conquered the peasants and cities to the south, created a new dynasty, and, after a few years, fell to the attack of another marauding tribe. Although the identities of the ruling tribe changed from century to century, the system had already been in place for thousand of years.

To the west of the Jurched were the kingdoms of the Tangut, then the Uighur, and finally, in the Tian Shan mounts, the Black Khitan. The Uighur had already made their committment to Genghis Khan, and, in what seemed to be a practice war, he had recently subdued the Tangut. The conquest of the Tangut took place through a series of raids between 1207 and 1209. The campaign was like a thorough dress rehearsal of the coming battle against the much stronger Jurched, complete with crossing the Gobi. The Tangut, a Tibetan people who had created an empire of farmers and herders along the upper reaches of the Yellow River in what is the modern Gansu Province in China, occupied a weak link along the line of oases in the interior desert that controlled the flow of trade goods from the Muslim West to the Chinese East. The routes stretched like thin, delicate ribbons across the deserts of the interior and provided the only links, albeit fragile ones, between the great civilizations of the East and the West. The Tangut raids had spurred Genghis Khan to learn a new type of warfare against walled cites, moats, and fortresses. Not only were the Tangut well fortified, but they had some 150,000 soldiers, nearly twice the size of the army of Genghis Khan brought with him.

Trang 110-111:

When Genghis Khan dropped down on the cities of Khwarizm, he commanded an army of about 100,000 to 125,000 horsemen, supplemented by Uighur and other Turkic allies, a corps of Chinese doctors, and engineers for a total of 150,000 to 200,000 men. By comparison, the Khwarizm ruler had some 400,000 men under arms across his empire, and they were fighting with the home advantage of their own territory.

Trang 243:

In 1331, chroniclers recorded that 90 percent of the people of Hopei Province died. By 1351, China had reportedly lost between one-half and two-third of its population to the plague. The country had included some 123 millions inhabitants at the beginning of the thirteenth century, but by the end of the fourteenth century the population dropped to as low as 65 million.

Lòng dân: từ cụ Ngô Thời Nhậm đến Tướng độc nhãn Do Thái Moshe Dayan…

Giặc Mãn Thanh Tôn Sỹ Nghị vào Thăng Long như chỗ không người.

Cụ Nguyễn Văn Dụng bàn: hãy noi gương Thánh Tổ Lê Lợi thuở trước, đánh du kích. Cụ Ngô Thời Nhậm bảo không được, vì giặc Minh tàn ngược, ai cũng căm thù chúng: lòng dân đã thuận cùng Lam Sơn. Bây giờ cựu thần nhà Lê còn trốn nhiều lắm, giặc Thanh sang, thế nào cũng kêu dân theo giặc mà đánh lại Tây Sơn, nên kế hay nhất là bỏ chạy. Cụ Ngô Văn Sở bảo, giặc vào không đánh mà bỏ chạy thì đáng tội chết. Cụ Ngô Thời Nhậm luận, dụng binh, tiến, thoái là lẽ thường. Lòng dân Bắc Hà chưa thuận, phải để cho họ nếm mùi tàn ác của giặc Thanh rồi đánh cũng chưa muộn.

Xem trích đoạn cuộc đối thoại của các cụ ở đây.

✺✺✺

Tướng độc nhãn Do Thái Moshe Dayan thăm Việt Nam Cộng Hòa năm 1966.
Tướng độc nhãn Do Thái Moshe Dayan thăm Việt Nam Cộng Hòa năm 1966.

Tháng Bảy, 1966, có nghĩa là gần ba ( 3 ) năm sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu bị hạ sát, Tướng độc nhãn Do Thái Moshe Dayan sang thăm ( chiến trường ) Việt Nam Cộng Hòa. Ông đã có tham gia hành quân, không đơn thuần là cuộc viếng thăm kiểu cưỡi ngựa xem hoa. Trước khi rời Việt Nam Cộng Hòa, ông đã có câu nói đi vào lịch sử:

– Muốn thắng được cộng phỉ, phải để cho Việt Nam Cộng Hòa tiêu tùng!

…rải rác, có người Việt Nam cho rằng đây là câu nói “tiên tri”, là người đọc lịch sử, nhìn các sự kiện đã diễn ra, thì chúng ta thấy kết luận Tướng Moshe Dyan cũng không khác kết luận của cụ Ngô Thời Nhậm thuở trước bao nhiêu. Đại ý giống nhau:

– Dân quá ngu, làm sao mà giữ đất được. Để cho bọn giặc dạy họ khôn ra dùm ta.

Giặc Phật Ấn Quang, thông qua hành động chích thuốc cho Quảng Đức bất tỉnh nhân sự rồi dùng xăng Mỹ nướng sống Quảng Đức: DÂN NAM MỒM VẪN CÂM NHƯ HẾN, KHÔNG CÓ MỘT hành động nào tích cực lên án đám cộng phỉ nằm vùng giặc Phật Ấn Quang, mà lại còn a dua theo chúng kết tội chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa.

Rồi cũng chính cái đám dân ngu này hí hửng khi hai ông Diệm, Nhu bị cái đám đâm thuê giết mướn bắn chết.

Mầm móng mất nước của Việt Nam Cộng Hòa đã bắt đầu từ 1963!

Tướng độc nhãn Do Thái Moshe Dayan thăm Việt Nam Cộng Hòa năm 1966.
Tướng độc nhãn Do Thái Moshe Dayan thăm Việt Nam Cộng Hòa năm 1966.

✺✺✺

Ngụy cộng phỉ, sau 45 ( bốn mươi lăm ) năm đã dạy cho dân Nam Kỳ những bài học quý giá!

Lòng dân Nam Kỳ đã sẵn sàng để tiêu diệt ngụy cộng phỉ.

Giành được độc lập kỳ này, dân Nam Kỳ phải sáng suốt, đừng để bọn ma cô hoạt đầu nắm đầu mình mà quay như dế như thời 1960s-1975!

Thái bình nghi nỗ lực,
Vạn cổ thử giang sang.

Ước mơ ngày xưa của Chiêu Minh Vương Thượng Tướng Thái Sư Trần Quang Khải đang một lần nữa trong tầm tay của dân Nam Kỳ.

23/03/2020.

Tướng Tây Sơn Ngô Thời Nhậm luận chữ “Nhân” ( Nhân, Thiên, Địa ) trong cuộc chiến phạt Thanh, Kỷ Dậu 1789

Chữ Nhân — hay lòng dân Việt Nam — trong thời giặc Minh xâm lăng và thời giặc Thanh xâm lăng.

Ôn cố trí tân: chữ Nhân — hay lòng dân Việt Nam hôm nay: giặc cộng đã thật sự đến hồi cáo chung trong lòng người Việt Nam.


 

Tập San SỬ ĐỊA số 9 – 10, “Đặc Khảo Về Quang Trung”, số Đặc Biệt Xuân Mậu Thân, 1968.

Bộ sách được lưu ở — Lê Tùng Châu Library | Tập San Sử Địa

Tướng Ngô Thời Nhậm ( cũng Ngô Thời Nhiệm ).
Tướng Ngô Thời Nhậm ( cũng Ngô Thời Nhiệm ).

Chương “Tôn Sĩ Nghị trúng kế “kiêu địch” của Ngô Thời Nhậm” — trang 134 – 137

Cuộc đại thắng quân Thanh của vua Quang Trung năm Kỷ Dậu ( 1789 ) đã được nói đến nhiều, và ai cũng cho rằng ấy là vì tài dùng binh của Nguyễn Huệ.

Vâng, chính nhờ mưu lược tốc chiến và cách bài binh bố trận của vua, cho nên đã chiến thắng dễ dàng, nhưng chúng ta không nên quên rằng chính Ngô Thời Nhậm khuyên Ngô Văn Sở rút hết quân về núi Tam Điệp, không chống cự, nên Tôn Sĩ Nghị vượt qua ải Nam Quan, xuống Lạng Sơn, đến Lạng Sơn tướng giữ đồn là Phan Khải Đức đầu hàng, rồi kéo đến Kinh Bắc như vào một nơi bỏ ngõ, không một ai cản trở nên Tôn Sĩ Nghị mới coi thường sinh kiêu, tưởng rằng quân Tây Sơn lực lượng không đáng kể, nên không giữ gìn, phòng bị gì cả. Phỏng như quân Tây Sơn đã giao chiến hẳn hòi với quân Thanh từ lúc họ tiến vào đất Việt, khiến Tôn Sĩ Nghị phải gian lao, vất vả mới đến được Thăng Long, ắt Sĩ Nghị phải lo lắng; không dám khinh địch và chiến cuộc có lẽ đã diễn tiến một cách khác.

Nguyên sau khi quân Thanh vào cửa quan, tin cáo cấp đưa về, Ngô Văn Sở liền hợp với các quan để bàn việc chống giữ. Trong cuộc hợp, Chưởng Phủ Nguyễn Văn Dụng thưa:

“Tôi nghe hồi cuối đời Trần, cường binh sang lấn nước ta, Hoàng Phúc, Trương Phụ, Mộc Thạnh, Liễu Thăng đều là những tướng hung tợn của Tàu, vua Lê Thái Tổ khởi nghĩa ở Lam Sơn, thế và sức đều không thể địch lại họ. Nhưng mà hành binh quỉ quyệt, không kiêng những sự quyền mưu, Thái Tổ chỉ khéo mai phục, rồi thừa cơ đánh úp quân giặc. Nhờ vậy, Ngài có ít quân mà đánh được kẻ nhiều quân, vây Vương Thông ở bến Đông Bộ, giết Liễu Thăng ở núi Mã Yên, chiến công rực rỡ, nghìn đời ngợi khen. Nay quân Thanh ở xa đến đây, trèo đèo vượt suối, cực kỳ khó khăn, ta nên dùng cách ‘dĩ dật đãi lao’, các chỗ hiểm yếu đều cho quân đi mai phục, chờ khi họ đến thì đánh, như thế lo gì không được?”

Ngô Thời Nhậm nói:

— “Không được! Ông chỉ biết một mà không biết hai. Việc trong thiên hạ, tình tuy giống nhau mà thế khác nhau thì sự được, hỏng cũng không giống nhau. Xưa kia, khi nước ta bị Minh thuộc, người Minh tàn ngược, cả nước ai cũng muốn đuổi đi. Cho nên vua Lê Thái Tổ chỉ gọi một tiếng, xa gần đều theo, hào kiệt trong nước như mây kéo đến. Mỗi lúc đánh nhau với giặc, người trong nước chỉ sợ quân mình bất lợi, khi nghe tin thắng trận, ai cũng vui mừng. Lòng người như thế cho nên hễ có phục binh núp ở chỗ nào, người ta dấu diếm kín đáo, giặc không biết. Thắng trận là nhờ thế. Ngày nay, những bề tôi nhà Lê đi trốn đâu đâu cũng có, nghe tin quân Thanh sang cứu, họ đều nghểnh cổ ngóng trông. Sĩ dân cả nước chạy đi đón chúng, quân ta mai phục ở đâu, địa thế hiểm trở thế nào, quân số bao nhiêu, giặc nếu không biết, họ sẽ báo cho giặc biết. Nhân kế của mình làm kế của chúng, chúng sẽ vây kín bốn mặt mà bắt. Quân cơ của mình đã bị tiết lộ, tự nhiên mình sẽ mất sự tiện nghi, ấy là mình tự hãm mình vào chỗ chết vậy, còn hòng đánh úp được ai? Binh pháp nói rằng: ‘Khéo mai phục thế nào cũng thắng, lầm mai phục thế nào cũng thua’. Được thua khác nhau, là tại đời xưa đời nay không giống nhau vậy.”

Ngô Văn Sở hỏi:

— Thế thì nên làm sao?

Ngô Thời Nhậm đáp:

— Trong phép dụng binh, có đánh với giữ. Bây giờ quân Thanh sang đây, thanh thế rất lớn. Người trong nước, những kẻ làm nội ứng cho giặc lại còn phao cho thanh thế của chúng to thêm, để làm kinh động lòng người. Quân ta hễ có sai phái người nào, ra khỏi thành liền bị bắt giết. Những người Bắc Hà đã bị làm lính chỉ chực có dịp là trốn. Đem hạng quân ấy đi đánh giặc, không khác gì xua đàn dê đi đánh con cọp, không thua sao được? Còn muốn đóng cửa thành cố giữ thì lòng người đã không vững rồi, cái lo bên trong chắc sẽ xảy ra, dẫu đến Tôn, Ngô sống lại, cũng phải bó tay không thể tính được kế gì. Như vậy lại không khác gì đem con trạch mà bỏ vào giỏ cua vậy. Xin nghĩ cho kỹ mà xem; đánh đã chẳng được, giữ cũng chẳng vững; đánh và giữ đều không phải là thiện sách cả. Bất đắc dĩ chỉ có cách này: sớm truyền cho thủy quân chở các thuyền lương, thuận gió dương buồm, ra thẳng cửa biển, đến núi Biện Sơn mà đóng, và cho bộ quân chỉnh đốn khí giới, mở cờ gióng trống lui về giữ núi Tam Điệp, mặt thủy mặt bộ thông nhau, giữ lấy chỗ hiểm cho vững thế thủ, rồi cho người phi báo Chúa Công.

Ngô Văn Sở nói:

— Chúa Công về Nam, đem cả thành này giao phó cho ta. Giặc đến thì phải quyết chiến, sống thác với thành thì trên không thẹn là kẻ bề tôi giữ đất, dưới không phụ cái chức trách cầm quân. Nếu thấy bóng giặc đã trốn, bỏ thành cho giặc, chẳng những đắc tội với Chúa Công mà người Bắc còn coi ta ra cái gì nữa!

Ngô Thời Nhậm nói:

— Tướng giỏi thời xưa, phải lượng thế giặc mà đánh, phải nắm phần thắng mới đánh. Theo thế lập mưu, giống như đánh cờ vậy, trước có nhịn một nước, sau sẽ hơn người một nước, rồi đem nước sau làm nước trước mới là cờ cao. Nay toàn quân ta trút lui, không bị mất một mũi tên, cho nó ngủ trọ một đêm, rồi lại đuổi đi, cũng như ngọc bích của nước Tấn đem cho nước Ngu, rồi lại về nước Tấn, có mất gì đâu! Nếu có vì thế mà mắc lỗi, tôi dám bộc bạch rõ với Chúa Công, chắc Ngài cũng lượng xét, xin ông đừng nghi ngại.

Ngô Văn Sở theo lời Ngô Thời Nhậm, một sai quân các trấn Kinh Bắc, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Sơn Tây, Hải Dương đến hợp ở Thăng Long, còn trấn Sơn Nam sắp sửa thuyền bè, đợi thủy quân đến sẽ cùng trốn đi. Năm ngày sau, quân các nơi đều đến Thăng Long và Sở ra lệnh rút lui về Tam Điệp, mặt thủy, mặt bộ liên lạc với nhau.

Vì vậy trên đường đến Kinh Bắc, Tôn Sĩ Nghị không gặp một ngăn trở nào, Phan Văn Lân có đem quân toan chống cự, nhưng quân chưa đánh đã tan, còn Ngô Văn Sở cũng phải thu quân tự lùi, trước tình trạng khiếp nhược ấy, Nghị không lo ngại điều gì, nên đã nói:

“…nó ( Nguyễn Huệ ) chỉ như hạng chó dê, chỉ sai một người dùng thừng buộc cổ lôi về, chẳng khó khăn gì. Đợi khi đến La Thành, chỉ nhổ nước bọt xoa tay là làm xong việc”.

Đối với quan nhà Lê đến xin Nghị sớm xuất quân đánh Tây Sơn, Nghị nói:

“Việc gì mà phải lật đật như thế?… Chẳng qua cũng như lấy của trong túi, lấy sớm thì được sớm, lấy muộn thì được muộn… Giặc gầy thì ta béo, để tự nó đến nạp thịt…”


 

Một giai thoại về Ngô Thời Nhậm:

Lúc Ngô Thời Nhậm đang làm quan, Đặng Trần Thường, cũng là một bậc nho sinh tài giỏi, đến xin một chân thư lại. Thấy thái độ của Đặng Trần Thường quá khúm núm, ông nổi giận nói chuyện không được lịch sự lắm…

Đặng Trần Thường tủi thân, bỏ Bắc vào Nam tìm nhà Nguyễn. Sang đèo Ngang, ông vừa đói, vừa khát, làm bài thơ than thân vô cùng thảm não.

Tây Sơn bại. Ngô Thời Nhậm được giao cho Đặng Trần Thường xử. Nhớ nhục xưa, ông vênh váo:

— Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai!

Ngô Thời Nhậm kiêu bạt:

— Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế!

Đặng Trần Thường uất càng thêm phẩn, hành hạ Ngô Thời Nhậm đến chết.

Sau đó, chốn quan trường, Đặng Trần Thường cũng bị người khác hại tiêu vong.

Ở đời muôn sự của chung
Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi.

— Phan Bội Châu

Ôm mộng công hầu, khanh tướng thì không thể là anh hùng được.

Sinh tiền, Quang Trung Hoàng Đế có nói: “Ngòi bút của Ngô Thời Nhậm có sức mạnh của mấy đạo quân!”

19/02/2017.

Về quân số của Tôn Sĩ Nghị ( Sun Shiyi ) toàn quyền Quảng Đông Quảng Tây trong cuộc xâm lăng Đại Việt 1788

Cái con số 20 ( hai mươi ) hay 29 ( hai mươi chín ) vạn quân của Tôn Sĩ Nghị khiến nhiều người sợ… Lần đầu tiên tôi chú ý đến sự phản đối hai con số này là của ông Nguyễn Gia Kiểng trong…. “Tổ Quốc Ăn Năn”!!

Dù thích hay không thích giả thuyết của ông ta, tôi cũng phải công nhận giả thuyết của ông dựa trên lý luận hợp lý: tỷ lệ dân số.

— Đó là về phương diện logic, nhưng thật sự ông cũng không đưa ra được con số chính xác về con số của Tàu-Thanh lúc đó. Nên dù có sức thuyết phục trên phương diện lý thuyết, giả thuyết của ông của chỉ là giả thuyết mang tính chất mô phạm: vẫn không chứng minh được triệt để ( ý tôi muốn nói “an unsubstantiated hypothesis”. )

Một điểm nữa về giả thuyết của ông Nguyễn Gia Kiểng: ông không chuyên nghiên cứu về lịch sử. Nên ít nhiều điều này cũng khiến cho giả thuyết của ông thiếu tính thuyết phục.

( Có thể là có những người khác cũng đưa ra giả thuyết này nhưng tôi không được biết. )

*
* *

George Dutton ( đại học Hạ Uy Di, Hoa Kỳ ), viết luận án tiến sỹ về Tây Sơn. Tham khảo thiên kinh vạn quyển, có những người tác giả người Việt, mà có thể những người Việt Nam ở tuổi 30-40 chưa chắc đã biết… v.v…

George Dutton đã không bài bác con số hai trăm ngàn quân — vâng 200,000 — xâm lăng của Tôn Sĩ Nghị. Trích đoạn trang 48:

…Tôn Sĩ Nghị, the ambitious Qing governor for the southern Chinese provinces of Guangdong and Quangxi convinced him that the invasion would be a simple matter. In late October 1788, a Chinese army, numbering perhaps as many as two hundered thousand crossed into northern Đại Việt, entered Thăng Long without encountering any resistance, and placed the Lê ruler back on his throne.

…Tôn Sỹ Nghị, toàn quyền đầy tham vọng của Quảng Đông Quảng Tây đã thuyết phục vua Thanh cuộc xâm lăng là một chuyện dễ dàng. Vào khoảng cuối Tháng Mười 1788, một đạo quân xâm lăng của Tàu-Thanh, quân số có lẽ đến hai trăm ngàn quân, đã tiến chiếm biên cương phía Bắc của Đại Việt, vào Thăng Long mà không gặp một sức kháng cự nào, và đã đưa Lê Chiêu Thống lên lại ngôi vua.

( Trang 49, George Dutton cũng không bác bỏ sử tích Hoàng Đế Quang Trung gửi người thế mình sang triều Thanh. Và ông ta cũng viết, trong suốt khoảng thời gian sứ bộ Đại Việt ở triều Thanh, hai bên đã đối xử với nhau rất đàng hoàng. )

*
* *

Các cố đạo Tây Phương thời đó, đã diễn tả việc hưng binh phạt Mãn Thanh của Quang Trung Hoàng Đế bằng câu “Tận Xuất Vi Binh” — xem “Tận Xuất Vi Binh”: “Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

— Vậy chúng ta thử hỏi, nếu chỉ có vài ngàn tên giặc Mãn, tại sao lại phải “tận xuất vi binh”?

04/02/2017

“Tận Xuất Vi Binh”: “Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

Tem Vua Quang Trung
Tem Vua Quang Trung

“Tận xuất vi binh” hay “Vắt toàn lực để hưng binh”.

Đây là giải pháp mang tính chất tình hình của Hoàng Đế Quang Trung trong giai đoạn chuẩn bị đánh giặc Mãn Thanh xâm lăng.

Giải pháp rất này rất sắt máu và cũng rất bạo tàn: nam phụ lão ấu, người nào còn nhúch nhích được đều bị bắt để phục vụ cho chiến tranh chống Mãn.

Họ được huy động đi đấp đường, tải lương, cắt cỏ cho ngựa cho voi v.v… nói chung những công việc nặng nhọc và dĩ nhiên là không công.

…và dĩ nhiên là có tử vong…

Nhân chứng đương thời kết tội ông tàn bạo. Hậu sinh, có kẻ cũng kết tội ông tàn bạo, và đã phóng bút hàm hồ hơn là kết luận dân Việt Nam là dân tộc hiếu chiến!

Sử gia cũng chép, trong đạo quân phạt Mãn của Tây Sơn, có những người lính tuổi chỉ mới 12 – 13 ( mười hai mười ba ) — và họ đã kết tội ông vô nhân.

“Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!” — đó là triết lý sinh tồn của Tổ Tiên dòng Lạc Việt đã để lại cho con cháu.

Cho nên sự khắc nghiệt nếu có phần bạo tàn của Tây Sơn trong “tận xuất vi binh” để phạt Mãn — xét cho cùng, cũng không bạo tàn hơn suy nghĩ của Tổ Tiên là mấy.

— RỢ MÃN MÀ CHIẾN ĐƯỢC VIỆT NAM, CHÚNG SẼ THA AI VÀ GIẾT AI?

Trước sau gì cũng bị có thể bị chết. Nếu chết để cho bà con dòng họ của mình có cơ may được sống thì cũng đáng chết lắm. Còn đứng yên chết chùm, thì thảm quá.

Theo cụ kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, thì người trong hình là cụ Phạm Công Trị, một quan Tây Sơn, đã cải trang thành Quang Trung Hoàng Đế sang thăm vua Càn Long, Long cho người vẽ tranh tặng. Và hình của Quang Trung Hoàng Đế trong tờ 200 đồng của Việt Nam Cộng Hòa được phỏng theo bức tranh đó.
Theo cụ kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, thì người trong hình là cụ Phạm Công Trị, một quan Tây Sơn, đã cải trang thành Quang Trung Hoàng Đế sang thăm vua Càn Long, Long cho người vẽ tranh tặng. Và hình của Quang Trung Hoàng Đế trong tờ 200 đồng của Việt Nam Cộng Hòa được phỏng theo bức tranh đó.

*
* *

Lịch sử Tây Sơn là lịch sử máu đổ xương rơi — dù là xương thịt ngoại xâm hay xương thịt của người Việt đối lập với Tây Sơn.

— Đó là lịch sử, chúng ta không thể cãi được.

Nhưng xét lại lịch sử, đó chính là “thế thì phải thế” như lời của viên tướng Tây Sơn toàn tài Ngô Thời Nhiệm. Biết làm sao được?

Nhưng với Hoàng Đế Quang Trung, bạo lực và chiến tranh chỉ là phương tiện giai đoạn. Thời bình ngắn ngủi của ông, những việc làm của ông cũng chứng minh được ông nghiêng về pháp trị.

Ông đã trọng dụng những người mà ông cho là có tài hơn ông — thí dụ điển hình nhất là trường hợp của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Hoàng Đế Quang Trung đã năm lần bảy lược mời ông ra giúp nước.

Hoàng Đế Quang Trung cũng đã chém đầu những đại thần của Triều Lê. Nhưng không phải bắt được là chém. Những vị đại thần này nhất định trung thành với nhà Lê. Thả các vị ra, là các vị chiêu quân mãi mã chống lại Tây Sơn. Đánh hoài, dân tình chịu sao nỗi.

— Điển hình cho trường hợp này là Đại Thần Nguyễn Đình Giản dưới triều Lê Chiêu Thống. Chiêu hàng hơn một năm, ông nhất định chọn cái chết. Chém ông rồi, người đến xem ai cũng đổ lệ, và ĐÃ ĐỐT NHAN KHẤN VÁI HUƠNG HỒN ÔNG TRƯỚC KHI RA VỀ.

Cho dân bài tỏ tình cảm công khai với kẻ “phản nghịch” nếu không phải tính nhân bản của Triều Tây Sơn thì là cái gì?

Dân tộc Việt Nam quả thật bất hạnh. Nếu Hoàng Đế Quang Trung đừng đoản mệnh, trị nước thêm vài chục năm nữa, chắc tình hình Việt Nam đã khác hẳn.

Ông là người phóng khoáng trong suy nghĩ, mang nặng tinh thần cải cách.

*
* *

Đánh cho để dài tóc,
Đánh cho để đen răng,
Đánh cho nó chích luân bất phản,
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn,
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.

Tức là:

Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó ngựa xe tan tác
Đánh cho nó manh giáp chẳng còn
Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng có chủ

Có kẻ tiến sỹ cho rằng, bài hịch này “Không thấy khí tượng của người Anh hùng” hay không phải là khẩu khí của bậc quân vương!

— Xem Chữ viết trong bài “Hịch ra trận” của Quang Trung tại gò Đống Đa: Không thấy khí tượng của người Anh hùng

“Hịch Tướng Sỹ” của Đức Hưng Đạo Vương viết cho các vương tử, vương tôn đang mơ ngủ của Nhà Trần tỉnh giấc. Họ là thành phần có học.

“Cáo Bình Ngô” của Cụ Ức Trai Nguyễn Trãi viết là để xiển dương cái khí chất “văn hiến chi bang” của người Đại Việt, nên dĩ nhiên đó là một cáo văn có một không hai.

Hoàng Đế Quang Trung chú trọng chữ Nôm, có lẽ tinh thần này thể hiện trong bài hịch của ông chăng? “Nam quốc sơn hà Nam Đế cư” của gần tám trăm ( 800 ) năm trước cũng là tinh thần “phải có độc lập mới giữ được những tập tục của mình”?

Binh sỹ Tây Sơn là những thành phần giang hồ tứ chiếng, nông dân v.v… nên có lẽ họ sẽ hiểu ngôn ngữ bình dân dễ dàng hơn: “đánh chết mẹ tụi nó hết!”

— Nên bài hịch của ông, ông viết cho binh sỹ của mình!

Thời nay, có mấy kẻ dám nói và dám hành động: “Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”?

Vậy nếu đó không phải là khẩu khí của bậc Vương thì là của ai?

28/01/2017

Nữ Tướng Champa trong Khởi Nghĩa Tây Sơn…

Tên của bà là Bà Chúa Thị Hỏa. Bà là người gốc Champa, nhưng có liên hệ với người Thượng Sơn Cước (*) vùng, Thạch Thành, Phú Yên.

— Tương truyền, cụ Nguyễn Văn Lữ, thuở trai trẻ, theo Đạo Bani của người Champa. Nên ông có những mối giao tiếp mật thiết với người Champa. Bà Chúa, liên kết với cụ Nguyễn Văn Nhạc cũng qua mối giao tiếp này.

(
Yếu tố lớn nhất khiến cụ Nguyễn Văn Nhạc tụ được nhân quần lúc bấy giờ là vì do Triều Nguyễn đã quá mục rã, ông Trương Phúc Loan thâu tóm quyền lực, thâu tóm nguồn tiền bạc của một vùng — bây giờ là Trung Phần Việt Nam — rộng lớn.

Trương Phúc Loan đè đầu cưỡi cổ người Việt, người Sơn Cước, người Champa, người Minh Hương và trấn lột cả người Pháp.
)

Chiến thắng quân sự đầu tiên và lớn nhất của cụ Nguyễn Văn Nhạc là chiếm tỉnh Phú Yên. Ông đạt được thắng lợi này là nhờ vào lực lượng của Bà Chúa Thị Hỏa.

Bà đã được giao cai quản một vùng đất rộng lớn sau chiến thắng Phú Yên. Có nghĩa là Bà Chúa ngang hàng với tướng phái nam khác.

Cùng thời với Bà Chúa còn có ông Châu Văn Tiếp: hai vị đã từng hợp lực hành quân.

Năm 1774, Chúa Nguyễn sai tướng Tống Phúc Hiệp ( cũng Tống Phúc Hợp ), quân Tây Sơn túng thế đã lui về Phú Yên. Năm 1775, tướng quân Tống Phúc Hợp đã vượt đèo Tam Độc đánh thẳng vào căn cứ Thạch Thành của Bà Chúa Thị Hỏa.

Quân yếu, Bà Chúa Thị Hỏa đã hy sinh trong trận này.

Quân Tây Sơn phải lui về trú ở đèo Cù Mông.

Theo Tạ Chí Đại Trường, Lịch Sử Nội Chiến Ở Việt Nam, Nhà xuất bản Văn Sử Học, 1973, Sài Gòn, Nam Việt Nam.

Các sử gia Việt Nam đã không công tâm. Tướng Châu Văn Tiếp được nhắc đến trong nhiều sách: vị tướng cùng thời, nếu so về vai vế có lẽ thấp cấp hơn Bà Chúa Thị Hỏa.

Có bao nhiêu người Việt Nam biết về Bà Chúa?

Sử Việt có nhiều bất công: Huyền Trân Công Chúa được ca ngơi. Thiên Tư Công Chúa, vật tế thần cho Thoát Hoan hoãn binh bị quên lãng…

08/03/2019.